Trong lúc đang nhét con voi vào tủ lạnh (để ngày mai đi thi
) thì được mọi người share 1 cái comment của bạn nào đó. Bạn í chỉ comment cho vui trên fb của bạn bè thôi, và cũng đã xóa comment đó đi rồi. Nhưng mình thấy lời nhận xét hơi phách lối, nên muốn viết một chút
Mọi người đọc để hiểu thêm về ngành thôi, đừng công kích gì nhé.
Bác sĩ/giáo viên ...hay bất cứ nghề nào khác cũng chỉ như nhau, nói cách khác là bác sĩ cũng chỉ = osin, thậm chí là kể cả mấy ngành bọn tao sau này ra làm cũng thế

nói vậy để chúng mày ít nhất bớt cái tư tưởng: "bác sĩ là nghề được xã hội kính trọng", "tính mạng con người có đo được bằng tiền không", "tới lúc giữa sống vs chết mới thấy biết ơn bác sĩ".... Nói thẳng ra là, xét về mặt kinh tế mà nói, nghề y cũng chỉ là business, anh bán khả năng chữa bệnh, tôi trả anh tiền! bình đẳng, chẳng ai nợ ai! Thế nên đừng nghĩ là các bạn trẻ đi ...."chữa bệnh cứu người" là các bạn trẻ làm 1 hành động ban ơn ban phước

“các nghề có mối quan trọng như nhau”, ko có nghề nào được gọi là “cao quý hơn” cả! Đừng nghĩ là: nếu không có y, ng bị bệnh sẽ ko thể nào thọ đc! Đúng, nhưng cái nhìn đấy phiến diện quá, sao chỉ nhìn mỗi y??? Nếu không có ăn- con ng ta có sống được ko? Nếu không có các ngành nghề khác làm thỏa mãn các nhu cầu khác thì liệu con người có được hưởng những lợi ích, phúc lợi…để có mà sống vui sống khỏe đc k? (mia, nhắc tới cái “thỏa mãn nhu cầu” hiểu sao tao nghĩ ngay ra là thằng chó toàn đọc tới đây sẽ cười 1 cách thô bỉ và khả ố)Một nhận định nữa là: nghề y là nghề dễ đè đầu cưỡi cổ ng ta nhất! Nói thì hơi khó nghe một chút và các bạn nghe thấy động chạm thì cũng dễ xù lông, cơ mà nói thẳng ra là về mặt kinh tế mà nói, điều đó là hoàn toàn đúng:Như đã nói, nghề y cũng chỉ là business, anh bán, tôi mua, ko ai nợ ai! Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là giá cả thế nào???? Một thị trường bình thường sẽ bán ở mức cung = cầu! Và thật là đáng tiếc thay khi cái đường cung của ngành Y nó gần như là thẳng đứng, trong khi đường cầu là không đổi! Đường cung thẳng đứng nghĩa là gì??? Nghĩa là các bạn trẻ có khả năng tự định đoạt giá mà ng mua dịch vụ ko dám ý kiến j? Thực tế đúng là vậy, có ai dám vào bệnh viện mà mặc cả? Chưa hẳn là vì ng ta nghĩ là “mạng sống con người là đáng quý, là vô giá” đâu, một phần là vì ngành y các bạn tỏ ra là một nhà độc quyền đúng nghĩa, thậm chí độc quyền hơn bất kỳ một tập đoàn độc quyền nào trên thế giới (thử hỏi có độc quyền nào mà dám định giá: nói 1 là 1 2 là 2 ko?) . Nguyên nhân của vấn đề này là là do: thông tin không đối xứng và không có “hàng hóa” nào thay thế được cho “y”. Thông tin không đối xứng: ng bệnh ko biết được thực tế của bệnh của mình bằng bác sĩ. Nói cách khác, đi mua mà cũng chả biết mình đi mua cái quái j. Vậy là bác sĩ có khả năng tha hồ chém: bệnh nhân bị táo bón thôi chẳng hạn, cũng có thể:“oày, bệnh này nguy hiểm lắm, không chữa trị kịp thời thì chết đấy”- ờ thì đúng là ! được thì chả chết- nhưng bệnh nhân thì cứ nghe đến chết thì cứng cmn người vào-“bác …bác… cứu…cứu em …với…” :yaoming:Không có hàng hóa nào thay thế được cho Y: bình thường đi mua thức ăn, thấy thịt tăng thì ta đi mua cá, thế nên nếu thằng thịt cứ cứng đầu mà tăng giá thì nói thật chứ, chỉ ngày hôm sau thôi, ai thèm mua thịt, chuyển qua ăn cá hết >>> thằng bán thịt chết vì ngu. Đấy là tình huống trong thị trường có hàng hóa thay thế được, tăng giá quá đáng thì sẽ hết khách. Tuy nhiên ngành y thì khác, kể cả là đưa ra cái giá trên trời, khách hàng-bệnh nhân cũng buộc phải “mua”, vì chả còn cái mẹ j thay được cái nghề này

(tất nhiên là với táo bón thì ngoài bs còn có HKT nữa

)Vì 2 nguyên nhân đó, nên người làm nghề y có quyền chỉ thẳng vào mặt bệnh nhân mà nói: bố độc quyền nên bố có quyền :roft:Rồi, bây h nói về chuyện mặt trái của nghề y: Tớ hay nghe các bạn trẻ nói rằng: lương y thấp lắm, ra trường hơn 1 triệu thì sống thế quái nào được:Vậy thì quay lại vấn đề của 1 bệnh nhân: hỏi thẳng các cậu nhé, vấn đề tiền công, bệnh viện các cậu có thiệt cái j ko? Viện phí giá ngang thuê khách sạn, tiền thuốc men, chữa trị bệnh nhân phải trả đúng và trả đủ (chưa bàn tới hợp lý hay ko, chứ nói thật, vs các lập luận ở trên thì giá cả bao h chả cao hơn giá trị, cái chính là nó cao hơn bao nhiêu thôi)….. Vậy là nói thẳng ra là ng ta có nợ các bạn trẻ cái j ko? Ai Ca Tư Không Tinh Nhi! Thế là sòng phẳng r. Còn vấn đề sao lương lại thấp, phải quay lại hỏi ông Giám đốc bệnh viện của các bạn! Một so sánh rất hay là việc: thấy lương thấp, các bạn trẻ đi hành hạ bệnh nhân cho đỡ ức không khác gì việc làm của các công nhân thời kỳ mông muội: lương thấp thì bố …đập phá máy móc!

cái máy nó có tội j đâu mà lại đánh nó? Tội là tội của thằng đầu sỏ, thằng trả lương chứ :roft:Còn mấy ý nữa muốn nói nhưng mỏi tay bỏ mẹ, thôi lúc khác vậy Nói tóm lại là tổng hợp ý lại thì:- Đừng nghĩ rằng ngành y là cao quý hơn! Ngành nào cũng như nhau cả thôi!- nghề y là nghề dễ đè đầu cưỡi cổ ng ta nhất, đúng đấy, thế nên lần sau nghe ng khác nói như thế thì đừng có xù long- đừng viện vào lý do lương thấp để mà vặt bệnh nhân, lỗi ko phải của họ, lỗi là ở cách phân chia tiền nong của chính bệnh viện các bạn thôi. Nói thật, kể cả mức khung của bộ Y tế là thế, nhưng nếu người chủ sở hữu bệnh viện có lòng, vẫn có thể trả các bạn cao hơn thông qua chế độ thưởng.Cũng chẳng dám kỳ vọng là các bạn trẻ sẽ ko ăn của đút này nọ. chỉ mong rằng nếu sau này sau một ca bệnh nào đấy, ng nhà có trót quên không “Cảm ơn” thì đó cũng là việc đúng thôi, về mặt kinh tế là sau khi ng ta trả viện phí là huề cả làng r, ng ta “cảm ơn” thế thì mới là các bạn trẻ nợ ng ta đấy. hai là: mong các bạn trẻ vẫn giữ đc cái tâm của một ng thầy thuốc đúng nghĩa, ờ thi vặt, nhưng vặt tùy ng thôi, mong là trc 1 ca bệnh của 1 ng nghèo, các bạn vẫn tận tụy, thậm chí là phải tận tụy hơn những ng giàu có! Vì việc các bạn chữa hiệu quả và nhanh cho ng ta, sẽ giúp ng ta tiết kiệm được lắm lắm tiền viện phí. Đừng để ng ta chỉ vì 1 lần vào bệnh viện mà cả đời phải sống kiếp ngựa trâu mà trả nợ.Như đã nói, đây chỉ là tranh luận vui, có gì ko vừa ý, đừng để bụng
1. Tớ rất đồng ý với quan điểm của bạn ấy rằng nghề Y cũng chỉ là một nghề, đừng có dùng từ "cao quý". Nghề nào cũng là nghề cao quý cả, mà trong mắt tớ, người công nhân vệ sinh thực sự mới là người đáng được tôn trọng, vì họ hàng ngày phơi nhiễm với hàng ngàn yếu tố nguy cơ sức khỏe, trong khi lương thì quá thấp.
2. Ngành Y cũng chỉ là một ngành kinh tế (tớ dịch chữ "business" của bạn sang "kinh tế" thì có đúng không). Tớ đồng ý một nửa.
Trong kinh tế y tế, người ta coi bệnh nhân là khách hàng, mà không chỉ bệnh nhân - tất cả những ai đang sử dụng mọi loại hình dịch vụ sức khỏe (từ dự phòng đến điều trị) - đều là khách hàng. Và người cung cấp dịch vụ đóng vai trò là người bán hàng; ở đây có thể là bác sĩ, y tá bệnh viện, cũng có thể chỉ là y sĩ thôn bản.
Thế nhưng cũng trong các mô hình kinh tế y tế, và ngoài ra là các mô hình đào tạo nhân viên y tế, người ta không chỉ tính đến yếu tố giá thành mà còn tính đến yếu tố con người. Một người bác sĩ, ngoài trách nhiệm thực hiện đúng nội dung công việc, còn cần có tâm với bệnh nhân. Nếu bây giờ tất cả mọi thứ quy hết ra tiền theo đúng nghĩa tiền trao cháo múc, thì tớ có thể ghi ra 1 list công việc, và mỗi cái đấy tớ tính tiền - bạn sẽ hiểu là chi phí thực sự của chăm sóc y tế cao đến mức nào. Ví dụ:
Hỏi thăm bệnh nhân mỗi sáng: 10k
Đo huyết áp, đếm mạch: 10k
Khám toàn thân tổng quát: 50k
Kê xét nghiệm: 20k
Ra quyết định điều trị: 20k
Cộng lại là 110k. Bạn thấy không nhiều đúng không? Ừ, nó cũng chỉ bằng một lần bạn bỏ tiền khám tiến sĩ ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thế nhưng bạn ạ, tớ sẽ kể cho bạn nghe 1 lần cấp cứu bệnh nhân trong tua trực: 10 phút đo huyết áp một lần, 10 phút đánh giá bệnh nhân một lần, kê xét nghiệm 1 tiếng một lần, ra quyết định điều trị trung bình 1 tiếng một lần. Vậy sau 1 giờ đồng hồ, chi phí bạn phải trả là 10 + 10x6 + 50x6 + 20 + 20 = 410k, cao hơn gần 4 lần so với bình thường. Bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực, nhẹ nhàng nhất là chúng tớ làm việc này 3 tiếng/lần cho tất cả 50 bệnh nhân. Bạn hãy tưởng tượng 1 ngày con số sẽ tăng lên khủng khiếp là bao nhiêu? Và thực tế, bệnh nhân phải trả bao nhiêu tiền cho việc này? Gần như không có đồng nào bạn ạ. Tất cả những gì bệnh nhân phải trả là tiền gi.ường, tiền máy móc trang thiết bị, tiền vệ sinh bệnh viện, tiền xét nghiệm, tiền thuốc ... hay nói cách khác là tiền cho chính chăm sóc bệnh nhân và tiền trang trải các khoản phí cứng của bệnh viện. Vậy nếu nói đến chuyện kinh tế cho bác sĩ thì hẳn đáng lẽ chúng tớ phải đòi thêm rất nhiều tiền mới xứng đáng.
Thế tại sao chúng tớ lại không đòi nhỉ? Bởi vì nó được quy định trong luật một cách rõ ràng về đạo đức y học. Đó là những bổn phận của một người làm ngành Y, khi mặc áo trắng. Tớ biết những anh bác sĩ lương tháng 1.8 triệu, đến sinh hoạt bản thân hàng tháng còn chả đủ chi trả, đừng nói đến chuyện đi chơi, bao bạn gái ... mà họ vẫn hết lòng với bệnh nhân, vẫn hàng giờ ra hỏi y tá "em đo huyết áp của bệnh nhân cho anh chưa", vẫn không dám ngủ trong đêm trực vì sợ bệnh nhân diễn biến. Nó là nghĩa vụ, là trách nhiệm bọn tớ đã phải cam kết từ khi chúng tớ vào làm bệnh viện. Và cái đó không mua được bằng tiền, cũng chẳng ai trả cho chúng tớ cả.
Rông dài mãi tóm lại tớ muốn nói gì? Rằng đừng chỉ coi sức khỏe là hàng hóa. Nếu bạn coi sức khỏe của bạn là hàng hóa, tớ sẽ có cách để bạn phải nôn tiền ra thì mới nhận được thứ hàng hóa bạn cần. Nhưng tớ chưa bao giờ bỏ một cuộc điện thoại nào của bạn bè hỏi về sức khỏe, thậm chí tớ còn luôn gọi lại hỏi xem các bạn ấy đã ổn hay chưa? Mà không hề nhận lại một xu nào của các bạn ấy đâu nhé. Trong ngành Y, người ta cân đối giữa vấn đề kinh tế và lợi ích vô hình của BN như tâm lí, chất lượng cuộc sống, di chứng bệnh tật lâu dài. Và cái phía sau đấy, bác sĩ phải đánh đổi bằng chính áp lực tâm lí của bản thân, bằng gia đình của họ và bằng thiệt thòi về lương tháng cả đấy.
3. Thông tin không đối xứng: ng bệnh ko biết được thực tế của bệnh của mình bằng bác sĩ.
Điều này đúng, nhưng có ngành nào không như thế? Người mua máy tính đâu có biết được linh kiện được sản xuất tại Hoa Kỳ hay Trung Quốc? Người ăn cơm ở nhà hàng đâu có biết được nguồn gốc của con tôm? Nhưng các bạn vẫn phải cắn răng bỏ tiền ra trả đấy thôi. Và thế thì việc bạn lên án chúng tớ, bạn cũng cần nghĩ xem bạn có nên lên án chính bản thân mình hay không, khi mà chính bạn trong 10 năm, 20 năm tới, cũng nhiều khả năng là sẽ phải nghĩ kế sinh nhai 
Quay lại việc chúng tớ bảo "táo bón nặng đấy". Bạn ạ, không phải tự nhiên mà trong đầu bạn, táo bón là " ỉa được", còn chúng tớ có hẳn những quyển sách 100 trang, 200 trang dày đặc chữ chuyên chỉ nói về táo bón. Bạn nhìn ngành của chúng tớ giống như đứa trẻ lớp một mô tả bức tranh nàng Mona Lisa là "cái bà xinh xinh cười cười". Trước một bệnh nhân táo bón, chúng tớ có hàng tá câu hỏi để đánh giá xem táo bón có nặng không, nguyên nhân là do đâu, sẽ phải làm thêm xét nghiệm gì và cách xử trí ra sao.
Tớ đồng ý rằng có những người bác sĩ sẽ phóng đại sự nghiêm trọng lên để nhằm làm bệnh nhân phải suy nghĩ, phải quỵ lụy, phải đút lót, nhưng không phải tất cả mọi người đều làm như thế. Và bạn mua nhầm hàng của ông bác sĩ "dởm", thì nó cũng chỉ giống như những lần bạn mua nhầm máy tính đểu, ăn phải con tôm chết ... mà thôi. Người ta nói hãy là người tiêu dùng thông thái, vậy bạn hãy là người tiêu dùng thông thái đi. Bạn đi mua linh kiện vẫn hay nhờ người có chuyên môn đi cùng, vậy hãy thông minh và hỏi bác sĩ những câu như "Bệnh này nặng ở chỗ nào", "Cách xử trí ra sao", thậm chí "Tại sao lại chẩn đoán như thế, những triệu chứng nào ...". Và hãy kiểm chứng nếu cần. Tớ không giỏi giang cho lắm, nhưng bạn có thể hỏi tớ nếu muốn - vì tớ không nói dối bao giờ, cái gì không biết tớ sẽ nói không biết.
4. Bạn nói ngành Y độc quyền.
Đúng là ngành Y độc quyền, nhưng có ngành nào là ngành không độc quyền? Ông kiến trúc sư có đứng lên xây nhà thay cho thợ xây được không? Đầu bếp lớn lên ở thành phố có tự nhiên về quê cày ruộng được không? Bạn học tiếng Anh có tự dưng nói tiếng Pháp được không? Cái độc quyền mà bạn nói, thì đâu đâu cũng thế cả.
Vấn đề là gì? Bệnh viện có nhan nhản. Bạn không tin bệnh viện này, bạn đi bệnh viện khác. Bạn không tin bác sĩ này, bạn có quyền đòi yêu cầu đổi bác sĩ điều trị khác. Chẳng ai cấm bạn làm thế cả. Bác tớ lần trước mổ ở một viện xong bị nhiễm khuẩn vết mổ, lần sau bác ý sang bệnh viện khác và mổ xong thì cười tươi như hoa. Cho nên chuyện độc quyền, nó đúng khi bạn gom tất cả mọi thứ vào thành 1 cái là "ngành chăm sóc sức khỏe", còn chia nhỏ ra thành các đơn vị cơ sở như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám ... thì bạn có tha hồ sự lựa chọn.
5. Viện phí giá ngang thuê khách sạn, tiền thuốc men, chữa trị bệnh nhân phải trả đúng và trả đủ.
Bạn có biết là để vận hành bệnh viện, một ngày người ta cần bao nhiêu tiền không? Tiền đấy chi dùng cho việc gì, bạn đã bao giờ tìm hiểu chưa? Bạn có biết hiện giờ, theo tính toán của các bệnh viện tuyến quận/huyện, nếu không tăng giá viện phí thì trong 5 năm nữa, bệnh viện sẽ phải đóng cửa không?
Bạn đã bao giờ cầm cái hóa đơn thanh toán, và đọc kĩ từng mục xem bệnh nhân phải trả những cái gì. Cái mà bạn nói là "viện phí giá ngang thuê khách sạn", bạn nói tiền gi.ường đúng không? Tớ hỏi bạn có cái khách sạn nào 150k/ngày không? Mà cái 150k đấy là vừa trả tiền chi phí vận hành bệnh viện, lại còn vừa để trả tiền cho nhân viên y tế đấy bạn ạ.
Không phải tự nhiên giá viện tư lại cao hơn viện công, bạn nhỉ? Rõ ràng là phải có những lí do riêng của nó. Vấn đề này, bạn thử tự tìm hiểu xem sao nhé.
6. Còn vấn đề sao lương lại thấp, phải quay lại hỏi ông Giám đốc bệnh viện của các bạn!
Ở công ty các bạn, lương thấp bạn làm gì? Biểu tình? Tớ đố bạn biểu tình ở bệnh viện được đấy? Bạn đã đọc cái vụ biểu tình ở Ấn Độ chưa? Biểu tình 1 phát xong, có mấy chục bệnh nhân nặng chết luôn trong ngày đầu. Tớ nói rồi, bọn tớ là nhân viên y tế, bọn tớ không làm thế được. Thế nên lương thấp thì vẫn phải cắn răng mà làm thôi. Còn chuyện vì lương thấp nên phải đi hành hạ bệnh nhân thì không phải ai cũng làm thế đâu bạn ơi. Có nhiều người thích tiền thì không nghèo nhưng vẫn vòi, mà nhiều người nếu cuộc sống còn xoay sở được, người ta chẳng cần đến bệnh nhân trả tiền cho đâu.
Tiền mà các bác sĩ kiếm được nhiều khi là do họ ngồi phòng khám, họ làm thêm ở ngoài, thậm chí có những người làm cả những công việc ngoài ngành nữa. Tớ chưa đi làm tớ chưa biết sau này tớ phải xoay sở như thế nào với cuộc sống, nhưng tớ dự định nếu công việc không quá bận, thì nguồn kiếm thêm của tớ là đi làm dịch thuật, đi ngồi phòng khám, đi chăm sóc sức khỏe tại nhà ... chứ không phải là trấn lột của bệnh nhân tại bệnh viện đâu bạn ạ.
Đừng nghĩ ai cũng xấu xa như thế.
7. Tớ chán phải đi ca lại bài ca khổ sở với các bạn lắm rồi. Nhưng để tớ kể cho bạn vài ba mẩu chuyện nhỏ trong những ngày làm sinh viên của tớ.
Tua trực Dị ứng của tớ nhàn như đi chợ. Nhưng các chị y tá tiêm bệnh nhân từ 8h sáng đến 12h trưa mới được ăn cơm, chiều họ lại làm việc từ 2h đến 4h chiều. Tớ có ý muốn giúp các chị, mà các chị còn bảo đây là việc của họ, tớ không cần phải làm, tớ cứ đi làm việc của mình đi.
C6 Tim mạch nổi tiếng là đông bệnh nhân và công việc vất vả. Một chị y tá cùng 2-3 bạn học sinh, tiêm quần quật phục vụ cho 120 bệnh nhân từ 6h chiều đến 12h đêm mới được nghỉ. Có những hôm các chị y tá không rời chân khỏi phòng hành chính một lúc nào, cả đêm không ngủ vì bệnh nhân nặng.
Tớ đi trực, có những đêm trực thức trắng đêm, vừa định đi ngủ thì bệnh nhân diễn biến. Có những bệnh nhân dù không muốn nhưng tớ phải đo huyết áp 1 tiếng/lần. Tớ đố bạn ngủ được cái kiểu đo xong huyết lại vào ngủ đúng 50 phút xong tỉnh dậy đi đo tiếp, rồi lại về ngủ. Trong khi các bạn thức đêm xem xiếc, wei tei, fap fap, thì tớ đang làm như một con trâu ở viện.
... Đấy, các bạn cứ thử nghĩ xem cái độ vất vả của công việc nó như thế nào? Chưa kể trực cấp cứu ngoại, bệnh nhân chấn thương toàn là đâm chém, côn đồ rồi HIV nhảy chồm chồm trong viện. Người ta nói cái nghề Y là cái nghề có nguy cơ cao, là có lí do cả đấy bạn ạ; chứ nó không được ngồi mát ăn bát vàng như nhiều người vẫn lầm tưởng đâu.
Nói tóm lại, nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng về một bác sĩ A, B, C nào đó cụ thể thì bạn cứ nói thẳng ra, và phải có đầy đủ bằng chứng nhé. Còn đừng vơ đũa cả nắm, dùng một hai cái hiểu biết phiến diện nhỏ tí xíu của mình về một ngành khác để công kích. Người trong ngành chúng tớ cũng đông, nếu muốn làm cho cái xã hội này hiểu tầm quan trọng của chúng tớ thì dễ thôi, nghỉ làm 1 ngày là ra hết mọi vấn đề. Nhưng mà làm thế thì chúng tớ là tội nợ của xã hội. Nên hàng ngày vẫn bao nhiêu anh chị bác sĩ y tá cắm đầu vào làm việc, bỏ qua những nỗi nhục nhã từ phía bệnh nhân và gia đình bệnh nhân ban phát cho, sống như một bức tượng trước những bài báo, những lời đồn thổi thất thiệt, mà trong lòng vẫn khóc thầm vì mình không như thế.
Chuyện ngành chúng tớ đến đây là hết. Nếu bạn là người sống có tâm thì bạn hãy đến khoa A9, khoa Thận tiết niệu, khoa Tiêu hóa, khoa Hô hấp, khoa Thần kinh ... của bệnh viện Bạch Mai, hãy đến Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật sọ não, phòng khám cấp cứu ... của bệnh viện Việt Đức ... và chiêm ngưỡng một ngày làm việc của các nhân viên y tế.
Hãy ghi lại một ngày họ nhận được bao nhiêu tiền từ bệnh nhân, bao nhiêu % trong số đó là lời cảm ơn từ bệnh nhân mà họ đã từ chối, so sánh với công sức họ bỏ ra trong một ngày làm việc vất vả ... và xem, với đầu óc của một nhà kinh tế, là bạn thì bạn có chịu đầu tư bản thân cho những công việc như thế không
Thế mà chúng tớ dám đấy (mà bonus là lúc lao vào cái nghề này, chúng tớ còn chưa định hình được liệu 20 năm sau, chúng tớ có giàu được như các bạn vẫn nói hay không đâu nhé).