gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Thành công trên thị trường chứng khoán đạt được bằng cách tránh mắc phải những sai lầm cổ điển thường do các nhà đầu tư ít thành công mắc phải. Dưới đây là những sai lầm mà bạn phải tránh:

1. Cương quyết giữ lại cổ phiếu chịu lỗ:


Bạn không muốn chịu lỗ, bạn chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ này càng lớn cho đến khi không còn giá trị nữa. Cho đến nay thì đó là sai lầm hầu hết của các nhà đầu tư mắc phải. Theo O’Neil thì ông luôn bán ngay cổ phiếu chịu lỗ khi cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%, tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua được thời điểm khó khăn để tiếp tục đầu tư huy động vốn.

2. Mua cổ phiếu khi các cổ phiếu đó đang giảm giá, do đó sẽ gây ra các kết quả bi thương:

Một vài cổ phiếu đang giảm giá trông như rất hời vì nó trông rẻ hơn so với vài tháng trước. Đa số những công ty giá cổ phiếu rẻ chỉ vài ngàn đồng là những công ty sắp phá sản, khó có khả năng tăng trưởng vì thế bạn ko nên mua làm gì để chờ đợi và hy vọng hão huyền.

Nếu nhà đầu tư nào mua cổ phiếu DVD này khi đang trên đà đi xuống thì cổ phiếu chỉ còn giấy lộn, vì sau này công ty đã phá sản vào năm 2011

Một cố phiếu khác nữa là NTB nếu nhà đầu tư nào mua vào lúc bắt đầu niêm yết ra công chúng năm 2010 khi giá cổ phiếu là 40.000đ và được bầu Hiển làm nhà đầu tư chiến lược, và bắt đáy đi xuống thì hiện nay cổ phiếu này chỉ còn giá 3.000đ, một sự thua lỗ đau đớn

3. Giá cổ phiếu giảm trung bình còn hơn tăng khi mua:

nếu bạn mua một cổ phiếu giá 40.000đ và sau đó mua thêm ở giá 30.000đ giá trung bình là 35.000đ, như vậy bạn đang đi theo những thua lỗ khác. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra nhiều thua lỗ nghiêm trọng và làm cho bạn ngày càng lỗ nhiều.

4. Mua một lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì mua cổ phiếu giá cao hơn nhưng với số lượng ít hơn:

Nhiều người nghĩ rằng nên mua thêm nhiều cổ phiếu với số lượng khoảng 100 hay 1000 cp. Điều này làm cho họ có cảm giác là mua được nhiều cổ phiếu hơn từ số tiền họ có. Họ không mua 30 hoặc 50 cổ phiếu có giá cao hơn, của các công ty hoạt động tốt hơn. Bạn nên mua các cổ phiếu tốt nhất hiện có, chứ không phải đổ xô đi mua các cổ phiếu rẻ nhất.

Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại được khi nhìn thấy các cổ phiếu có giá 4000, 6000đ hoặc 10.000đ hoặc thấp hơn là rất rẻ vì các lý do. Các cổ phiếu này hoặc là hoạt động kém cỏi trong quá khứ hoặc là hiện nay đang xảy ra vấn đề gì đó. Cổ phiếu giống như một loại hàng hóa khác, những cổ phiếu tốt nhất không bao giờ được bán với giá rẻ nhất. Còn nữa các cổ phiếu có giá thấp thường mất thêm tiền hoa hồng cộng vào giá vốn. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp, và các quỹ đầu tư thường không đầu tư vào các cổ phiếu có giá thấp, vì vậy khi bạn mua cổ phiếu giá cao thì sẽ có cơ hội tăng nhanh và bứt phá nếu các quỹ đầu tư mua vào.

5. Mong muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng:

Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết, chỉ vội vàng học những phương pháp cơ bản nhất hay chỉ nắm được các kỹ năng và nguyên tắc cần thiết sẽ khiến bạn sớm bị thua lỗ. Bạn lao vào mua một cổ phiếu quá nhanh và sau đó chần chừ không chịu bán lỗ khi cổ phiếu đó ngày càng giảm giá. Làm như vậy chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ.

6. Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, các tin đồn:

Những tuyên bố, các sự kiện tin tức, câu chuyện, những gợi ý từ dịch vụ tư vấn hay quan điểm cá nhân mà bạn nghe được từ các chuyên gia về thị trường trên tivi. Nói cách khác là nhiều người quá mạo hiểm đầu tư với số tiền khó nhọc mà họ kiếm được vào cổ phiếu mà một người nào đó nói, thay vì dành thời gian để nghiên cứu học hỏi và nắm chắc các cổ phiếu đó hoạt động như thế nào. Kết quả họ đã thua lỗ rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và gợi ý mà bạn nghe được đơn giản là không đúng.

7. Lựa chọ các cổ phiếu hạng nhì chứ không phải các cổ phiếu đầu ngành bởi vì chỉ nhìn thấy P/E thấp:

Các tỷ lệ lợi tức và giá /doanh thu không thể quan trọng bằng tốc độ tăng doanh thu/cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp công ty càng trả nhiều lợi tức thì công ty đó càng yếu kém. Đối với tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/E có thể thấp bởi vì trong quá khứ thành tích của công ty kém cỏi.

8. Không bao giờ ra khỏi cửa bởi vì các tiêu chuẩn lựa chọn nghèo nàn và không biết chính xác cần tìm kiếm cái gì ở một công ty thành công.

Nhiều người mua cổ phiếu hạng tư hạng năm, các cổ phiếu này hoạt động rất kém, không biết rõ doanh thu, tốc độ giao dịch và tiền hoàn vốn. Những người khác lại đang tập trung vào những cổ phiếu đang được tích lũy quá cao, hoặc có chất lượng thấp, trong các ngành công nghệ có nhiều rủi ro.

9. Mua cổ phiếu của các công ty cũ mà bạn đã quá quen:

Có thể bạn từng làm việc cho một công ty nào đó nhưng không nhất thiết bạn phải chọn cổ phiếu của công ty đó để mua. Có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt lại nằm ở các tên tuổi công ty khác mà bạn chưa biết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chút bạn có thể phát hiện ra và kiếm được lợi nhuận trước khi nó trở thành tên tuổi thân quen với bạn.

10. Không thể nhận ra (và tuân theo) các thông tin và lời khuyên hữu ích.

Bạn bè, họ hàng và một số nhà môi giới cổ phiếu nhất định và các dịch vụ tư vấn đều có thể trở thành các nguồn cung cấp cho bạn những lời khuyên sai. Chỉ có một số trong rất ít số đó mới đáng để bạn xem xét.

11. Không sử dụng biểu đồ và lo sợ mua các cổ phiếu đang tăng lên đến mức giá cao mới.

Hơn 98% nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu đang tăng lên một mức giá cao mới dường như quá cao. Thời điểm tốt nhất để mua một cổ phiếu trong thị trường đầu cơ giá lên là khi mua cổ phiếu đó lần đầu tiên tăng giá vượt qua khu vực giá cơ bản ban đầu của thời gian ít nhất 7 hoặc 8 tuần

12. Vội vàng bán đi các cổ phiếu đang lên giá trong khi giữ lại các cổ phiếu đang giảm giá:

Nói cách khác là bạn làm ngược lại những gì đáng ra bạn nên làm, bán ngay các cổ phiếu đang giảm giá và giữ lại các cổ phiếu đang tăng giá.

13. Lo lắng quá nhiều về thuế và hoa hồng:

Mục đích chính của đầu tư của cổ phiếu là thu về lợi nhuận thực. Quá lo lắng về thuế sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu hợp lý với hy vọng không phải nộp thuế. Một số nhà đầu tư tự thuyết phục họ rằng họ không thể bán cổ phiếu đi vì lo sợ phải nootpj thuế, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm.

14. Tập trung thời gian của bạn vào việc nên mua cổ phiếu nào và khi đã quyết định mua thì lại không hiểu khi nào hoặc trong điều kiện nào thì nên bán cổ phiếu.

Hầu hết các nhà đầu tư đều không có quy luật hay kế hoạch bán cổ phiếu. Như vậy họ chỉ có cơ hội thành công một nửa.

15. Không hiểu được tầm quan trọng của việc mua các cổ phiếu chất lượng cao

với sự tài trợ và sở hữu của các quỹ đầu tư và tầm quan trọng của việc biết cách sử dụng biểu đồ để có thể cải thiện đáng kể việc lựa chọn và thời gian cho bạn.

16. tập trung quá nhiều vào các lựa chọn tương lai

bởi vì họ nghĩ rằng đó là cách làm giàu nhanh chóng. Một số nhà đầu tư cũng tập trung quá nhiều vào các lựa chọn ngắn hạn, giá thấp, các lựa chọn này thường không ổn định và có nhiều rủi ro hơn.

17. Ít giao dịch tại thị trường và thích sử dụng giới hạn theo lệnh mua và bán:

Làm như vậy họ không thể tập trung vào sự biến động lớn hơn và quan trọng hơn của cổ phiếu.

18. Không có khả năng quyết định khi cần đưa ra quyết định:

Nhiều người không biết họ nên bán, mua hay giữ lại. Hầu hết mọi người không tuân theo một kế hoạch đã được chứng minh là đúng, một loạt các nguyên tắc nghiêm ngặt hay các quy luật mua bán cổ phiếu để hướng dẫn họ một cách chính xác.

19. Không nhìn vào cổ phiếu một cách khách quan:

Nhiều người lựa chọn các cổ phiếu mà họ ưa thích và đông ý mua, thay vì dựa vào hy vọng và các ý kiến cá nhân của họ, các nhà đầu tư thành công thường chú ý đến thị trường. Thị trường luôn đúng.

Theo hocchungkhoan
 
×
Quay lại
Top