Bài học đầu đời ám ảnh của sinh viên y khoa

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Áp lực từ ngày đầu tiên, có sinh viên quá hoảng sợ đã ngã lăn đùng trong phòng phẫu thuật xác, học viên trực cấp cứu chứng kiến những ca tai nạn máu lênh láng đã gục ngã giữa phòng.

Bài học đầu đời của sinh viên ngành Y

Bất kỳ sinh viên y khoa nào cũng bắt đầu bằng một lịch trình dày đặc: sáng học lý thuyết, chiều thực hành, tối đi trực. Có thể nói, sinh viên ngành Y tiếp xúc, trải nghiệm sớm nhất so với các trường khác. 6 năm học ở trường y cường độ học tập và sự trải nghiệm phải bằng 18 năm các sinh viên học ở trường khác.

Áp lực đối với họ bắt đầu từ ngày đầu tiên, có sinh viên quá hoảng sợ nên đã ngã lăn đùng trong phòng phẫu thuật xác, trường hợp học viên trực cấp cứu chứng kiến những ca tai nạn máu lênh láng… gục ngã giữa phòng không phải ít.

641076-121030hdsinhvieny01-894c2.jpg

Chứng kiến sức làm việc của các thầy, các học viên “phục sát đất”.

Bản thân sinh viên y khoa từ ngày đầu tiên ấy phải tự mình vượt qua nỗi sợ hãi khi chứng kiến một người vỡ sọ não lòi ra ngoài, chính sinh viên ấy phải dùng tay mình ép não vào trong sọ của bệnh nhân.

Không phải sinh viên nào cũng vượt qua được thử thách trong công việc, vì thế chuyện họ ngất xỉu không có gì đáng ngạc nhiên… Nhưng rồi, bản thân người sinh viên ấy vẫn phải gượng đứng dậy, vì họ hiểu trước mặt không phải là thân xác của con người bình thường mà là một người bệnh cần cứu giúp.

Những ngày đầu tiên đi trực mệt nhoài, bởi đó thực sự là làm việc và cũng là cơ hội học hỏi để tích lũy kinh nghiệm. Sinh viên học y phải tiếp xúc với ca nặng, ca khó ngay từ ngày trực đầu tiên. Là cơ hội, nhưng đó đồng thời cũng là thử thách vô cùng lớn với họ.

Đằng sau những vấn đề bệnh tật của người bệnh, bác sĩ trẻ phải đối mặt với rất nhiều tình huống không có trong bài giảng của các thầy: người bệnh đau đớn la hét, thậm chí chửi mắng bác sĩ, không ít trường hợp người nhà bệnh nhân “nổi khùng” xông vào đánh bác sĩ.

Vậy nên ngoài việc trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, những bác sĩ trẻ (sinh viên ngành Y) còn phải có tâm lý tốt để kiểm soát được mọi tình huống ở bệnh viện nơi mình làm việc.

Tâm tư của bác sĩ thực tập

Một ngày trực cấp cứu, chứng kiến 5 cái chết với những cảnh đời khác nhau, cái mà ai cũng có thể hình thấy đó là việc cha mất con, vợ mất chồng, chồng mất vợ… Nước mắt không thể nói hết nỗi đau khi sự mất mát không gì có thể bù đắp được.

641076-121030hdsinhvieny02-894c2.jpg

Ngay từ ngày đi trực đầu tiên, sinh viên y khoa đã phải đối mặt với những ca khó.

Bác sĩ cũng là người, biết bệnh nhân nguy cấp đang dần đến với cái chết mà không cứu nổi… trong lòng cũng đau xót lắm. Nhưng đó là tình huống “bất khả kháng” mọi cố gắng đều không đem lại kết quả tốt đẹp. Khi chứng kiến những cảnh đau lòng này không ít học viên bị sốc.

Có lẽ, chỉ với ngành y mới có quy định ngặt nghèo về thời gian làm việc với một ca trực kéo dài 24 tiếng đồng hồ, tiếp xúc với hàng trăm lượt bệnh nhân giải quyết nhiều tình huống khác nhau của người bệnh.

Để làm việc và sống được bằng nghề nghiệp của mình, bác sĩ phải có đủ 3 điều kiện: sức khỏe tốt, đam mê nghề nghiệp và sống có kỷ luật, biết chịu trách nhiệm với công việc.

Trung bình mỗi ngày các bác sĩ ngoại khoa phải đứng mổ từ 7h30 sáng đến 22 -23h, vì thế dù yêu nghề đến mấy nếu không có sức khỏe ngã lăn bên bàn mổ thì không thể làm việc. Còn nếu không có niềm đam mê với nghề nghiệp, bác sĩ chắc chắn không thể vượt qua những căng thẳng lớn khi bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ, dẫn tới sự suy sụp và bỏ nghề.

Để làm việc ở một môi trường căng thẳng với đầy rẫy biến cố, đòi hỏi người bác sĩ phải biết chịu trách nhiệm với công việc. Nhiều trường hợp bác sĩ đã hết ca trực, nhưng bệnh nhân do mình phụ trách có “biến cố” thì dù đã rời khỏi nơi làm việc, họ vẫn phải quay trở lại.

Thời gian đi thực tập tại những bệnh viện lớn, chứng kiến sức làm việc “khủng khiếp” của các thầy, các học viên đều lắc đầu bái phục. Học viên Phạm Văn T. chia sẻ: “Sự thật cho tôi thấy rằng, để trở thành một bác sĩ giỏi, yêu nghề như các thầy, thì từng ngày từng giờ những sinh viên chúng tôi phải không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng và tôi luyện trí tuệ của mình… Vẫn biết y đức là cao quý, nhưng không biết bản thân tôi có vượt qua những áp lực… đó không nữa?".

Theo Kenh14
 
6 năm học ở trường Y, chậc, thế trường có dạy Đức ko?
 
ẹc, hồi nhỏ cũng ước mơ làm bác sĩ, nhưng mà sợ nhìn thấy máu của người khác :-s
 
6 năm học ở trường Y, chậc, thế trường có dạy Đức ko?

bạn à, trường Y "không dạy" đức đâu, thế nên tốt nhất đừng có đến bệnh viện

à, thế trường bạn có dạy đức không hay ngành nghề bạn "cũng" ko cần đức như trường y
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
bạn à, trường Y "không dạy" đức đâu, thế nên tốt nhất đừng có đến bệnh viện

à, thế trường bạn có dạy đức không hay ngành nghề bạn "cũng" ko cần đức như trường y
bạn nói đúng, nhưng ngành y theo mình cần có tình người 1 chút, cái ấy gọi là tâm của thầy thuốc, mình đã từng chứng kiến cảnh sv y của trường nguyễn tất thành đi thực tập ở bệnh viện máu huyết học sài gòn, nhìn bọn nó nói chuyện và cách chuyền nước cho người xứng cha xứng chú mà cứ muốn đấm vào mặt.
có 1 lần mình ngồi gi.ường kế bên trông nôm ông cậu, cô gi.ường bên bảo nhỏ y tá kia là " cháu ơi, bình nước biển của cô hết rồi, ko tháo vênh máu chảy ngược lên cô đau quá" ấy vậy mà 2 3 con y tá đi thực tập nhảy ra la lối bảo bọn tui có mù đâu mà ko thấy.... đó chỉ là 1 mẫu nhỏ mà thôi.
còn bệnh viện cũng có phân biệt, nhà thuốc cưa làm 2 phần, 1 bên là của người có bảo hiểm bên kia là ng ko có bảo hiểm.
hy vọng sv học ngành y hãy nhớ đã chọn nghề dính liếu đến máu mũ, đến mạng người thì có chút thương tình.
 

bạn nói đúng, nhưng ngành y theo mình cần có tình người 1 chút, cái ấy gọi là tâm của thầy thuốc, mình đã từng chứng kiến cảnh sv y của trường nguyễn tất thành đi thực tập ở bệnh viện máu huyết học sài gòn, nhìn bọn nó nói chuyện và cách chuyền nước cho người xứng cha xứng chú mà cứ muốn đấm vào mặt.
có 1 lần mình ngồi gi.ường kế bên trông nôm ông cậu, cô gi.ường bên bảo nhỏ y tá kia là " cháu ơi, bình nước biển của cô hết rồi, ko tháo vênh máu chảy ngược lên cô đau quá" ấy vậy mà 2 3 con y tá đi thực tập nhảy ra la lối bảo bọn tui có mù đâu mà ko thấy.... đó chỉ là 1 mẫu nhỏ mà thôi.
còn bệnh viện cũng có phân biệt, nhà thuốc cưa làm 2 phần, 1 bên là của người có bảo hiểm bên kia là ng ko có bảo hiểm.
hy vọng sv học ngành y hãy nhớ đã chọn nghề dính liếu đến máu mũ, đến mạng người thì có chút thương tình.

mình chẳng rõ các trường khác như thế nào, mình cũng không biết sinh viên khác như thế nào
ngay trong lớp cũng không phải ai cũng như ai
nơi đâu cũng có kẻ tốt người xấu, ngành nghề nào cũng có người tâm huyết kẻ hững hờ

mình chỉ phản đối cách nói vơ đũa cả nắm
các bạn cứ học đi học hoặc thử đi thực tập với bọn mình vài buổi đi

nếu mọi người mới chỉ nhìn đc một phần, hay chỉ có cái nhìn phiến diện thì xin đừng nhận xét

và riêng Res dust, nếu mình không nhầm còn đang là học sinh cấp 3, không rõ câu hỏi đó có ý gì, mình chỉ hiểu theo hướng hơi tiêu cực

mình học Y, rất tự hào về trường mình và ngành mình, hơi nhạy cảm quá với những thứ liên quan tới ngành Y

mình không hiểu vì sao mọi người khá là thích "ném đá" bác sĩ, bệnh viện
có rất nhiều điều chỉ khi học, khi nghe các thầy giảng dạy và nói thêm, mình mới có thể hiểu đc về chính cái nghề mình đã chọn
nhiều thứ những người "ngoại đạo" không thể hiểu rõ
cũng có nhiều cái khổ chẳng ai thấu cho

bác sĩ cũng là người, cũng có thể có lúc bực bội, khó chịu, có khi giận cá chém thớt thật, nhất là với cường độ làm việc của một số khoa

ai thấy cho hết những thứ sau đó, ai chắc những nghề khác không vậy

mình không rõ lắm về nhiều người vào viện ra sao, có lẽ mình và mẹ mình may mắn chăng, đi viện khám đều không hề thấy sự thiếu tôn trọng bệnh nhân của bác sĩ, cũng ko thấy sự phân biệt giữa bảo hiểm và thường. mình thấy bảo hiểm có nhiều thủ tục hơn nhưng ko quá rắc rối (có chăng là chính người bệnh đã không hiểu rõ thủ tục để làm nhanh), nhưng thiết nghĩ điều đó cũng đúng thôi, vấn đề liên quan đến tiền bạc mà.

mình xin đưa ra 2 ví dụ mà mẹ mình kể lại khi đi viện:
1. một lần đưa bà mình đi khám, vì kiểm tra thì không thấy vấn đề gì nghiêm trọng nhưng mẹ mình vẫn rất lo nên đã đút tiền để đc kiểm tra kĩ hơn, nhưng bác sĩ lại cười rồi đưa trả: nếu cứ có tiền mà tìm ra bệnh thì đã không nhiều người phải khổ như thế
mẹ mình hay đùa mình là: không biết bác sĩ chê ít hay thương tình...
2. mẹ mình đưa bác tới khám ở Bạch Mai, bác mình bị thấp khớp nên khó đi lại. mẹ mình nhờ bác sĩ hay điều dưỡng đỡ dùm nhưng họ từ chối, chỉ chỉ đường nhanh tới khoa. khi đó mẹ mình cũng rất bức xúc. nhưng một ngày trong đó, chính mẹ mình cũng phải công nhận rằng, số lượng bệnh nhân như thế, nếu bệnh nhân nào cũng đỡ thì bác sĩ thật ko thể đủ sức, công bằng thì không đỡ ai.


à, bạn cho mình biết chính xác trường Nguyễn Tất Thành nào nhé, mình có tìm hiểu nhưng không thấy trường nào đào tạo bác sĩ bạn ạ ^^!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
6 năm học ở trường Y, chậc, thế trường có dạy Đức ko?

Thế bạn có biết đánh vần chữ "đức" như thế nào không?
Xin bạn chứ không biết thì cũng đừng phán xét, vơ đũa cả nắm như thế. Trong ngành này, không thiếu những bác sĩ tận tâm với nghề, hết lòng vì sự sống người bệnh đâu.
Mà nói thật chứ đến học "Thú y" cũng phải học đạo đức nghề nghiệp chứ đừng nói là bác sĩ làm việc liên quan đến tính mạng con người như chúng tôi
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
6 năm học ở trường Y, chậc, thế trường có dạy Đức ko?

bạn nói đúng, nhưng ngành y theo mình cần có tình người 1 chút, cái ấy gọi là tâm của thầy thuốc, mình đã từng chứng kiến cảnh sv y của trường nguyễn tất thành đi thực tập ở bệnh viện máu huyết học sài gòn, nhìn bọn nó nói chuyện và cách chuyền nước cho người xứng cha xứng chú mà cứ muốn đấm vào mặt.
có 1 lần mình ngồi gi.ường kế bên trông nôm ông cậu, cô gi.ường bên bảo nhỏ y tá kia là " cháu ơi, bình nước biển của cô hết rồi, ko tháo vênh máu chảy ngược lên cô đau quá" ấy vậy mà 2 3 con y tá đi thực tập nhảy ra la lối bảo bọn tui có mù đâu mà ko thấy.... đó chỉ là 1 mẫu nhỏ mà thôi.
còn bệnh viện cũng có phân biệt, nhà thuốc cưa làm 2 phần, 1 bên là của người có bảo hiểm bên kia là ng ko có bảo hiểm.
hy vọng sv học ngành y hãy nhớ đã chọn nghề dính liếu đến máu mũ, đến mạng người thì có chút thương tình.

Để 2 bạn hiểu thêm, mời hai bạn đọc một bài viết ngắn của một sinh viên Y về ngành nghề của mình nhé
Chữ màu đen là bài viết của một sinh viên FTU về ngành Y, và chữ màu xanh là của sinh viên Y trả lời lại những câu hỏi trong bài viết đó
Trong lúc đang nhét con voi vào tủ lạnh (để ngày mai đi thi :">) thì được mọi người share 1 cái comment của bạn nào đó. Bạn í chỉ comment cho vui trên fb của bạn bè thôi, và cũng đã xóa comment đó đi rồi. Nhưng mình thấy lời nhận xét hơi phách lối, nên muốn viết một chút :) Mọi người đọc để hiểu thêm về ngành thôi, đừng công kích gì nhé.

Bác sĩ/giáo viên ...hay bất cứ nghề nào khác cũng chỉ như nhau, nói cách khác là bác sĩ cũng chỉ = osin, thậm chí là kể cả mấy ngành bọn tao sau này ra làm cũng thế :)) nói vậy để chúng mày ít nhất bớt cái tư tưởng: "bác sĩ là nghề được xã hội kính trọng", "tính mạng con người có đo được bằng tiền không", "tới lúc giữa sống vs chết mới thấy biết ơn bác sĩ".... Nói thẳng ra là, xét về mặt kinh tế mà nói, nghề y cũng chỉ là business, anh bán khả năng chữa bệnh, tôi trả anh tiền! bình đẳng, chẳng ai nợ ai! Thế nên đừng nghĩ là các bạn trẻ đi ...."chữa bệnh cứu người" là các bạn trẻ làm 1 hành động ban ơn ban phước :)) “các nghề có mối quan trọng như nhau”, ko có nghề nào được gọi là “cao quý hơn” cả! Đừng nghĩ là: nếu không có y, ng bị bệnh sẽ ko thể nào thọ đc! Đúng, nhưng cái nhìn đấy phiến diện quá, sao chỉ nhìn mỗi y??? Nếu không có ăn- con ng ta có sống được ko? Nếu không có các ngành nghề khác làm thỏa mãn các nhu cầu khác thì liệu con người có được hưởng những lợi ích, phúc lợi…để có mà sống vui sống khỏe đc k? (mia, nhắc tới cái “thỏa mãn nhu cầu” hiểu sao tao nghĩ ngay ra là thằng chó toàn đọc tới đây sẽ cười 1 cách thô bỉ và khả ố)Một nhận định nữa là: nghề y là nghề dễ đè đầu cưỡi cổ ng ta nhất! Nói thì hơi khó nghe một chút và các bạn nghe thấy động chạm thì cũng dễ xù lông, cơ mà nói thẳng ra là về mặt kinh tế mà nói, điều đó là hoàn toàn đúng:Như đã nói, nghề y cũng chỉ là business, anh bán, tôi mua, ko ai nợ ai! Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là giá cả thế nào???? Một thị trường bình thường sẽ bán ở mức cung = cầu! Và thật là đáng tiếc thay khi cái đường cung của ngành Y nó gần như là thẳng đứng, trong khi đường cầu là không đổi! Đường cung thẳng đứng nghĩa là gì??? Nghĩa là các bạn trẻ có khả năng tự định đoạt giá mà ng mua dịch vụ ko dám ý kiến j? Thực tế đúng là vậy, có ai dám vào bệnh viện mà mặc cả? Chưa hẳn là vì ng ta nghĩ là “mạng sống con người là đáng quý, là vô giá” đâu, một phần là vì ngành y các bạn tỏ ra là một nhà độc quyền đúng nghĩa, thậm chí độc quyền hơn bất kỳ một tập đoàn độc quyền nào trên thế giới (thử hỏi có độc quyền nào mà dám định giá: nói 1 là 1 2 là 2 ko?) . Nguyên nhân của vấn đề này là là do: thông tin không đối xứng và không có “hàng hóa” nào thay thế được cho “y”. Thông tin không đối xứng: ng bệnh ko biết được thực tế của bệnh của mình bằng bác sĩ. Nói cách khác, đi mua mà cũng chả biết mình đi mua cái quái j. Vậy là bác sĩ có khả năng tha hồ chém: bệnh nhân bị táo bón thôi chẳng hạn, cũng có thể:“oày, bệnh này nguy hiểm lắm, không chữa trị kịp thời thì chết đấy”- ờ thì đúng là ! được thì chả chết- nhưng bệnh nhân thì cứ nghe đến chết thì cứng cmn người vào-“bác …bác… cứu…cứu em …với…” :yaoming:Không có hàng hóa nào thay thế được cho Y: bình thường đi mua thức ăn, thấy thịt tăng thì ta đi mua cá, thế nên nếu thằng thịt cứ cứng đầu mà tăng giá thì nói thật chứ, chỉ ngày hôm sau thôi, ai thèm mua thịt, chuyển qua ăn cá hết >>> thằng bán thịt chết vì ngu. Đấy là tình huống trong thị trường có hàng hóa thay thế được, tăng giá quá đáng thì sẽ hết khách. Tuy nhiên ngành y thì khác, kể cả là đưa ra cái giá trên trời, khách hàng-bệnh nhân cũng buộc phải “mua”, vì chả còn cái mẹ j thay được cái nghề này =)) (tất nhiên là với táo bón thì ngoài bs còn có HKT nữa =)) )Vì 2 nguyên nhân đó, nên người làm nghề y có quyền chỉ thẳng vào mặt bệnh nhân mà nói: bố độc quyền nên bố có quyền :roft:Rồi, bây h nói về chuyện mặt trái của nghề y: Tớ hay nghe các bạn trẻ nói rằng: lương y thấp lắm, ra trường hơn 1 triệu thì sống thế quái nào được:Vậy thì quay lại vấn đề của 1 bệnh nhân: hỏi thẳng các cậu nhé, vấn đề tiền công, bệnh viện các cậu có thiệt cái j ko? Viện phí giá ngang thuê khách sạn, tiền thuốc men, chữa trị bệnh nhân phải trả đúng và trả đủ (chưa bàn tới hợp lý hay ko, chứ nói thật, vs các lập luận ở trên thì giá cả bao h chả cao hơn giá trị, cái chính là nó cao hơn bao nhiêu thôi)….. Vậy là nói thẳng ra là ng ta có nợ các bạn trẻ cái j ko? Ai Ca Tư Không Tinh Nhi! Thế là sòng phẳng r. Còn vấn đề sao lương lại thấp, phải quay lại hỏi ông Giám đốc bệnh viện của các bạn! Một so sánh rất hay là việc: thấy lương thấp, các bạn trẻ đi hành hạ bệnh nhân cho đỡ ức không khác gì việc làm của các công nhân thời kỳ mông muội: lương thấp thì bố …đập phá máy móc! =)) cái máy nó có tội j đâu mà lại đánh nó? Tội là tội của thằng đầu sỏ, thằng trả lương chứ :roft:Còn mấy ý nữa muốn nói nhưng mỏi tay bỏ mẹ, thôi lúc khác vậy Nói tóm lại là tổng hợp ý lại thì:- Đừng nghĩ rằng ngành y là cao quý hơn! Ngành nào cũng như nhau cả thôi!- nghề y là nghề dễ đè đầu cưỡi cổ ng ta nhất, đúng đấy, thế nên lần sau nghe ng khác nói như thế thì đừng có xù long- đừng viện vào lý do lương thấp để mà vặt bệnh nhân, lỗi ko phải của họ, lỗi là ở cách phân chia tiền nong của chính bệnh viện các bạn thôi. Nói thật, kể cả mức khung của bộ Y tế là thế, nhưng nếu người chủ sở hữu bệnh viện có lòng, vẫn có thể trả các bạn cao hơn thông qua chế độ thưởng.Cũng chẳng dám kỳ vọng là các bạn trẻ sẽ ko ăn của đút này nọ. chỉ mong rằng nếu sau này sau một ca bệnh nào đấy, ng nhà có trót quên không “Cảm ơn” thì đó cũng là việc đúng thôi, về mặt kinh tế là sau khi ng ta trả viện phí là huề cả làng r, ng ta “cảm ơn” thế thì mới là các bạn trẻ nợ ng ta đấy. hai là: mong các bạn trẻ vẫn giữ đc cái tâm của một ng thầy thuốc đúng nghĩa, ờ thi vặt, nhưng vặt tùy ng thôi, mong là trc 1 ca bệnh của 1 ng nghèo, các bạn vẫn tận tụy, thậm chí là phải tận tụy hơn những ng giàu có! Vì việc các bạn chữa hiệu quả và nhanh cho ng ta, sẽ giúp ng ta tiết kiệm được lắm lắm tiền viện phí. Đừng để ng ta chỉ vì 1 lần vào bệnh viện mà cả đời phải sống kiếp ngựa trâu mà trả nợ.Như đã nói, đây chỉ là tranh luận vui, có gì ko vừa ý, đừng để bụng

1. Tớ rất đồng ý với quan điểm của bạn ấy rằng nghề Y cũng chỉ là một nghề, đừng có dùng từ "cao quý". Nghề nào cũng là nghề cao quý cả, mà trong mắt tớ, người công nhân vệ sinh thực sự mới là người đáng được tôn trọng, vì họ hàng ngày phơi nhiễm với hàng ngàn yếu tố nguy cơ sức khỏe, trong khi lương thì quá thấp.


2. Ngành Y cũng chỉ là một ngành kinh tế (tớ dịch chữ "business" của bạn sang "kinh tế" thì có đúng không). Tớ đồng ý một nửa.

Trong kinh tế y tế, người ta coi bệnh nhân là khách hàng, mà không chỉ bệnh nhân - tất cả những ai đang sử dụng mọi loại hình dịch vụ sức khỏe (từ dự phòng đến điều trị) - đều là khách hàng. Và người cung cấp dịch vụ đóng vai trò là người bán hàng; ở đây có thể là bác sĩ, y tá bệnh viện, cũng có thể chỉ là y sĩ thôn bản.

Thế nhưng cũng trong các mô hình kinh tế y tế, và ngoài ra là các mô hình đào tạo nhân viên y tế, người ta không chỉ tính đến yếu tố giá thành mà còn tính đến yếu tố con người. Một người bác sĩ, ngoài trách nhiệm thực hiện đúng nội dung công việc, còn cần có tâm với bệnh nhân. Nếu bây giờ tất cả mọi thứ quy hết ra tiền theo đúng nghĩa tiền trao cháo múc, thì tớ có thể ghi ra 1 list công việc, và mỗi cái đấy tớ tính tiền - bạn sẽ hiểu là chi phí thực sự của chăm sóc y tế cao đến mức nào. Ví dụ:

Hỏi thăm bệnh nhân mỗi sáng: 10k
Đo huyết áp, đếm mạch: 10k
Khám toàn thân tổng quát: 50k
Kê xét nghiệm: 20k
Ra quyết định điều trị: 20k

Cộng lại là 110k. Bạn thấy không nhiều đúng không? Ừ, nó cũng chỉ bằng một lần bạn bỏ tiền khám tiến sĩ ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thế nhưng bạn ạ, tớ sẽ kể cho bạn nghe 1 lần cấp cứu bệnh nhân trong tua trực: 10 phút đo huyết áp một lần, 10 phút đánh giá bệnh nhân một lần, kê xét nghiệm 1 tiếng một lần, ra quyết định điều trị trung bình 1 tiếng một lần. Vậy sau 1 giờ đồng hồ, chi phí bạn phải trả là 10 + 10x6 + 50x6 + 20 + 20 = 410k, cao hơn gần 4 lần so với bình thường. Bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực, nhẹ nhàng nhất là chúng tớ làm việc này 3 tiếng/lần cho tất cả 50 bệnh nhân. Bạn hãy tưởng tượng 1 ngày con số sẽ tăng lên khủng khiếp là bao nhiêu? Và thực tế, bệnh nhân phải trả bao nhiêu tiền cho việc này? Gần như không có đồng nào bạn ạ. Tất cả những gì bệnh nhân phải trả là tiền gi.ường, tiền máy móc trang thiết bị, tiền vệ sinh bệnh viện, tiền xét nghiệm, tiền thuốc ... hay nói cách khác là tiền cho chính chăm sóc bệnh nhân và tiền trang trải các khoản phí cứng của bệnh viện. Vậy nếu nói đến chuyện kinh tế cho bác sĩ thì hẳn đáng lẽ chúng tớ phải đòi thêm rất nhiều tiền mới xứng đáng.

Thế tại sao chúng tớ lại không đòi nhỉ? Bởi vì nó được quy định trong luật một cách rõ ràng về đạo đức y học. Đó là những bổn phận của một người làm ngành Y, khi mặc áo trắng. Tớ biết những anh bác sĩ lương tháng 1.8 triệu, đến sinh hoạt bản thân hàng tháng còn chả đủ chi trả, đừng nói đến chuyện đi chơi, bao bạn gái ... mà họ vẫn hết lòng với bệnh nhân, vẫn hàng giờ ra hỏi y tá "em đo huyết áp của bệnh nhân cho anh chưa", vẫn không dám ngủ trong đêm trực vì sợ bệnh nhân diễn biến. Nó là nghĩa vụ, là trách nhiệm bọn tớ đã phải cam kết từ khi chúng tớ vào làm bệnh viện. Và cái đó không mua được bằng tiền, cũng chẳng ai trả cho chúng tớ cả.

Rông dài mãi tóm lại tớ muốn nói gì? Rằng đừng chỉ coi sức khỏe là hàng hóa. Nếu bạn coi sức khỏe của bạn là hàng hóa, tớ sẽ có cách để bạn phải nôn tiền ra thì mới nhận được thứ hàng hóa bạn cần. Nhưng tớ chưa bao giờ bỏ một cuộc điện thoại nào của bạn bè hỏi về sức khỏe, thậm chí tớ còn luôn gọi lại hỏi xem các bạn ấy đã ổn hay chưa? Mà không hề nhận lại một xu nào của các bạn ấy đâu nhé. Trong ngành Y, người ta cân đối giữa vấn đề kinh tế và lợi ích vô hình của BN như tâm lí, chất lượng cuộc sống, di chứng bệnh tật lâu dài. Và cái phía sau đấy, bác sĩ phải đánh đổi bằng chính áp lực tâm lí của bản thân, bằng gia đình của họ và bằng thiệt thòi về lương tháng cả đấy.


3. Thông tin không đối xứng: ng bệnh ko biết được thực tế của bệnh của mình bằng bác sĩ.

Điều này đúng, nhưng có ngành nào không như thế? Người mua máy tính đâu có biết được linh kiện được sản xuất tại Hoa Kỳ hay Trung Quốc? Người ăn cơm ở nhà hàng đâu có biết được nguồn gốc của con tôm? Nhưng các bạn vẫn phải cắn răng bỏ tiền ra trả đấy thôi. Và thế thì việc bạn lên án chúng tớ, bạn cũng cần nghĩ xem bạn có nên lên án chính bản thân mình hay không, khi mà chính bạn trong 10 năm, 20 năm tới, cũng nhiều khả năng là sẽ phải nghĩ kế sinh nhai :))

Quay lại việc chúng tớ bảo "táo bón nặng đấy". Bạn ạ, không phải tự nhiên mà trong đầu bạn, táo bón là " ỉa được", còn chúng tớ có hẳn những quyển sách 100 trang, 200 trang dày đặc chữ chuyên chỉ nói về táo bón. Bạn nhìn ngành của chúng tớ giống như đứa trẻ lớp một mô tả bức tranh nàng Mona Lisa là "cái bà xinh xinh cười cười". Trước một bệnh nhân táo bón, chúng tớ có hàng tá câu hỏi để đánh giá xem táo bón có nặng không, nguyên nhân là do đâu, sẽ phải làm thêm xét nghiệm gì và cách xử trí ra sao.

Tớ đồng ý rằng có những người bác sĩ sẽ phóng đại sự nghiêm trọng lên để nhằm làm bệnh nhân phải suy nghĩ, phải quỵ lụy, phải đút lót, nhưng không phải tất cả mọi người đều làm như thế. Và bạn mua nhầm hàng của ông bác sĩ "dởm", thì nó cũng chỉ giống như những lần bạn mua nhầm máy tính đểu, ăn phải con tôm chết ... mà thôi. Người ta nói hãy là người tiêu dùng thông thái, vậy bạn hãy là người tiêu dùng thông thái đi. Bạn đi mua linh kiện vẫn hay nhờ người có chuyên môn đi cùng, vậy hãy thông minh và hỏi bác sĩ những câu như "Bệnh này nặng ở chỗ nào", "Cách xử trí ra sao", thậm chí "Tại sao lại chẩn đoán như thế, những triệu chứng nào ...". Và hãy kiểm chứng nếu cần. Tớ không giỏi giang cho lắm, nhưng bạn có thể hỏi tớ nếu muốn - vì tớ không nói dối bao giờ, cái gì không biết tớ sẽ nói không biết.


4. Bạn nói ngành Y độc quyền.

Đúng là ngành Y độc quyền, nhưng có ngành nào là ngành không độc quyền? Ông kiến trúc sư có đứng lên xây nhà thay cho thợ xây được không? Đầu bếp lớn lên ở thành phố có tự nhiên về quê cày ruộng được không? Bạn học tiếng Anh có tự dưng nói tiếng Pháp được không? Cái độc quyền mà bạn nói, thì đâu đâu cũng thế cả.

Vấn đề là gì? Bệnh viện có nhan nhản. Bạn không tin bệnh viện này, bạn đi bệnh viện khác. Bạn không tin bác sĩ này, bạn có quyền đòi yêu cầu đổi bác sĩ điều trị khác. Chẳng ai cấm bạn làm thế cả. Bác tớ lần trước mổ ở một viện xong bị nhiễm khuẩn vết mổ, lần sau bác ý sang bệnh viện khác và mổ xong thì cười tươi như hoa. Cho nên chuyện độc quyền, nó đúng khi bạn gom tất cả mọi thứ vào thành 1 cái là "ngành chăm sóc sức khỏe", còn chia nhỏ ra thành các đơn vị cơ sở như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám ... thì bạn có tha hồ sự lựa chọn.


5. Viện phí giá ngang thuê khách sạn, tiền thuốc men, chữa trị bệnh nhân phải trả đúng và trả đủ.

Bạn có biết là để vận hành bệnh viện, một ngày người ta cần bao nhiêu tiền không? Tiền đấy chi dùng cho việc gì, bạn đã bao giờ tìm hiểu chưa? Bạn có biết hiện giờ, theo tính toán của các bệnh viện tuyến quận/huyện, nếu không tăng giá viện phí thì trong 5 năm nữa, bệnh viện sẽ phải đóng cửa không?

Bạn đã bao giờ cầm cái hóa đơn thanh toán, và đọc kĩ từng mục xem bệnh nhân phải trả những cái gì. Cái mà bạn nói là "viện phí giá ngang thuê khách sạn", bạn nói tiền gi.ường đúng không? Tớ hỏi bạn có cái khách sạn nào 150k/ngày không? Mà cái 150k đấy là vừa trả tiền chi phí vận hành bệnh viện, lại còn vừa để trả tiền cho nhân viên y tế đấy bạn ạ.

Không phải tự nhiên giá viện tư lại cao hơn viện công, bạn nhỉ? Rõ ràng là phải có những lí do riêng của nó. Vấn đề này, bạn thử tự tìm hiểu xem sao nhé.


6. Còn vấn đề sao lương lại thấp, phải quay lại hỏi ông Giám đốc bệnh viện của các bạn!

Ở công ty các bạn, lương thấp bạn làm gì? Biểu tình? Tớ đố bạn biểu tình ở bệnh viện được đấy? Bạn đã đọc cái vụ biểu tình ở Ấn Độ chưa? Biểu tình 1 phát xong, có mấy chục bệnh nhân nặng chết luôn trong ngày đầu. Tớ nói rồi, bọn tớ là nhân viên y tế, bọn tớ không làm thế được. Thế nên lương thấp thì vẫn phải cắn răng mà làm thôi. Còn chuyện vì lương thấp nên phải đi hành hạ bệnh nhân thì không phải ai cũng làm thế đâu bạn ơi. Có nhiều người thích tiền thì không nghèo nhưng vẫn vòi, mà nhiều người nếu cuộc sống còn xoay sở được, người ta chẳng cần đến bệnh nhân trả tiền cho đâu.

Tiền mà các bác sĩ kiếm được nhiều khi là do họ ngồi phòng khám, họ làm thêm ở ngoài, thậm chí có những người làm cả những công việc ngoài ngành nữa. Tớ chưa đi làm tớ chưa biết sau này tớ phải xoay sở như thế nào với cuộc sống, nhưng tớ dự định nếu công việc không quá bận, thì nguồn kiếm thêm của tớ là đi làm dịch thuật, đi ngồi phòng khám, đi chăm sóc sức khỏe tại nhà ... chứ không phải là trấn lột của bệnh nhân tại bệnh viện đâu bạn ạ.

Đừng nghĩ ai cũng xấu xa như thế.


7. Tớ chán phải đi ca lại bài ca khổ sở với các bạn lắm rồi. Nhưng để tớ kể cho bạn vài ba mẩu chuyện nhỏ trong những ngày làm sinh viên của tớ.

Tua trực Dị ứng của tớ nhàn như đi chợ. Nhưng các chị y tá tiêm bệnh nhân từ 8h sáng đến 12h trưa mới được ăn cơm, chiều họ lại làm việc từ 2h đến 4h chiều. Tớ có ý muốn giúp các chị, mà các chị còn bảo đây là việc của họ, tớ không cần phải làm, tớ cứ đi làm việc của mình đi.

C6 Tim mạch nổi tiếng là đông bệnh nhân và công việc vất vả. Một chị y tá cùng 2-3 bạn học sinh, tiêm quần quật phục vụ cho 120 bệnh nhân từ 6h chiều đến 12h đêm mới được nghỉ. Có những hôm các chị y tá không rời chân khỏi phòng hành chính một lúc nào, cả đêm không ngủ vì bệnh nhân nặng.

Tớ đi trực, có những đêm trực thức trắng đêm, vừa định đi ngủ thì bệnh nhân diễn biến. Có những bệnh nhân dù không muốn nhưng tớ phải đo huyết áp 1 tiếng/lần. Tớ đố bạn ngủ được cái kiểu đo xong huyết lại vào ngủ đúng 50 phút xong tỉnh dậy đi đo tiếp, rồi lại về ngủ. Trong khi các bạn thức đêm xem xiếc, wei tei, fap fap, thì tớ đang làm như một con trâu ở viện.

... Đấy, các bạn cứ thử nghĩ xem cái độ vất vả của công việc nó như thế nào? Chưa kể trực cấp cứu ngoại, bệnh nhân chấn thương toàn là đâm chém, côn đồ rồi HIV nhảy chồm chồm trong viện. Người ta nói cái nghề Y là cái nghề có nguy cơ cao, là có lí do cả đấy bạn ạ; chứ nó không được ngồi mát ăn bát vàng như nhiều người vẫn lầm tưởng đâu.


Nói tóm lại, nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng về một bác sĩ A, B, C nào đó cụ thể thì bạn cứ nói thẳng ra, và phải có đầy đủ bằng chứng nhé. Còn đừng vơ đũa cả nắm, dùng một hai cái hiểu biết phiến diện nhỏ tí xíu của mình về một ngành khác để công kích. Người trong ngành chúng tớ cũng đông, nếu muốn làm cho cái xã hội này hiểu tầm quan trọng của chúng tớ thì dễ thôi, nghỉ làm 1 ngày là ra hết mọi vấn đề. Nhưng mà làm thế thì chúng tớ là tội nợ của xã hội. Nên hàng ngày vẫn bao nhiêu anh chị bác sĩ y tá cắm đầu vào làm việc, bỏ qua những nỗi nhục nhã từ phía bệnh nhân và gia đình bệnh nhân ban phát cho, sống như một bức tượng trước những bài báo, những lời đồn thổi thất thiệt, mà trong lòng vẫn khóc thầm vì mình không như thế.

Chuyện ngành chúng tớ đến đây là hết. Nếu bạn là người sống có tâm thì bạn hãy đến khoa A9, khoa Thận tiết niệu, khoa Tiêu hóa, khoa Hô hấp, khoa Thần kinh ... của bệnh viện Bạch Mai, hãy đến Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật sọ não, phòng khám cấp cứu ... của bệnh viện Việt Đức ... và chiêm ngưỡng một ngày làm việc của các nhân viên y tế.

Hãy ghi lại một ngày họ nhận được bao nhiêu tiền từ bệnh nhân, bao nhiêu % trong số đó là lời cảm ơn từ bệnh nhân mà họ đã từ chối, so sánh với công sức họ bỏ ra trong một ngày làm việc vất vả ... và xem, với đầu óc của một nhà kinh tế, là bạn thì bạn có chịu đầu tư bản thân cho những công việc như thế không :) Thế mà chúng tớ dám đấy (mà bonus là lúc lao vào cái nghề này, chúng tớ còn chưa định hình được liệu 20 năm sau, chúng tớ có giàu được như các bạn vẫn nói hay không đâu nhé).
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
bạn à, trường Y "không dạy" đức đâu, thế nên tốt nhất đừng có đến bệnh viện

à, thế trường bạn có dạy đức không hay ngành nghề bạn "cũng" ko cần đức như trường y
mình chưa zo Đh, thiệt ngại quá ^^! chưa đủ tuổi
ko biết ngành nghề mình sẽ chọn là gì, nhưng giáo viên nào của mình cũng dạy chữ "đức" trên chữ "tri"

Thế bạn có biết đánh vần chữ "đức" như thế nào không?
Xin bạn chứ không biết thì cũng đừng phán xét, vơ đũa cả nắm như thế. Trong ngành này, không thiếu những bác sĩ tận tâm với nghề, hết lòng vì sự sống người bệnh đâu.
Mà nói thật chứ đến học "Thú y" cũng phải học đạo đức nghề nghiệp chứ đừng nói là bác sĩ làm việc liên quan đến tính mạng con người như chúng tôi
mình đặt 1 câu hỏi, ko có nghĩa là vơ đũa cả nắm. đúng, ko thiếu bác sĩ tận tâm với nghề, nhưng cũng ko thừa bác sĩ tận tâm với tiền

có một lần mình đi khám bệnh. bác sĩ kêu mình xét nghiệm, xét xong nhập viện luôn. lúc đi thử máu, mình thấy một cô y tá đang lấy máu của một em nhỏ. ko biết là cô ta mới ra trường hay cố ý nhưng tiêm mãi ko trúng được sợi gân máu, làm đứa nhỏ khóc ầm ĩ. đến lúc bà mẹ cho cô ta 50k thì tự nhiên sợi gân máu lòi ra. kể cũng lạ chứ nhỉ?

ko biết sau này sẽ có bao nhiêu bác sĩ, nhưng xung quanh mình, đa phần những ai xác định theo nghề bác sĩ toàn là do nghề đó giàu, có tiếng này nọ. mấy đứa trong lớp, trong trường hay chỗ mình từng đi làm đều thế. con số "bác sĩ tận tâm với nghề" ngày càng giảm, đúng ko?
 
cuoilennho à, bọn mình ở đây chỉ xét về một mảng thôi, đó là y đức chứ ko phán xét ji cả. Dĩ nhiên là mọi ngành nghề luôn tồn tại thực trạng "con sâu làm rầu nồi canh" bọn mình chưa ai dám đá động đến ngành của ai, chỉ là tìm cách "vớt con sâu đó ra chứ không muốn bê nguyên nồi canh đem đổ" hơn nữa là nói lên chữ TÂM của nghề không riêng ji nghề y.
Bạn cũng biết đấy, có rất rất nhiều trường hợp BS chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà không cần ji cả, nhưng bên cạnh đó có biết bao nhiu trường hợp đáng tiếc đáng buồn, điển hình như vụ tai nạn xảy ra không lâu ở đường Nguyễn Thị Minh Khai Q3, vụ tai nạn làm anh thanh niên nằm giữa đường và được ng ta đưa vào bệnh viện, thấy ng ta mất máu là thế, "ngáp ngáp" là thế nhưng vẫn ko cho vào cấp cứu bởi lí do ''không có người thân không ai lo viện phí, chỉ cho vào khi có người kí giấy xác nhận là thân nhân mới cho vào", không riêng ji vụ này còn nhìu vụ khác nữa, những cái chết không đáng có bởi chữ TÂM của họ bị chó gặm mất rồi. Do vậy mà mình chỉ hy vọng là thế hệ chúng ta đừng như những cá nhân đó, thật thất đức.
 
cảm ơn bạn Sutu_Leo nhé, bạn làm ấm lòng những kẻ sắp làm bác sĩ, giúp chúng tớ thêm động lực cố gắng, cảm ơn đã cho tớ đọc được một bài nói lên toàn bộ suy nghĩ của bọn học Y.
xã hội lúc nào cũng có 2 mặt, trắng và đen, tốt và xấu, xin các bạn nhớ cho. khi vừa dại dột bước chân vô trường Y vì sự hào nhoáng, vì mong mỏi của gia đình, tớ đã được dạy rằng: nếu các bạn muốn giàu thì đừng chọn ngành y. Rồi học hành làm tớ kiệt sức muốn bỏ cuộc vài lần nhưng từ khi đi viện, tiếp xúc với bênh nhân, tớ có thêm động lực tiếp tục cố gắng và cảm thấy yêu nghề hơn rât nhiều.
Các bạn đã thống kê những người giàu nhất làm nghề gì chưa, làm đi. Ôi giàu sang, ai chả ham, là người mà. Các bạn có biết ngoài cái việc quần quật làm ở bệnh viện các bác sĩ còn phải tranh thủ chạy xô hết xô này đến xô khác, phòng khám tư này phòng khám tư khác vì sao không vì đồng lương bệnh viện trả cho họ là đồng lương chết đói đấy, như các bạn nghĩ bóp của bệnh nhân ư, nếu bóp được sao còn phải chạy xô.
Cãi nhau có mà đến chết chả hết, ai chả có lí lẽ dẫn chứng, vậy xin nhớ lại cho là xã hội hay ngay cả trong bản thân mỗi người luôn có 2 mặt, các bạn muốn mặt tốt phải nhiều hơn hả, tự mình làm đi, tự mình trở thành người tốt đi, trở thành bác sĩ tốt đi. Đừng đứng đó mà kêu gào hay chửi đổng, vơ đũa cả nắm, nó làm cho những kẻ tốt chán nản chả buồn tốt nữa vì bị đánh đồng coi rẻ như những kẻ xấu xa khác, còn những kẻ đã không có Đức ý mà, chả thèm đọc, quan tâm mấy cái lời tầm phào vớ vẩn của các bạn đâu, có chửi cũng thế thôi.
 
Mình thật sự rất thích học Y, nhìn các bác sĩ mặc áo bloose mà giống như thiên thần ấy.....Cả nhà mình tổng cộng là đã có 5 người theo ngành y, trong đó có cậu mình là bác sĩ thâm niên, 1 anh họ là mới ra trường, còn anh ruột mình và những người khác là đang học đại học...Khổ nỗi là nhà mình bác sĩ đều là boy, mình cũng mún làm như nghe mẹ kiu: "con gái làm bác sĩ khổ lắm con ơi, trực ngày trực đêm, làm việc nhìu, nhiều áp lực...con trai học thì dễ chứ con gái thì khó lắm, sau này còn gia đình nữa, hơn nữa, bây h con thích nhưng khi đã vào rùi mà chịu không nổi cảnh máu me, chết chóc thì hối hận không kịp đâu...mẹ không cản con, con thích thì sau này thi cũng đc, làm bác sĩ đúng là quá tốt nhưng không phải chuyện dễ, con nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định....", mẹ khuyên mình học Dược nhưng khổ nỗi Hóa là môn mình "ngu" nhất, mà dược thì đụng hóa quá nhìu, còn Y mặc dù thi vào có môn Hóa nhưng lúc đi làm thì ít dùng tới...BIẾT TÌNH SAO ĐÂY:KSV@16:
 
à, bạn cho mình biết chính xác trường Nguyễn Tất Thành nào nhé, mình có tìm hiểu nhưng không thấy trường nào đào tạo bác sĩ bạn ạ ^^![/QUOTE]
hjhjjhj chào bạn Cuonlenho, ko biết bạn bao nhiêu tuổi để xưng cho tiện
Tại bạn ở ngoài bắc nên bạn ko biết thôi, trường NTT này ở Sài Gòn. Mình học trg này mà, nên biết. Ngành y trường mình có nhiều sinh viên theo học, phải nói là đông nhất trong các ngành của trường hjhjhj. Còn chuyện đào tạo ntn thì mình ko rõ, chuyện sinh viên nói như mr.ngocchieu thì cũng có thật đấy, nhưng đó là chuyện của trường mình thôi. Mình kể cho bạn biết thôi.
 
Ôi cái nghề nào cũng có sự thử thách của nó. Nghề y nghề được nhiều người chọn, nhiều người quan tâm. Nhưng đâu phải học là dễ, đâu phải là học là được, ngoài có sự hiểu biết về nghề nghiệp, sự đam mê, mà phải còn đạo đức nữa. Y đức của nghề y là khỏi phải nói, nhưng chắc ai đã làm được, ngay cả những bác sĩ mà còn ko có tâm nữa nói chi là những người trẻ. Cái tâm của bác sĩ thời nay đã khác với thời trước rồi.
Nhưng nghề Y là một nghề cao quý, được nhiều ng kính trọng, cũng đứng trong top nghề hot. Rèn luyện y đức đó là chuyện phải làm với một ng thầy thuốc, người bác sĩ có tâm luôn dc mọi ng tôn trọng, luôn dc mọi ng yêu quý, dc nhiều ng tuyên dương.
 
chào bạn!
Nhà bạn có truyền thống như vậy và bạn cũng thích thì quá tốt rồi mà. nhưng với kinh nghiệm của mình thì đúng là mẹ bạn khuyên bạn rất đúng đấy, nên trước khi theo nó bạn phải suy nghĩ cho thật chín chắn, dám làm thì phải làm đến cùng, không được hối hận.
Ngay cả bây giờ mình học gần ra trường rồi mà nhiều khi mình oải đến nỗi nhiều lúc lại ngậm ngùi giá như, nhưng không thể được nữa rồi. Đùa thôi, cái gì cũng có giá của nó cả, chả biết người ta quí mến mình, tôn trọng mình ra sao nhưng mà khi mình làm một bác sĩ tốt, giúp được người khác là lòng mình cũng ấm lắm rồi, cái cảm giác đó thì các nghề khác không thể biết được, cũng chính cái cảm giác đó làm mình yêu nghề và cố gắng. Nhưng nói thật, sau này mình có con mình sẽ không bao giờ muốn nó học Y đâu, 6 năm, thi cử, học hành, trực trọt, già người lắm lắm. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định cũng như dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu bạn có năng lực mà cụ thể ở đây là bạn cần rèn luyện tư duy logic khả năng quan sát, khả năng tự học, chăm chỉ và cả khả năng học thuộc tốt, thì chúc mừng bạn, bạn có khả năng học y rồi đó, và nhất là bạn phải là một người cẩn thận, yêu thương quí trọng con người. chỉ là một chút kinh nghiệm bản thân.
Chúc bạn có quyết định sáng suốt, phù hợp với bản thân mình nhé. Vì nếu theo nghề mình không phù hợp sẽ cực kì đau khổ đấy
 

mình đặt 1 câu hỏi, ko có nghĩa là vơ đũa cả nắm. đúng, ko thiếu bác sĩ tận tâm với nghề, nhưng cũng ko thừa bác sĩ tận tâm với tiền

có một lần mình đi khám bệnh. bác sĩ kêu mình xét nghiệm, xét xong nhập viện luôn. lúc đi thử máu, mình thấy một cô y tá đang lấy máu của một em nhỏ. ko biết là cô ta mới ra trường hay cố ý nhưng tiêm mãi ko trúng được sợi gân máu, làm đứa nhỏ khóc ầm ĩ. đến lúc bà mẹ cho cô ta 50k thì tự nhiên sợi gân máu lòi ra. kể cũng lạ chứ nhỉ?

ko biết sau này sẽ có bao nhiêu bác sĩ, nhưng xung quanh mình, đa phần những ai xác định theo nghề bác sĩ toàn là do nghề đó giàu, có tiếng này nọ. mấy đứa trong lớp, trong trường hay chỗ mình từng đi làm đều thế. con số "bác sĩ tận tâm với nghề" ngày càng giảm, đúng ko?

Thứ nhất, xin trả lời bạn về cái mà bạn gọi là "sợi gân máu", đó ngta gọi là tĩnh mạch. Và không phải tự nhiên tĩnh mạch nó lòi ra được đâu.
Tùy từng người mà tìm tĩnh mạch để lấy máu hay để tiêm truyền rất dễ, nhưng có nhiều người thì hoàn toàn ngược lại. Như bạn cùng phòng mình bây giờ chẳng hạn, bố của bạn ấy làm bác sĩ, có kinh nghiệm lâu năm mà có lần truyền nước cho nó, đâm tới 5-6 nhát mà vẫn chưa trúng tĩnh mạch, toét cả chỗ đâm ra. Không hiểu lúc đấy bạn ấy có phải đưa bố 50k để tìm được tĩnh mạch cho mình không nhỉ?

Thứ 2, suy nghĩ "theo nghề bác sĩ toàn do nghê đó giàu, có tiếng này tiêng nọ". Mời bạn đọc lại cái bài viết ở trang số 1 của mình nhé. Và xin thưa bạn, vào trường Y rồi bạn sẽ biết có phải lúc nào làm bác sĩ cũng giàu hay không. Còn vào trường rồi mà vẫn giữ khư khư cái quan điểm ấy thì xin lỗi, não bạn quá ngắn

Thứ 3, khi bạn đặt ra câu hỏi "thế trường có dạy Đức ko?" Lúc đó bạn có nghĩ là mình đang đá đểu về chữ TÂM với nghề của các sinh viên Y không? Với bạn không biết cảm giác như nào, chứ với mình, sau khi đọc xong câu hỏi này, mình cảm thấy RẤT BỊ XÚC PHẠM
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thứ nhất, xin trả lời bạn về cái mà bạn gọi là "sợi gân máu", đó ngta gọi là tĩnh mạch. Và không phải tự nhiên tĩnh mạch nó lòi ra được đâu.
Tùy từng người mà tìm tĩnh mạch để lấy máu hay để tiêm truyền rất dễ, nhưng có nhiều người thì hoàn toàn ngược lại. Như bạn cùng phòng mình bây giờ chẳng hạn, bố của bạn ấy làm bác sĩ, có kinh nghiệm lâu năm mà có lần truyền nước cho nó, đâm tới 5-6 nhát mà vẫn chưa trúng tĩnh mạch, toét cả chỗ đâm ra. Không hiểu lúc đấy bạn ấy có phải đưa bố 50k để tìm được tĩnh mạch cho mình không nhỉ?

Thứ 2, suy nghĩ "theo nghề bác sĩ toàn do nghê đó giàu, có tiếng này tiêng nọ". Mời bạn đọc lại cái bài viết ở trang số 1 của mình nhé. Và xin thưa bạn, vào trường Y rồi bạn sẽ biết có phải lúc nào làm bác sĩ cũng giàu hay không. Còn vào trường rồi mà vẫn giữ khư khư cái quan điểm ấy thì xin lỗi, não bạn quá ngắn

Thứ 3, khi bạn đặt ra câu hỏi "thế trường có dạy Đức ko?" Lúc đó bạn có nghĩ là mình đang đá đểu về chữ TÂM với nghề của các sinh viên Y không? Với bạn không biết cảm giác như nào, chứ với mình, sau khi đọc xong câu hỏi này, mình cảm thấy RẤT BỊ XÚC PHẠM
zậy là trùng hợp? lạ thế nhỉ? :-j
bạn thấy bị xúc phạm vì bạn là người có "tâm" ah? cuộc đời mình chưa dày như vòng gỗ của cây cổ thụ, nhưng cũng ko ít như những cây non. mình ko tin những lời nói suông hay cái mác này nọ, chúng đơn giản là phụ kiện thôi. cuộc sống ko như 1 + 1 = 2 đâu. người có "tâm" thì ráng mà giữ đi nhé, mình đây "tâm" bị mất lâu rồi, ko hiểu được lời của cao nhân :))
 
×
Quay lại
Top