Bài giảng :Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( TTQT )

1.1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản suất hàng hoá phát triển không ngừng. Việc trao đổi hàng hoá, tiền tệ giữa các nước ngày càng mở rộng và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia, từ đó thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng. Về bản chất, Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng.

Với xu hướng hội nhập quốc tế, thanh toán quốc tế trở thành nghiệp vụ ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Thanh toán quốc tế bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Thanh toán phi mậu dịch phát sinh trên cơ sở các khoản chuyển giao vốn đầu tư, chuyển giao thu nhập, chuyển giao lợi nhuận...

Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa hai khách hàng, quan hệ thanh toán quốc tế rất phức tạp vì quan hệ kinh tế giữa người thụ hưởng và người chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau nên khó có đủ thông tin chính xác về nhau. Hơn nữa, thanh toán quốc tế ở những nước khác nhau thì các điều kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: Thanh toán chuyển tiền, thanh toán uỷ thác thu, thư tín dụng, séc, thẻ thanh toán quốc tế... Các phương thức thanh toán này thực hiện theo thông lệ quốc tế về thanh toán quốc tế và quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc áp dụng hình thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn, tuỳ thuộc vào quan hệ kinh tế; độ tín nhiệm; loại hàng hoá dịch vụ được mua, bán hoặc trao đổi giữa hai khách hàng, và để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, hạn chế bới rủi ro trong thanh toán.

Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng, các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng đại lý. Các ngân hàng càng có nhiều quan hệ tiền gửi với nhiều ngân hàng đại lý thì khả năng phục vụ trong thanh toán quốc tế càng tăng lên. Tuy nhiên khi mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thì vốn bị phân tán, cũng như tăng rủi ro đối tác. Vì vậy khi tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tại những ngân hàng đại lý lớn, có uy tín ở các thị trường có nhiều giao dịch, quan hệ kinh tế. Các ngân hàng có nhiều chi nhánh cũng sẽ tập trung thanh toán qua một hoặc một số đầu mối tại trung ương hoặc tại các chi nhánh lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán quốc tế.
ST
 

Đính kèm

  • Chương VI.docx
    122,1 KB · Lượt xem: 294
×
Quay lại
Top