17 khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo

red dust

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/12/2011
Bài viết
2.998
Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.

Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

SinhVienIT.Net---1530268-toi-tao-ra-cuoc-doi-toi-1373617075-650x0.jpg


Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


SinhVienIT.Net---1530268-nguoi-giau-choi-de-thang-1373617071-650x0.jpg


Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.


SinhVienIT.Net---1530268-quyet-tam-lam-giau-1373617073-650x0.jpg


Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

SinhVienIT.Net---1530268-nguoi-giau-suy-nghi-lon-1373617072-650x0.jpg


Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

SinhVienIT.Net---1530268-tap-trung-vao-cac-co-hoi-1373617074-650x0.jpg


Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

SinhVienIT.Net---1530268-luon-nguong-mo-thanh-cong-1373617070-650x0.jpg


Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

SinhVienIT.Net---1530268-ket-giao-voi-nguoi-giau-va-thanh-cong-1373617067-650x0.jpg


Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

SinhVienIT.Net---1530268-ton-vinh-ban-than-va-gia-tri-cua-ban-than-1373617076-650x0.jpg


Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.

SinhVienIT.Net---1530268-dung-cao-hon-van-de-cua-ban-than-1373617062-650x0.jpg


Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

SinhVienIT.Net---1530268-nguoi-don-nhan-cu-khoi-1373617070-650x0.jpg


Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.

SinhVienIT.Net---1530268-tra-cong-theo-ket-qua-1373617077-650x0.jpg


Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

SinhVienIT.Net---1530268-chon-1373617061-650x0.jpg


Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".

SinhVienIT.Net---1530268-chu-trong-vao-tong-tai-san-1373617062-650x0.jpg


Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.

SinhVienIT.Net---1530268-hoc-cach-quan-ly-tot-tien-bac-1373617066-650x0.jpg


Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.

SinhVienIT.Net---1530268-bat-tien-lam-viec-cham-chi-1373617061-650x0.jpg


Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

SinhVienIT.Net---1530268-hanh-dong-bat-chap-so-hai-1373617064-650x0.jpg


Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

SinhVienIT.Net---1530268-luon-hoc-hoi-va-phat-trien-1373617069-650x0.jpg


Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Tham khảo VnExpress

mình thích tấm cuối :-j
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
có phần giải thích cho từng ảnh mà bạn post nốt đi >...<
 
có phần giải thích cho từng ảnh mà bạn post nốt đi >...<

:-j

1. Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”.
Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”.


Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân.
- Người nghèo hay đổ lỗi thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.
- Biện minh bằng cách so sánh thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
- Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
- Tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường vốn đã chật hẹp của mình.

2. Người giàu tham gia “cuộc chơi kiếm tiền” để giành chiến thắng.
Người nghèo tham gia chỉ để không bị thua.


Mục đích kiếm tiền của người giàu và người nghèo khác nhau hoàn toàn: người giàu tích lũy một khối lượng lớn của cải để tạo ra sự giàu có; người nghèo chỉ cần kiếm đủ tiền để thanh toán các hóa đơn mỗi tháng.
Nếu muốn giàu lên thì mục đích của bạn phải là làm giàu.

3. Người giàu quyết tâm làm giàu.
Người nghèo muốn trở nên giàu có.


Phần lớn mọi người không có những thứ như họ mong muốn vì họ không biết mình thực sự muốn gì. Người giàu biết rõ cái họ muốn là sự giàu có; họ luôn kiên định với mong muốn của mình. Người nghèo, ngược lại, thường xuyên lúng túng và mâu thuẫn với chính mình, lúc mong muốn giàu có, lúc lại e ngại điều đó.

Nếu bạn không thật sự quyết tâm thì bạn sẽ không bao giờ làm được.

4. Người giàu suy nghĩ khoáng đạt.
Người nghèo suy nghĩ hạn hẹp.


Những giá trị mà bạn nhận được luôn tỉ lệ với giá trị mà bạn bỏ ra”. Bạn cần bỏ đi lối tư duy hạn hẹp, kiểu hành động nhỏ nhen của mình vì chúng chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ thoáng và hành động cao thượng sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.

Bạn có quyền lựa chọn cách sống cho mình!

5. Người giàu luôn chú trọng đến cơ hội.
Người nghèo chỉ quan tâm đến trở ngại.


Người giàu chịu trách nhiệm về những kết quả mình nhận được vì họ tin vào khả năng của mình và không ngần ngại chấp nhận rủi ro. Ngược lại, người nghèo luôn nghĩ đến thất bại. Họ thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình, không sẵn sàng mạo hiểm.
Cơ hội không cho bạn nhiều thời gian suy nghĩ để quyết định có đón nhận nó hay không.

6. Người giàu ngưỡng mộ những người giàu có và thành công khác.
Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có.


Con người luôn có những thói quen cũng như định kiến của riêng mình. Ghen tức với người khác cũng là điều khó tránh ở con người.

“Hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có” là cách mà những người giàu thường làm.

7. Người giàu kết giao với những người thành công và có suy nghĩ tích cực.
Người nghèo giao du với những người thất bại và luôn suy nghĩ tiêu cực.


Người thành công luôn biết nhìn vào những người thành công hơn mình để học hỏi. Ngược lại, người nghèo hay hoài nghi, phán xét, chỉ trích những thành quả mà người khác có được.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, bạn nên học cách chọn người để kết giao.

8. Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và những giá trị của họ.
Người nghèo suy nghĩ một cách tiêu cực về bản thân họ.


Điều quan trọng không phải bạn có thích làm hay không mà là bạn có tin vào những gì mình đang nói hay không.
Nếu bạn tin vào các giá trị bản thân mình, bạn hoàn toàn tự tin để nói với thế giới điều đó.

9. Người giàu muốn chinh phục những khó khăn trước mắt.
Người nghèo hay nản chí về những khó khăn phía trước.


Bí quyết thành công không phải là cố tránh hay chùn bước trước khó khăn mà là phải nâng bản thân mình lên để có thể đứng cao hơn bất kỳ khó khăn nào.
Bạn cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của mình. Như thế, chẳng gì có thể làm khó bạn được!

10. Người giàu là người luôn biết đón nhận.
Người nghèo là những người không biết tận dụng cơ hội.


Tâm hồn rộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng một khi bạn muốn tạo ra của cải cho bản thân cũng như cất giữ số của cái đó.
Đừng quên nói “Cảm ơn” với những điều bạn được đón nhận trong cuộc đời này.

11. Người giàu vạch ra kế hoạch đầu tư lâu dài.
Người nghèo chỉ cần biết đến hôm nay.


Người giàu làm chủ cuộc sống của họ, còn người nghèo luôn bị cuộc sống chi phối.

12. Người giàu hướng đến suy nghĩ “cả hai”.
Người nghèo chỉ nghĩ đến “một trong hai”.


Nếu bạn thật sự mong muốn cuộc sống không tồn tại các giới hạn thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa bạn cũng nên xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.
Cuộc sống không có giới hạn trừ khi bạn tự đặt ra nó.

13. Người giàu chú trọng vào tài sản của họ.
Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ công việc của họ.


Thước đo sự giàu có là tài sản chứ không phải thu nhập từ công việc. Bốn yếu tố tạo nên tài sản là:
a. Thu nhập
b. Tiền tiết kiệm
c. Các khoản đầu tư
d. Sự “đơn giản hóa” (nghĩa là để dành từ các khoản chi tiêu không cần thiết)

14. Một là bạn kiểm soát tiền, hai là tiền kiểm soát bạn!

15. Người giàu bắt tiền phục vụ mình.
Người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền.

Với người giàu, mỗi đô-la đều là một hạt giống có thể trồng để tạo ra hơn 100 đô-la, rồi hạt giống ấy có thể trồng lại nhiều lần để tạo ra nhiều hơn thế.

16. Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động.
Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình.


Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì lập tức cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy những khó khăn nhưng nếu bạn sẵn sàng làm những việc khó khăn thì dường như cuộc sống lúc nào cũng đơn giản và nhẹ nhàng.

17. Người giàu luôn học hỏi và tự nâng cao kiến thức.
Người nghèo nghĩ rằng họ đã biết tất cả.


Mục đích của việc làm giàu không phải là để kiếm thật nhiều tiền mà để giúp bản thân phát triển thành con người tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Những người giàu thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó trong khi người nghèo lo mơ về tất cả các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực của họ.

Một người còn khả năng phát triển khi họ còn khả năng học hỏi!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hay quá. Mình rất muốn học hỏi cách suy nghĩ của người giàu nhưng khi thực hiện lại rất khó.
 
Hay quá , cảm ơn nhiều nha
 
@emily_sv136 có nhiều kiểu giàu - nghèo :D con người coi trọng kiểu vật chất nhưng cuộc sống lại coi trọng kiểu tâm hồn ^^ mình ko nghĩ khoảng cách từ người này tới người khác được đếm bằng đơn vị "tiền" :))
 
Không ít người tự hỏi: “Tại sao tôi nỗ lực mà không thành công?”, “Vì sao tôi làm việc chăm chỉ mà nghèo vẫn hoàn nghèo?” hay “Lý do gì anh ta lại giàu có sung sướng dù chẳng thấy đổ mồ hôi sôi nước mắt?”…

Trên thực tế, trừ một số ít người được thừa hưởng thành quả từ đời trước hoặc người thân để lại hay may mắn do trúng số độc đắc, những người thực sự giàu có đều phải dành thời gian, tâm huyết và nỗ lực rất nhiều cho sự nghiệp của họ. Quan trọng là họ có những bí quyết riêng làm nên sự thành công và khác biệt đó.

Keith Camaron Smith, một doanh nhân và đồng thời là diễn giả của Mỹ đã dày công tìm hiểu và đưa ra những điểm khác biệt căn bản nhất giữa “kẻ giàu” và “người nghèo”. Theo ông, chính từ những khác biệt nhỏ nhất lại có thể tạo ra khoảng cách lớn nhất trong quan niệm của chúng ta.

1. Người giàu nghĩ dài hạn, người nghèo nghĩ ngắn hạnXã hội được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi nhóm tư duy về tiền bạc theo cách khác nhau:

  • Người rất nghèo nghĩ theo ngày: những người làm lao động phổ thông, người làm việc theo thời vụ
  • Người nghèo nghĩ theo tuần: họ dựa vào từng kỳ lương và chỉ dừng ở mức đủ sống
  • Người trung lưu nghĩ theo tháng: họ quan tâm tới hóa đơn hàng tháng như tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ tín dụng và các khoản xoay vòng
  • Người giàu nghĩ theo năm: đó là khi họ bắt đầu học về nghĩa vụ tài chính, tư duy tài chính và đầu tư sinh lợi
  • Người rất giàu nghĩ theo thập kỷ: họ luôn hoạch định cho những kế hoạch kinh doanh tương lai xa và những khoản thu khổng lồ từ đó.
2. Người giàu bàn về ý tưởng, người nghèo buôn chuyện tào lao


Người giàu dành hầu hết thời gian nói về các ý tưởng và hiếm khi bàn tán về sự việc hoặc mọi người xung quanh. Trong khi đó, người nghèo thường không nói về ý tưởng mà dành phấn lớn thời gian để buôn chuyện tào lao.

images


Những ý tưởng, tầm nhìn, chiến lược sẽ mang lại thành công








3. Người giàu cấp tiến, người nghèo luôn níu kéo cái cũSự thay đổi có thể mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng người nghèo lại luôn cho rằng thay đổi hầu hết là tiêu cực. Trong khi người giàu cho rằng mọi sự thay đổi, cả tốt lẫn xấu đều đem lại giá trị cho họ.

4. Người giàu dám mạo hiểm, người nghèo thích an phận thủ thườngNgười giàu không sợ mạo hiểm. Nó không có nghĩa là họ không biết sợ điều gì. Cả người giàu và người nghèo đều có những nỗi sợ hãi riêng nhưng cách bạn xử lý chúng quyết định thành quả bạn gặt hái được trong đời.

5. Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạnThành công là cả một quá trình. Nếu 1% thu nhập của bạn không được đầu tư cho việc nâng cao kiến thức về tiền bạc thì bạn sẽ mãi mãi kẹt lại ở mức nghèo. Càng đầu tư nhiều vào tư duy tài chính, bạn càng kiếm được nhiều tiền.

6. Người giàu nỗ lực vì lợi nhuận, người nghèo làm việc vì lương
Lương là khoản tiền bạn nhận được cho công việc bạn làm. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá mua đầu vào thấp và giá bán ra cao. Người ta thường nói “Phi thương bất phú”, vì thế hầu hết người giàu có đều làm trong lĩnh vực kinh doanh.

nhung-dieu-lam-nen-su-khac-biet-cua-ke-giau-va-nguoi-ngheo_2.jpg

Ảnh minh họa
7. Người giàu chi rộng tay, người nghèo thường lo đong đếm
Hào phóng đem lại cho bạn niềm vui. Bạn sẽ thấy thoải mái nếu trao đi từ tận đáy lòng. Nếu bạn có thể làm việc đó, nghĩa là bạn sở hữu tiền bạc. Còn nếu không, tức là tiền bạc đang sở hữu bạn.

8. Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, người nghèo chỉ có một
Ai cũng có thể tập trung vào một việc để có một nguồn thu nhập. Nhưng có nhiều nguồn thu nhập không liên quan đến nhau vẫn tốt hơn là một hay hai nguồn thu nhập. Học cách xây dựng những nguồn thu nhập bổ sung lẫn nhau, qua thời gian, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

9. Người giàu nỗ lực để tăng lợi nhuận, người nghèo cặm cụi cố tăng lương

Người nghèo bị kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê: thức dậy, đi làm, thanh toán hóa đơn,… Người giàu thức dậy, làm việc gì họ thích, dành thời gian cho gia đình, quyên tiền cho mục đích họ tin tưởng, du lịch và tiếp tục kiếm cơ hội đầu tư tăng lợi nhuận.

10. Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan

Khi con người nghĩ sao thì anh ta là vậy. Vì thế hãy tạo cho mình thói quen tư duy tích cực, cuộc sống của bạn sẽ mang một ý nghĩa mới và thành công là điều hiển nhiên. Vậy nên, đừng bao giờ hỏi: “Tại sao những điều tồi tệ luôn xảy ra với tôi?” mà nên đặt câu hỏi: “Cuộc sống đang muốn dạy ta điều gì?”
 
×
Quay lại
Top