4 lý do doanh nghiệp của bạn cần một luật sư tư vấn

luuthingaqh2017ektqt

Thành viên
Tham gia
1/12/2019
Bài viết
10
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh, điều quan trọng là phải thuê một luật sư càng sớm càng tốt. Một luật sư kinh doanh có kinh nghiệm sẽ hiểu các yêu cầu pháp lý và cung cấp cho bạn các giấy tờ cần thiết cần thiết để bắt đầu. Nếu bạn quyết định bắt đầu kinh doanh mà không có luật sư, bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn về luật pháp sau này. Dưới đây là 9 lý do tại sao doanh nghiệp của bạn cần một luật sư tư vấn:
1. Hình thức kinh doanh

Mỗi hình thức kinh doanh ví dụ như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân… lại có quy định trách nhiệm pháp lý của những người tham gia lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như cách thức hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn hình thức kinh doanh nào là tốt nhất cho mục tiêu khởi nghiệp của mình hoặc nếu bạn đang bắt đầu một xây dựng doanh nghiệp mà có nhiều nhà đầu tư hoặc đối tác, thì nên tham khảo ý kiến luật sư tư vấn. Họ có thể giúp bạn khám phá những ưu và nhược điểm của các hình thức kinh doanh khác nhau và đưa ra quyết định đúng đắn.
2. Tuân thủ luật pháp
Pháp luật luôn có các quy định và điều khoản bổ sung. Khi doanh nghiệp hoạt động giao dịch tài chính, xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư phát triển... có những quy tắc và quy định nhất định bạn phải tuân thủ. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi tự nghiên cứu các quy định thì cũng không thể nào có thời gian sàng lọc tất cả các luật để chắc rằng mình tuân thủ đầy đủ từng điều khoản. Chưa kể còn có nguy cơ phát sinh những hậu quả không mong muốn. Nhưng với một luật sư kinh doanh ở bên cạnh, bạn có thể đảm bảo công ty của bạn tuân thủ tất cả các luật hiện hành và tránh kiện tụng tốn kém.
3. Dự thảo và đàm phán hợp đồng
Hợp đồng đóng một phần quan trọng trong các doanh nghiệp, bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Một luật sư giỏi ở bên có thể giúp bạn phát triển các hợp đồng để tránh xa những rắc rối pháp lý tiềm ẩn. Họ không những xác định các điều khoản phức tạp và đảm bảo ngôn từ được sử dụng phù hợp mà còn có thể thêm những điều khoản mang lại lợi ích tốt nhất cho bạn trong các bản hợp đồng.
4. Thương hiệu và sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ được coi tài sản quý của mỗi doanh nhân. Bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu là công cụ hữu ích để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trục lợi từ doanh nghiệp của bạn. Quyền cá nhân của bạn đối với ý tưởng của bạn có thể gặp rủi ro nếu không được bảo vệ và phạm sai lầm trong lĩnh vực này có thể rất tốn kém. Do đó tạo một khung nền tảng về chuyên môn pháp lý vững chắc từ những luật sư tư vấn là một yếu tố rất quan trọng.
5. Giải quyết các tranh chấp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không tránh khỏi gặp phải các xung đột. Ví dụ như tranh chấp nội bộ giữa cổ đông góp vốn, vấn đề lương thưởng của nhân viên,...Tranh chấp doanh nghiệp với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay với các cơ quan nhà nước về vấn đề thuế, xuất nhập khẩu, vi phạm hành chính, chính sách đầu tư, bảo hiểm xã hội...Trong những trường hợp này, vai trò của luật sư tư vấn là vô cùng cần thiết để đảm bảo công bằng quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các vụ kiện.
 
×
Quay lại
Top