Bệnh mạch vành điều trị như thế nào

maizomaizo

Thành viên
Tham gia
24/3/2021
Bài viết
8
Để biết bệnh mạch vành có nguy hiểm đến tính mạng không trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh mạch vành là gì và nguyên nhân gây nên bệnh mạch vành


Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng tích tụ các mảng bám lên các thành mạch theo thời gian. Tùy vào tuổi tác và hàm lượng cholesterol xấu có trong máu nhiều hay ít mà tốc độ bám gây hẹp hoặc tắt nghẽn mạch ngày càng nhanh. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi, nay trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian gọi là chứng xơ vữa động mạch.
benh-mach-vanh-co-nguy-hiem-khong-min-650x460.jpg
Khi bệnh mạch vành tiến triển, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, gây tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.

Người mắc bệnh mạch vành hệ tim mạch hoạt động chậm, nguồn máu chuyển đến các tế bào không đủ gây tình trạng teo cơ hoặc nặng hơn có thể tắt cấp tính gây hoại tử. Với một số bệnh nhân bị hẹp động mạch vành sẽ gây áp lực lên toàn hệ thống mạch máu là xuất hiện bệnh cao huyết áp

Bên cạnh đó, với diễn tiến nặng dần theo thời gian, bệnh mạch vành khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Chính vì vậy, sự hiểu biết đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành
Theo khái niệm về bệnh mạch vành như trên thì mỗi người chúng ta càng già thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao do

Trong suốt quá trình sống của chúng ta, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây ra bệnh mạch vành. Qua thời gian các hệ thống mạch máu ít nhiều sẽ bị những cholesterol xấu bán lên thành mạch

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rõ có 2 loại yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành như sau:

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

• Tuổi (nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi): Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành: đó là do sự tích tụ các mảng bám theo thời gian

• Giới tính: Thông thường thì nam là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ trong các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, nữ giới sau mãn kinh lại có nguy cơ bệnh động mạch vành cao hơn;

• Tiền sử gia đình: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ cao hơn đối với người có bố mẹ, ông bà hay anh chị mắc các tai biến về tim mạch ở độ tuổi dưới 55 với nam và dưới 65 với nữ;

• Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành dễ dàng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,...

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

• Lối sống ít vận động: Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không luyện tập thể dục đều đặn, ít di chuyển, sẽ có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan;

• Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng,...;

• Nghiện rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cục bộ cơ tim và làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực. Cồn có trong rượu bia sẽ làm xơ vữa các động mạch

Phòng và Điều trị bệnh động mạch vành

Câu hỏi đặt ra là bệnh mạch vành có phòng ngừa được không? Theo tôi thì câu trả lời là có

Chí ít chúng ta cũng biết được nguyên nhân là do những mảng bám hình thành từ những cholesterol xấu, mà những cholesterol này có trong máu hàm lượng cao là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng tạo ra. Chỉ cần chúng ta ăn uống khoa học cân bằng dưỡng chất hạn chế để cholesterol trong máu tăng cao cũng giúp chậm quá trình tích tụ theo thời gian.

Thường xuyên sử dụng các loại rau củ có tác dụng bền thành mạch, tăng độ đàn hồi của thành mạch

Kết hợp những phương thuốc dân gian có tác dụng thanh lọc mạch máu định kỳ giúp cân bằng và đảm bảo các chỉ số tối ưu giúp máu lưu thông tốt


Điều trị bệnh mạch vành

Trong trường hợp chúng ta có dấu hiệu bệnh mạch vành cần phải tiến hành điều trị kết hợp như sau

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi những thói quen không tốt và xây dựng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp nhận thấy việc thay đổi lối sống là không đủ để điều trị bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tiên lượng bệnh nhân. Thông thường các loại thuốc chỉ có tác dụng điều chỉnh các chỉ số mỡ máu giúp máu lưu thông tốt hơn chứ khó đánh tan được các mảng đã bám trên thành mạch

Phẫu thuật đặt stent và các thủ thuật khác: Những thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh động mạch vành, có thể kể đến như: nong mạch bằng bóng, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tất cả các thủ thuật này đều có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim, tuy nhiên không chữa được hoàn toàn bệnh mạch vành. Bản thân bệnh nhân vẫn cần phải tự thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa những nguy cơ của bệnh mạch vành.

Sử dụng chất sinh mạch:

Đây là công nghệ mới và chưa được nhiều nơi thực hiện. Phương pháp này áp dụng các tính chất liên quan đến tế bào gốc và các vật liệu di truyền khác. Chất sinh mạch được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đưa trực tiếp vào mô tim đang bị tổn thương;

Tóm lại bệnh mạch vành hoàn toàn là do thói quen sinh hoạt và ăn uống chúng ta góp phần lớn mà ra. Do vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy chú ý hơn về lối sống sinh hoạt ăn uống. Đặc biệt với những người ngoài 30 trở đi, cơ thể chuyển hóa năng lượng kém và bước vào giai đoạn lão hóa. Nếu chúng ta càng nạp nhiều thực phẩm không tốt và lười vận động sẽ góp phần tăng tốc nguy cơ bệnh mạch vành. Hãy hành động đường để quá muộn phải điều trị​
 
Bệnh mạch vành là bệnh của các động mạch nuôi tim, còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy động mạch vành hay còn gọi là suy mạch vành. Đây là loại bệnh tim mạch khá thường gặp ở các nước phát triển, có xu hướng gia tăng mạnh ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
 
Điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau đây:

Biện pháp cơ học (ví dụ, dụng cụ hoặc tất áp lực, bộ lọc tĩnh mạch)

Điều trị bằng thuốc (bao gồm heparin không phân đoạn liều thấp, heparin trọng lượng phân tử thấp, warfarin ( coumadine 2mg, coumadine 5mg), fondaparinux, thuốc chống đông máu thế hệ mới)

Sự lựa chọn phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của bệnh nhân, loại phẫu thuật (nếu có), thời gian dự kiến điều trị dự phòng, chống chỉ định, tác dụng phụ, chi phí liên quan, dễ sử dụng và thực hành tại địa phương.
AVvXsEgMYlBdhSfFFPZvsVGW9AROCdMP4JEAowSSMpCttn9m0U7w9V7Ljb3-C-rRzi9yZmY4StkFjRH55M_Ie26gWIoVuZUDD2PyYDsDlXs7_DVecUQM3LYOIdUGURJll46BMuJglCdKfCwjRIqr4kd8LPyrgfVPzTfniYG1YslS9wNmXiAxdLjE22-Yd0lm3w=s320
Biện pháp cơ học để dự phòng huyết khối tĩnh mạch
Sau phẫu thuật, nâng chân và tránh tình trạng bất động kéo dài, đặt chân ở vị trí tránh gây cản trở tĩnh mạch, có thể giúp ích.
Lợi ích của các loại tát áp lực còn nghi ngờ ngoại trừ bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ thấp và bệnh nhân được điều trị bệnh viện do lực chọn. Tuy nhiên, kết hợp tất với các biện pháp phòng ngừa khác có thể được bảo vệ nhiều hơn bất kỳ cách tiếp cận đơn độc nào.
Nén khí không liên tục (IPC) sử dụng bơm để thổi phồng bóng bằng nhựa rỗng, cung cấp áp lực bên ngoài vùng thấp chi dưới và đôi khi đùi. IPC có thể được sử dụng thay thế hoặc kết hợp với thuốc chống đông sau khi phẫu thuật. IPC được khuyến cáo cho những bệnh nhân trải qua phẫu thuật có nguy cơ bị chảy máu cao, những người chống chỉ định sử dụng thuốc chống đông. IPC có thể hiệu quả hơn để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch đoạn bắp chân hơn vùng tĩnh mạch gần. IPC là chống chỉ định ở một số bệnh nhân béo phì người không thể áp dụng các thiết bị đúng cách.
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ huyết khối và chảy máu cao (ví dụ sau khi chấn thương nặng) nên dùng IPC cho tới khi có nguy cơ chảy máu thấp và thuốc chống đông máu được sử dụng. Sử dụng bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới nên tránh trừ khi huyết khối tĩnh mạch đã được xác nhận và bệnh nhân có nguy cơ cao
 
Giới thiệu dòng chống đông xarelto
Xarelto thuộc nhóm thuốc tim mạch chủ về chống huyết khối. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một yếu tố đông máu và do đó làm giảm xu hướng hình thành cục máu đông của máu.

Xarelto chứa hoạt chất rivaroxaban và được sử dụng ở người lớn để

• ngăn ngừa máu đông trong tĩnh mạch sau khi phẫu thuật thay khớp háng hoặc đầu gối. Bác sĩ đã kê đơn thuốc này cho bạn vì sau khi phẫu thuật, bạn có nhiều nguy cơ bị đông máu.
Xarelto 10mg.jpg

• điều trị các cục máu đông trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và trong các mạch máu của phổi (thuyên tắc phổi), và để ngăn ngừa cục máu đông tái xuất hiện trong các mạch máu ở chân và / hoặc phổi của bạn.

Xarelto được chỉ định để phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật theo chương trình thay thế khớp háng hoặc khớp gối.
 
×
Quay lại
Top