10 bí quyết phỏng vấn từ đó bạn sẽ giao tiếp với người khác hiệu quả hơn 200% (sub Eng Việt)

Nha Nhi 1999

Thành viên
Tham gia
14/4/2016
Bài viết
2
Bài nói này của một chuyên gia phỏng vấn chỉ cho bạn 10 bí quyết phỏng vấn người khác, từ việc áp dụng những điều này vào cuốc sống, nó sẽ giúp bạn giao tiếp với người khác tốt hơn rất nhiều, cùng nhau xem nhé
---



---
Tôi có 10 bí quyết cơ bản.
Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn hết tất tần tật.

nhưng nói thật, nếu bạn chỉ chọn
một bí quyết và thực sự nắm vững,

bạn cũng sẽ có được
những cuộc nói chuyện tuyệt vời hơn.

Bí quyết một: Đừng làm nhiều việc
cùng lúc.

Tôi không chỉ bảo bạn bỏ điện thoại xuống,

máy tính bảng, chìa khóa
hoặc bất cứ thứ gì bạn đang cầm.

Ý tôi muốn nói là, hãy có mặt.

Có mặt thực sự trong giây phút đó.

Đừng bận tâm về
việc bạn vừa tranh cãi với sếp.

Đừng suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ
ăn gì tối nay.

Nếu bạn không muốn tiếp tục nói chuyện,

hãy rời khỏi đó,

đừng nửa có mặt ở đó
mà nửa muốn bỏ đi.

Bí quyết số hai: đừng khăng khăng
cho mình là đúng.

Nếu bạn muốn thể hiện ý kiến

mà không muốn bị phản hồi hoặc tranh cãi
hoặc phản đối hoặc góp ý,

thì hãy viết blog.

(Tiếng cười)

Tôi không mời các vị học giả
tham gia chương trình của tôi là có lý do.

Đó là vì họ thực sự tẻ nhạt.

Nếu thuộc phe bảo thủ, họ căm ghét Obama,
phiếu tem thực phẩm và phá thai.

Nếu thuộc phe dân chủ, họ căm ghét

các ngân hàng lớn, công ty dầu
và Dick Cheney.

Hoàn toàn đoán được hết.

Và bạn không muốn giống như vậy.

Bạn cần tham gia mỗi cuộc trò chuyện
mặc định rằng mình có thể học được gì đó.

Nhà trị liệu nổi tiếng M. Scott Peck
đã nói

rằng để thực sự lắng nghe, bạn phải dẹp
cái tôi sang một bên.

Và điều đó cũng có nghĩa bỏ bớt
ý kiến cá nhân của bạn.

Ông cho rằng khi cảm được
sự chấp nhận của bạn,

người nói sẽ trở nên
bớt bị tổn thương

và có nhiều khả năng
sẽ hé mở góc khuất bên trong

tâm hồn mình cho người nghe.

Một lần nữa, luôn cho rằng bạn có thể
học được điều gì đó.

Bill Nye nói: "Mỗi một người bạn gặp
đều biết thứ gì đó mà bạn không biết."

Tôi diễn đạt lại như sau:

Mỗi người đều là chuyên gia
trong một lĩnh vực nào đó.

-----
Nêu bạn cần mua quà tặng thầy cô, tri ân thầy cô thì xem bài này của mình ở đây nha
//kenhsinhvien.vn/t/ky-niem-chuong-pha-le-tang-thay-co.795673/
Công ty bên mình là Quà tặng pha lê SanHi , chuyên cung cấp và làm theo yêu cầu những sản phẩm vinh danh, tri ân, lưu niệm. Như là Kỷ niệm chương pha lê, cúp pha lê, v.v... Miễn phí thiết kế làm mẫu, giao hàng toàn quốc
------


Bí quyết số ba: sử dụng những câu hỏi mở.

Cái này tôi bắt chước
các nhà báo.

Bắt đầu với: ai, điều gì, khi nào,
ở đâu, tại sao và như thế nào.

Nếu bạn đặt một câu hỏi phức tạp,
bạn sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản.

Nếu tôi hỏi bạn "Bạn có sợ hãi không?"

bạn sẽ có phản ứng với chữ mạnh nhất
trong câu,

là chữ "sợ hãi" và câu trả lời sẽ là
"Tôi có sợ" hay "Tôi không sợ."

"Bạn có giận không?" "Có, tôi rất giận."

Hãy để họ mô tả.
Chính họ là người biết rõ điều đó cơ mà.

Thử hỏi họ những câu như,
"Chuyện đó như thế nào?"

"Việc đó cảm giác thế nào?"

Vì họ có thể phải ngừng lại
để suy nghĩ về chuyện đó,

và bạn sẽ nhận được
câu trả lời thú vị hơn nhiều.

Bí quyết số bốn: thuận theo tự nhiên.

Điều này có nghĩa là những suy nghĩ
đến với bạn

và bạn cần để chúng đi ra khỏi tâm trí.

Chúng ta thường nghe các cuộc phỏng vấn

khi khách mời đang nói
trong vài phút

rồi tới lượt người dẫn chương trình
đặt câu hỏi

có vẻ như chẳng ăn nhập gì hết
hoặc đã được trả lời trước đó rồi.

Nghĩa là người dẫn chương trình có lẽ
ngừng nghe cách đây hai phút

vì anh ta nghĩ đến một
câu hỏi vô cùng thông minh

và anh ta nhất quyết phải hỏi.

Chúng ta cũng làm y chang như thế.

Trong khi đang ngồi nói chuyện với ai đó,

ta lại chợt nhớ đến cái lần
gặp Hugh Jackman trong quán cà phê.

(Tiếng cười)

Rồi chúng ta ngừng nghe.

Các câu chuyện và ý tưởng
chắc sẽ nảy ra.

Bạn cần để chúng đến và đi.

Bí quyết số năm: Nếu bạn không biết,
hãy nói thật điều đó.

Những người làm nghề phát thanh,
nhất là đài NPR

nhận thức rất rõ
là họ đang trong quá trình phát sóng,

nên họ càng cẩn thận hơn
về những lĩnh vực họ tự nhận là chuyên gia

và những gì họ tự nhận là biết chắc chắn.

Hãy làm như vậy. Hãy đặc biệt cẩn trọng.

Đừng nói những điều kém chất lượng.

Bí quyết số sáu: Đừng đánh đồng
trải nghiệm của bạn với người khác.

Nếu họ đang nói về việc
mất người thân của họ,

xin đừng nói về thời điểm
người thân của bạn qua đời.

Nếu họ đang nói về trục trặc
họ gặp trong công việc,

đừng kể với họ là
bạn ghét công việc của mình tới cỡ nào.

Không giống nhau đâu. Không bao giờ.

Tất cả trải nghiệm đều riêng biệt.

Và, quan trọng hơn cả là,
không phải đang nói về bạn.

Bạn không cần tận dụng giây phút đó
để chứng tỏ bạn tuyệt tới mức nào

hay đã chịu đựng những gì.

Có lần ai đó hỏi Stephen Hawking
chỉ số IQ của ông, ông trả lời

"Tôi không biết. Ai khoác lác
chỉ số IQ chỉ là kẻ thất bại."

(Tiếng cười)

Việc trò chuyện không phải là cơ hội
để quảng bá cái gì đó.

Bí quyết số bảy:

Không lặp lại lời đã nói.

Làm vậy trông rất trịch thượng
và rất tẻ nhạt,

chúng ta thường hành xử như vậy.

Đặc biệt là khi nói chuyện ở chỗ làm,
hoặc khi trò chuyện với bọn trẻ,

khi cần nói điều gì đó,

chúng ta cứ nhai đi nhai lại
một điệp khúc.

Đừng làm như thế.

Bí quyết số tám: loại bỏ cỏ dại.

Nói thật, người ta không quan tâm đến

số năm, tên gọi,

ngày tháng, những thông tin kiểu như vậy

mà bạn đang cố nặn óc ra để nhớ.

Họ không quan tâm.
Điều họ quan tâm là bạn.

Họ muốn biết tính bạn ra sao,

bạn có điểm chung gì với họ.

Nên làm ơn quên các chi tiết này đi.
Loại bỏ chúng ra.

Bí quyết số chín:

Đây không phải bí quyết cuối cùng,
nhưng là cái quan trọng nhất.

Hãy lắng nghe.

Tôi không thể kể biết bao nhiêu
người thực sự quan trọng đã nói rằng

lắng nghe có lẽ là kỹ năng số một,
kỹ năng quan trọng nhất

mà bạn có thể phát triển.

Đức Phật đã nói, tôi chỉ diễn đạt lại,

"Nếu bạn mở miệng nói,
bạn không học thêm được gì."

Và Calvin Coolidge từng nói: "Chưa có ai
từng bị mất việc vì lắng nghe nhiều quá."

(Tiếng cười)

Tại sao chúng ta không lắng nghe nhau?

Lý do thứ nhất, chúng ta thích nói hơn.

Khi tôi nói, tôi đang được điều khiển.

Tôi không phải nghe điều gì đó
tôi không quan tâm.

Tôi là trung tâm sự chú ý.

Tôi có thể nâng cao bản ngã của mình.

Nhưng còn một lý do khác:

Chúng ta bị phân tâm.

Một người trung bình nói được
khoảng 225 từ một phút,

nhưng chúng ta có thể nghe được
khoảng 500 từ một phút.

Nên tâm trí chúng ta bị 275 chữ còn lại
lấp đầy.

Tôi biết chứ, cần nỗ lực
và năng lượng rất nhiều

mới thực sự dành chú ý cho một ai đó,

nhưng nếu bạn không làm được,
thi bạn đang không trò chuyện.

Chỉ là 2 người bật ra những câu chữ
không liên quan đến nhau

ở cùng một nơi.

(Tiếng cười)

Các bạn phải lắng nghe lẫn nhau.

Stephen Covey từng nói một câu rất hay.

"Hầu hết chúng ta không lắng nghe
với ý định thấu hiểu.

Mà chúng ta lắng nghe với ý định trả lời."

Còn bí quyết số mười nữa là:
Hãy ngắn gọn thôi.

[Cuộc trò chuyện thú vị giống váy ngắn;
phải đủ ngắn để gây thích thú,

nhưng phải đủ dài để bao trùm chủ đề.
-- chị tôi]

(Tiếng cười)

(Vỗ tay)

Tất cả những bí quyết này có thể rút gọn
lại thành một nguyên tắc cơ bản, đó là:

Hãy quan tâm đến người khác.

Bạn biết đó, tôi lớn lên
bên người ông nổi tiếng,

và gần như có một thói quen trong nhà tôi.

Mọi người thường đến kiếm ông bà tôi
để nói chuyện,

và sau khi họ ra về,
mẹ tôi thường đến gần tụi tui,

hỏi: "Tụi con biết
người đó là ai không?

Cô này là Á Hậu Mỹ đấy.

Ông ấy là thị trưởng Sacramento.

Cô ấy đoạt giải Putitzer.
Chú đó là nghệ sĩ ballet người Nga."

Và tôi cứ thế lớn lên với mặc định rằng

mỗi người đều có điều gì đó thú vị,
ẩn giấu bên trong họ.

Nói thật, tôi nghĩ
nó giúp tôi dẫn chương trình hay hơn.

Tôi thường giữ kín miệng
ở mức độ thường xuyên có thể,

nhưng tôi mở rộng tâm trí,

và luôn trong tâm thế sẵn sàng
đón nhận những điều thú vị,

và tôi chưa bao giờ bị thất vọng.

Các bạn hãy làm giống như tôi.

Hãy ra ngoài, nói chuyện với người khác,

lắng nghe người khác nói,

và quan trọng là, chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng đón nhận những điều kinh ngạc.

Cảm ơn các bạn.
 
×
Quay lại
Top