Ấn Độ: Khi Phật tử đại khai sát giới

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Ấn Độ: Khi phật tử “đại khai sát giới”!
Thứ sáu, 02/08/2013 08:10

(CATP) Bodh-Gaya là một thánh địa an bình. Nơi mà Đức Phật Thích Ca ngộ đạo, ngày nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Mỗi năm có hàng triệu người hâm mộ từ khắp thế giới đến hành hương. Thanh bình đã bị phá tan và ngôi đền biến thành dị dạng sau 10 quả bom nổ liên tục làm hai nhà sư bị thương. Ba quả bom khác may mắn được tháo ngòi nổ kịp thời. Ai dám tưởng tượng thánh địa này ngày nay trở thành đẫm máu? Thế nhưng nó đã thực sự xảy ra vào sáng chủ nhật 7-7-2013.

Phật giáo chủ trương bất bạo động, nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn tín đồ mình “đại khai sát giới”. Ngay bây giờ lẫn trong quá khứ. Thảm họa Khmer đỏ cũng xuất phát từ Phật giáo. Pol Pot lúc còn nhỏ đã từng là một... nhà sư. Chẳng phải lần đầu tiên các nhà sư Myanmar xem bạo động là sách lược của mình. Tại Sri Lanka cũng thế. Mối quan hệ giữa bạo động và Phật giáo đã có từ lâu trong lịch sử.

Theo nhà điện ảnh Tây Tạng Pema Dondhup Gakyil, phật tử cũng chỉ là con người bình thường. Bộ phim Chúng tôi không phải là nhà sư - We’re No Monks của ông phát hành năm 2004 làm đảo lộn khuôn mặt bất bạo động của Phật giáo. Ông giải thích: “Vấn đề mà bộ phim của tôi đặt ra là: con người có thể còn kiên nhẫn đến bao lâu?”. Kiên nhẫn cũng là một điều bắt đầu thiếu tại vương quốc Phật giáo Thái Lan. Cuộc nổi dậy của người Hồi ở miền nam đã làm cho 5.000 người chết kể từ năm 2004. Một số phật tử trong vùng, kể cả các nhà sư cũng cầm vũ khí và thành lập các đội dân quân tự vệ.

Nhiều người cố tìm hiểu vì sao Phật giáo, một tôn giáo chủ trương “từ bi hỉ xả” lại trở thành mục tiêu ở Bodh-Gaya. Muốn giải thích nó, có lẽ phải nhìn sang lân bang của Ấn Độ, cách đó khoảng 2.000km: Myanmar. Ở đó, một hình thức Phật giáo mới xuất hiện và đang phát triển, buộc người Hồi giáo phải trốn chạy. Với các tín đồ, đã là người Myanmar, tất nhiên phải là... phật tử. Họ thích mang dao búa hơn là cầu nguyện. Họ không ngần ngại đập người Hồi giáo cho đến chết. Họ vô liêm sỉ đốt nhà người khác tôn giáo với mình. Đó là một cuộc xung đột khiến cho Ấn Độ lo lắng. Nó không chỉ tạo ra một dòng người Hồi giáo thuộc bộ tộc Rohingyas chạy sang Ấn tị nạn, mà nọc độc còn có thể lan đến xứ này nữa. Các nhà điều tra vụ nổ tại Bodh-Gaya không loại trừ khả năng người Hồi giáo quá khích báo thù cho những vụ tàn sát ở Myanmar. Nếu còn nghi ngờ giả thuyết này, cũng phải công nhận xung đột đang xâu xé Myanmar hiện nay là rất nghiêm trọng.

Mối quan hệ với Pakistan cũng được xem xét đến, bởi những nỗ lực của xứ này ở các diễn đàn quốc tế, như hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Liên minh Hồi giáo, nhằm thu hút sự chú ý của thế giới vào tình hình của bộ tộc Rohingyas. Quả vậy, một vụ phá hoại như ở Bohd-Gaya sẽ thúc đẩy cộng đồng quốc tế chú ý đến họ, cùng lúc gây chia rẽ và bất ổn cho xã hội Ấn Độ. Mặt khác, chính phủ Ấn Độ cũng chú ý đến Phật giáo quá khích tại Sri Lanka, nơi căng thẳng giữa cộng đồng Phật giáo đa số với Hồi giáo thiểu số cũng hết sức gay gắt. Khác với Myanmar, nơi ít nhất chính phủ cũng tạo cảm giác muốn giới hạn xung đột, tại Sri Lanka nhiều quan chức cao cấp công khai xúi giục phật tử bạo động. Nhưng cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Kanwal Sibal không tin Phật giáo quá khích sẽ được phổ biến: “Khác với Hồi giáo, Phật giáo quá khích không có mặt trong giáo lý”.

Theo Gyana Ratna, giáo sư Trường Đại học Chittagong tại Bangladesh, bạo động tôn giáo được nuôi dưỡng bằng nguyên nhân phi - tôn giáo, như do quá nghèo khổ. Điều này đặc biệt đúng tại Myanmar, nơi cái nghèo ngự trị khắp nơi. Một vụ xung đột xảy ra chỉ vì tranh cãi giá cả của một món đồ trang sức tại cửa hàng của một người Hồi giáo.

BẢO LONG (lược dịch)

https://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1120&id=500390
 
×
Quay lại
Top