Áp lực học tập

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Công việc của chị đến chỉ đơn giản là làm bài hộ em ý để em có thể đạt được điểm thật cao ở lớp.

Sau khi đọc được một bài báo của một chị đi dạy gia sư với những nỗi niềm chăn trở riêng của mình, tôi thật sự rất xúc đồng cảm thấy cuộc sống bây giờ thay đổi nhiều quá, con người ta chỉ mải mê chạy theo thành tích để cho con mình cũng bằng bạn bằng bè mặc kệ con có suy nghĩ như thế nào, áp lực mệt mỏi ra sao.

Trong bài báo này chị có tâm sự người đầu tiên đi dạy là một cô bé học lớp 9, công việc của chị chỉ đơn giản là làm bài hộ em ý để em có thể đạt được điểm thật cao ở lớp, ngoài ra thời gian dạy, chị phải ngồi nghe cô bé đó giới thiệu hết đồ hiệu này, đồ trang điểm nọ, cô bé chẳng quan tâm đến việc học vì cô nói bố mẹ em đã lo :“một suất vào cấp ba rồi, nên chị chỉ cần làm bài tập giúp em đạt điểm cao lên là được”, nhưng với lương tâm nghề nghiệp chị đã không cho phép mình kéo dài thời gian ở đó, một thời gian sau chị cũng xin nghỉ việc.

Qua câu chuyện ta thấy rằng nhiều bố mẹ phụ huynh muốn con mình phải học giỏi, đạt được mọi kết quả tốt, nhưng tất cả việc làm của phụ huynh đó đã ngược lại với mục tiêu của họ. Họ đã gieo vào suy nghĩ đứa con mình sự ỷ lại, chỉ cần có tiền là có tất cả điều mình muốn một cách dễ dàng, mà không phải là nhọc công vất vả kiếm được đồng tiền đó, họ không cho con cái thấy tính cách đáng quí của con người cần phải tự lập, vươn lên, chấp nhận mọi thất bại để hướng tới cuộc sống của mình. Ngoài ra họ cũng không có nhận thực được rằng nếu mà đã làm việc không tốt kia - lo cho con vào cấp ba, thì họ cần gì phải mời thêm gia sư về để dạy nâng cao kiến thức cho con mình nữa, như vậy vừa tốn tiền của thời gian công sức mà không đem lại giá trị gì cho chính
người con đó cùng gia đình họ.

649722-12.jpg


Khi nghỉ công việc ở đó chị lại tiếp tục đi tìm cơ hội khác, sau đó chị đã tìm phụ đạo cho một em trai học sinh lớp 1. Đặc điểm của cậu bé này bám mẹ và hay khóc nhè, tuy con mới học lớp 1 nhưng do sợ thua kém bạn bè nên phụ huynh đã sắp xếp lịch kín cả ngày, sáng em học ở trường, trưa ở lại ăn cơm, chiều học thêm nhà cô giáo, tối về được kèm bởi gia sư… Dường như nhìn vào thời gian biểu của em nhỏ này, thật sự còn khắt khe hơn cả chính những người lớn, không có bất kỳ một phút nào dành cho nghỉ ngơi thư giãn, mà ở cái lứa tuổi này để trẻ phát triển đầy đủ thể chất năng động là phải được nô đùa chạy nhảy chứ không phải suốt ngày ở nhà ôm khư khư cuốn sách học, không biết cuộc sống xung quanh đang diễn ra như thế nào.

Hậu quả em bé này học hành luôn uể oải tiếp thu chậm, những dòng chữ em viết có sức nặng đè xuống nghiêng đổ, trong lúc học mắt cứ dịp lại vì thiếu ngủ do phải chịu áp lực học quá nhiều. Xét cho cùng không phải cái gì nhiều cũng tốt, cũng đem lại kết quả, nhìn vào cậu bé thật sự rất buồn qua phương pháp dạy con của các phụ huynh, chỉ vì cái sỹ diện của bố mẹ mình, các em phải gồng mình gánh những cặp sách nặng trĩu, nhìn vào lịch học tập của các em đến người lớn cũng phải giật mình lắc đầu ngao ngán.
Trẻ con sao giờ nó học nhiều thế?

Ngày nhỏ chúng tôi bằng tầm tuổi các em, học tập với chúng tôi như những trò chơi, mỗi ngày đến lớp vô cùng háo hức cười nói rộn ràng, có khi nghỉ ở nhà một buổi vì ốm lại ngồi khóc “tu tu” không được gặp bạn bè, không được cô giáo dạy hát, dạy toán, tiếng việt… Không chỉ vậy tuổi thơ chúng tôi được trải qua là những trò chơi trẻ con: bịt mắt đi tìm, chơi đồ, chơi khăng, đánh đáo, bắt ve, đá bóng… Như trong bài báo đó chị viết: “Cả thế hệ bạn bè và tôi cũng như vậy, lớn lên cũng có thua kém gì so với học sinh thành phố đâu”.

Không chỉ với các em nhỏ mà ngay cả chính các bạn teen cũng đang vô hình bị áp lực học tập rất nhiều, ngày nào các bạn cũng phải bám trụ các lớp học thêm, về tới nhà chưa kịp nghỉ ngơi đã bị bố mẹ giục ăn uống tắm rửa ngồi vào bàn học . Chính những áp lực to lớn đó nhiều bạn đã tìm ra cách là chống đối bố mẹ, bỏ nhà, đua đòi, chứng tỏ bố mẹ đã sai, học hành giảm sút… Sự dồn tụ lâu ngày rồi bỗng nhiên được bung ra mang lại nhiều hậu quả đáng buồn.

Trong mọi chuyện dù khó khăn như thế nào đều sẽ tìm ra được giải pháp. Nếu bạn đang gặp vấn đề trên một lời khuyên có ích đó là các bạn hãy ngồi lại nói chuyện với bố mẹ, thổ lộ một cách chân thành, giải thích để bố mẹ hiểu những áp lực mình gặp phải, những vấn đề trong cuộc sống nhằm tìm ra giải pháp, cũng từ đó tôi thấy rằng qua việc nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, giúp mình thoải mái hơn và bạn cũng gia tăng thêm tình cảm chính mình với bố mẹ, bạn cũng sẽ hiểu nỗi lòng bố mẹ hơn qua buổi tiếp xúc đó, hiểu khó khăn bố mẹ gặp phải cùng đó là thông cảm khi bố mẹ bắt chúng ta như vậy. Hoặc nếu bạn chưa đủ tự tin, hãy tìm đến một người thân bên cạnh bố mẹ, nói cho họ hiểu nhờ họ tác động, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả bất ngờ đó.

Qua đây cũng mong các bậc phụ huynh nên thấu hiểu những nỗi lo lắng của con trẻ, để áp dụng những phương pháp đúng, đơn giản không cần phải gò ép mà hãy để các bạn tự phát huy tiềm năng, năng lực vô tận của chính mình, biết vượt qua mọi khó khăn phía trước, qua đó các bạn cũng học được cách sống tự lập cho bản thân, hiểu giá trị cuộc sống công lao bố mẹ yêu thương gia đình mọi người xung quanh.

Chúng ta hãy dành cho mình sự thoải mái, loại bỏ áp lực để làm những điều mình mong muốn vui vẻ và hạnh phúc bình yên mọi người nhé !
Theo Mực Tím
 
chời ơi =.=
ngay cả ở mấy tỉnh lẻ
đi học trên trường 8 tiếng
về học từ 5-> 7 h rồi lại chạy sô 7-> 9 h :-<
 
nhớ hồi học cấp 3, sáng học từ 7-12h , chiều từ 1h30-4h30 tối học thêm từ 7-9 h tối @-) đạp xe về nhà vừa đói, mệt , muốn lăn ra ngủ mà vẫn phải chống mắt lên cặm cụi chuẩn bị bài hôm sau @-) ôi thấy hồi đó mình chăm thật , giờ còn không được nổi một nửa như hồi đó, lười như Heo>< mà chẳng biết áp lực gì nhỉ :-/
 
×
Quay lại
Top