Bài giảng:Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ , vàng bạc

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Chương

Kế toán nghiệp vụ kinh doanh

Ngoại tệ và vàng bạc

1. Kế toán kinh doanh ngoại tệ

1.1. Những vấn đề chung về kế toán kinh doanh ngoại tệ

1.1.1.Khái quát nội dung kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thưng mại

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thưng mại bởi vì thông qua nghiệp vụ này, một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thưng mại, mặt khác để các ngân hàng thưng mại (đặc biệt là hệ thống ngân hàng thưng mại Nhà nước) góp phần điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách qun lý ngoại hối của Nhà nước, từ đó có tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập cũng như các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Các ngân hàng thưng mại kinh doanh ngoại tệ phi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và chấp hành quy định của Nhà nước về qun lý ngoại hối.

- Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thưng mại có các hình thức chủ yếu sau:

+ Mua bán ngoại tệ:

Mua bán trao ngay (Spot)

Mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Nghiệp vụ hoán đổi kép (Swap).

v..v...

Việc mua bán có thể thực hiện trực tiếp giữa các ngân hàng với khách hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân hoặc thực hiện ở thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

+ Chuyển đổi ngoại tệ hay kinh doanh giữa các loại ngoại tệ với nhau.

Chuyển đổi ngoại tệ là việc đổi loại ngoại tệ này lấy một loại ngoại tệ khác: Nghiệp vụ này được áp dụng đối với khách hàng trong nước và chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài. Thực chất của chuyển đổi ngoại tệ cũng là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thưng mại.

+ Bo qun chứng từ có giá trị ngoại tệ.

Bo qun chứng từ có giá trị ngoại tệ như các loại séc, các giấy tờ có giá khác của ngân hàng thưng mại nhằm thu phí hoặc mua lại dưới hình thức chiết khấu. Đây cũng là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thưng mại.

- Tỷ giá trong mua, bán kinh doanh ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ:

Đối với nghiệp vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ trong nước hạch toán theo tỷ giá thực mua, thực bán; đối với các các nghiệp vụ khác hạch toán theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Hàng ngày các ngân hàng niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ gồm tỷ giá trao ngay và tỷ giá có kỳ hạn trên c sở tham chiếu tỷ giá ở thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ phi đm bo cho ngân hàng thưng mại kinh doanh có l•i nhưng không được vượt quá biên độ điều hoà cho phép của ngân hàng Nhà nước so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố (hiện nay ở Việt Nam đang trong quá trình tiến tới tự do hoá về tỷ giá do vậy vẫn phi căn cứ vào tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố để định tỷ giá mua, bán ngoại tệ).

- Các khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng từ hoạt động đầu tư vốn, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ được thực hiện bằng tỷ giá thực mua, thực bán của ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập, chi phí thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ để chuyển thành đồng Việt Nam, trên c sở đó để xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và các quan hệ khác. Như vậy, đối với khoản thu nhập bằng ngoại tệ, ngân hàng mua của khách hàng khoản ngoại tệ mà lẽ ra khách hàng phi mang ra thị trường ngoại tệ bán đi để lấy VND tr l•i, phí cho ngân hàng. Đối với khoản chi phí bằng ngoại tệ thì lẽ ra ngân hàng phi đưa ra thị trường ngoại tệ bán đi lấy VND để tr cho khách hàng nhưng ngân hàng thưng mại có chức năng kinh doanh ngoại tệ nên thực hiện luôn nghiệp vụ này.
ST
 

Đính kèm

  • Chương v.docx
    36,4 KB · Lượt xem: 1.378
×
Quay lại
Top