Bài tập Pháp luật đại cương

mouse243

Thành viên
Tham gia
11/10/2015
Bài viết
1
Mọi người cho em hỏi:
1: trong bài tập chia thừa kế, nếu A và B là 2 vợ chồng. C, D là con của họ. C kết hôn với H và đẻ ra người con là E. C chết trước A. Vậy khi A chết để tính 1 suất thừa kế thì có tính phần của C không ạ?? tại theo điều 667 thì cha chết, phần di sản cha được nhận sẽ do con thế vị
2: A và B là 2 vợ chồng hợp pháp, họ có 3 đứa con gái, có tài sản chung. Vì muốn có con trai nối dõi A đã sống như vợ chồng với C, A với C có 1 đứa con trai, có cả tài sản chung. Vậy khi A chết, khi tính di sản A để lại có tính phần tài sản chung giữa A và C không ạ?? Nếu có thì nó được chia đôi hay gì ạ??
3: khi kết luận chỉ tính phần tiền họ nhận được từ người chết hay tính cả tiền đó với tiền họ đương nhiên có (ví dụ như tiền từ chồng/vợ và tiền chia đôi từ tài sản chung của họ)
Giải đáp giúp em với ạ.
CẢm ơn mọi người!
 
#1 bạn vừa hỏi vừa trl luôn ak. Theo điều 677 thì E đc hưởng phần thừa kế của C.
#2 tính cả phần chung với C nhé. Bạn thử nghĩ giống như A và C chung vốn thì khi A chết có chia đôi tài sản k?
#3 kết luận thì tính cộng phần đc thừa kế với phần tài sản của người đó có nhé
 
×
Quay lại
Top