Vu Vơ Cô Nương
Thành viên
- Tham gia
- 14/11/2021
- Bài viết
- 11
<Cảm nhận phim: DANH NGHĨA NGƯỜI NHÀ_bài viết số #2>
CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU (P1: Yêu Sớm)
Như đã hứa hẹn ở bài viết trước, lần này mình xin phép được chia sẻ về câu chuyện “TÌNH YÊU” trong bộ phim DANH NGHĨA NGƯỜI NHÀ. Theo mình cảm nhận, những khía cạnh tình yêu được đề cập đến trong bộ phim này rất đáng để chúng ta nhìn nhận và đúc kết một bài học hay ho. Đây là một chủ đề mình rất thích, và vì có nhiều thứ để chia sẻ quá nên mình sẽ chia chủ đề này ra nhiều phần bạn nhé!
Nói tiếp về CÂU CHUYỆN THẾ HỆ mà mình đã đề cập ở bài viết số 1, mọi người có thể xem lại. Khía cạnh tình yêu trong bộ phim này, cũng chính là những gì mà mình đã cảm nhận và đúc kết được về tình yêu, trong suy nghĩ của thế hệ 9x mình, đặc biệt là 9x đời đầu (Gen Y). Mình không dám đại diện cho suy nghĩ của cả thế hệ, một lần nữa, mình xin phép chỉ nói lên quan điểm chủ quan của mình, thông qua những trải nghiệm của bản thân và cảm nhận về những tình tiết trong bộ phim này. Các bạn đang đọc, nếu đồng cảm với mình, thì cho mình một cái “like” và comment góp ý nếu bạn muốn bàn luận hoặc bổ sung thêm về quan điểm của mọi người! Nếu cảm thấy bài viết có giá trị hãy chia sẻ giúp mình các bài viết. Cám ơn mọi người
“YÊU SỚM”_Câu chuyện khởi đầu cho một tình yêu trong DANH NGHĨA NGƯỜI NHÀ
Mình vẫn còn nhớ, vào năm mình 16-17 tuổi gì đấy, cũng vào cái độ tuổi mà cô bé Lý Tiêm Tiêm trong phim mới bắt đầu bước vào thời kỳ dậy th.ì. Trong một buổi sinh hoạt lớp với cô chủ nhiệm, buổi sinh hoạt đầu tiên cô thử nghiệm cho bàn luận về một chủ đề của giới trẻ thay vì là nói những vấn đề về học tập, thành tích hay sinh hoạt ngoại khóa trong lớp. Chủ đề được đưa ra ngẫu nhiên không có sự chuẩn bị gì trước bạn nhé! Và, khái niệm “Tình Yêu” đã được dùng làm chủ đề chính cho ngày hôm đó. Có lẽ 16 tuổi, chúng ta cũng nên bắt đầu nhận thức về 2 từ ấy rồi nhỉ?
Câu hỏi được đầu tiên được đặt ra là “Tình Yêu là gì???” Vânggg, một câu hỏi muôn thuở.
Nói thật, lúc đó mình chẳng biết ‘tình yêu’ là gì đâu. Nhưng mà ở cái thời điểm đó, cái cảm giác “thích thích” và trái tim rung động trước một người khác giới là có rồi nhé! Thậm chí cảm giác ‘thích thích’, nó có từ năm 6 tuổi rồi cơ, chắc nhiều bạn cũng vậy! Nhưng ở cái tuổi 16, là con gái nên mình còn ngượng ngùng lắm, không dám thể hiện ra, lại ưu tiên việc học hơn, mẹ mình cũng cấm yêu sớm nữa. Nên mình phủ nhận ‘tình yêu’ lắm mọi người ạ.
Vậy mà mình cũng xung phong lên đóng góp cho chủ đề nữa chứ. Khi đó, mình cứ lấy đại khái niệm “tình yêu là gì?” trong sách giáo khoa để làm mở đề cho phát biểu của mình “Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới….”, thôi mọi người giở lại sách GDCD lớp 10 ra xem lại nhé, mình không nhớ lắm!
Lúc đó, vì cái tâm lý phủ định tình yêu của mình. Mình cũng khẳng định một câu trước lớp là,
“Theo mình thì tình cảm lúc còn đi học của tụi mình không phải là tình yêu đâu, các bạn không nên yêu sớm, chúng ta nên tập trung vào việc học!”
Mình cũng không hiểu sao khi đó mình đủ tự tin nói vậy trước lớp nữa. Nghe có vẻ “bà cụ non”. Tới đây, chắc mọi người nghĩ mình thực tế lắm. Nhưng mà mọi người ơi, nói vậy chứ không phải vậy. Nói vậy chứ thật ra là dối lòng đó mọi người. Vì mình lúc đó, cũng đang thầm thích một người, nhưng không dám nói ra, nên,…vậy đó…Mình sẽ chia sẻ thêm về “yêu thầm” sau. Còn bây giờ, mình sẽ nói về “Yêu sớm” nhé!
Ở cái thế hệ của mình, khi ấy, internet cũng mới sơ khai thôi, chưa có nhiều kênh giải trí như bây giờ. Đa phần các cô gái đều lớn lên cùng với, nào là truyện tranh thiếu nữ, phim thần tượng, sau này là blog, rồi tiểu thuyết ngôn tình mạng…được du nhập văn hóa từ nước ngoài. Đó là cũng thời kỳ đầu rất phát triển của các loại hình giải trí này, và chúng mình đã tiếp nhận nó một cách rất tự nhiên. Qua bộ phim này, ta cũng thấy có vẻ như nó cũng rất thịnh hành vào thời kỳ đó ở Trung Quốc.
Có thể lấy một vài ví dụ trong phim là, Tiểu Minh Nguyệt và Tiêm Tiêm lúc còn đi học rất thích đọc truyện tiểu thuyết mạng, thường lấy những ý tứ trong truyện để làm ví dụ cho lời nói của mình. Hay Tiêm Tiêm đến lúc 25 tuổi rồi, khi được anh trai tỏ tình, cũng mua truyện tranh về đọc để học hỏi thêm kinh nghiệm. Đường Xán thì lúc nào cũng so sánh chuyện thực tế với tình tiết trong phim thần tượng.
Các nam sinh ngoài niềm đam mê với games ra, cũng không nằm ngoài làn sóng văn hóa đấy. Vì thế, phần nào đó nó cũng ảnh hưởng, đến tâm sinh lý tuổi vị thành niên của chúng mình. Nên chuyện ‘yêu sớm’ cũng khó tránh khỏi, và nó cũng khá mộng mơ, giống như trong truyện, trong phim vậy. Và cũng khá phổ biến, ở các cô cậu bé thiếu niên chưa tròn 18 tuổi thời điểm đấy. Mà mọi người vẫn hay gọi là “tình cảm gà bông” đấy. Điều này, là rất khác so với các thế hệ đi trước.
Trong bộ phim, cũng có đề cập đến trạng thái tâm lý này ở các bạn trẻ. Ở Trung Quốc có vẻ là gắt gao hơn Việt Nam, khi mà các giám thị vẫn hay đi lanh quanh trường, hay ngoài khuôn viên trường để bắt các "cặp đôi gà bông" yêu sớm. Ở Việt Nam, chúng mình có vẻ tự do hơn một tí, không bị sự kiểm soát quá chặt của nhà trường, nhưng đa phần các bố mẹ ở thế hệ mình không mong muốn con mình vướng vào chuyện tình cảm khá sớm, vì sẽ ảnh hưởng đến việc học cũng như vài vấn đề không hay ho lắm do nhận thức còn yếu kém của tuổi vị thành niên. Vì thế, chuyện tình cảm khi chưa đủ 18 tuổi, thời đấy cũng vẫn còn “lén lút” và e dè lắm. Mình thấy các bạn nhỏ bây giờ có vẻ thoải mái hơn thì phải???
Nói về chuyện yêu sớm của thế hệ của mình, thật ra rất nhiều bạn đã tập tành yêu đương từ những năm học cấp 2 rồi cơ.
Tình cảm ấy có thể được thể hiện qua những lá thư tỏ tình của các bạn nam gửi vội thông qua ngăn bàn học, hay bắt đầu có những hành động để gây sự chú ý với bạn nữ mà chàng ta thích.
Các bạn nữ thì gấp trái tim với lời nhắn nhủ bỏ vào hộp bút, không thì làm đồ handmade, bánh kẹo, socola, hay tặng một món quà gì đấy cho crush của mình để bày tỏ tình cảm.
Hay đơn giản chỉ cần 2 đứa ngồi cạnh nhau cùng bàn cũng rất dễ phát sinh tình cảm. Hàng ngày thì cứ đánh lộn đánh lạo, phân chia ranh giới, bỗng một ngày "rung động" lúc nào cũng chẳng hay…
Chúng mình chia sẻ với nhau những món đồ ăn, thức uống; cùng nhau học tập, vui chơi, chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ, chuyện thi cử, những câu chuyện xung quanh cuộc sống thường ngày về gia đình, bạn bè; đứa nào bản tính tò mò thì lâu lâu bày đặt thử mấy trò của người lớn (hờ hờ, không nên nhé các bạn trẻ!)…
Nói vậy chứ, ở cái thời đấy, thập niên 2000, đầu 2010, mới khoảng hơn 10 năm trước thôi chứ mấy, chuyện yêu sớm thật ra cũng không được thoải mái lắm. Cũng chẳng dễ dàng mà nắm tay nhau đi nhong nhong trong sân trường, hay ngoài đường, mà chỉ dám lén lút thể hiện tình cảm ở một góc nho nhỏ nào đấy thôi.
Hay, trò chuyện với nhau qua tin nhắn khi về nhà, đấy là cái thời điện thoại thông minh chưa phát triển bạn nhé, cũng chẳng dễ dàng mà mỗi đứa ôm một cái điện thoại bắn tin chí chóe cho nhau dù đang ở cạnh nhau như bây giờ đâu, cứ phải tốn tiền cho một tin nhắn SMS cả đấy. Không thì online Yahoo! trên máy tính (ở Trung Quốc thì dùng QQ), nhưng dễ bị bố mẹ chú ý lắm.
Mà ở trong lớp hễ có cặp nào, là đám chúng bạn cũng chẳng để yên. Cứ 2 đứa nào mà có vẻ thích nhau là chúng nó hùa vào chọc ghẹo, ghép cặp ghép đôi, vợ chồng này nọ, ú òa. Chọc vui thôi, nhưng cảm giác không gian riêng tư chẳng còn nữa…Người trong cuộc chưa rõ mà cả thế giới đã tỏ tường!…
Thật ra thì, chuyện “yêu sớm” thời nào cũng có. Ở cái tuổi dậy th.ì, khi tâm sinh lý bên trong của một bạn thiếu niên bắt đầu có sự thay đổi. Chúng ta dần định hình rõ ràng hơn về giới tính của bản thân. Cũng bắt đầu có sự tò mò về sự khác biệt giới. Thì chuyện có một cảm giác “rất khác lạ” với một ai đó cũng là chuyện rất đỗi bình thường. Là một trạng thái tâm lý, có thể do một hormone “nào đó” trong cơ thể tiết ra khiến các bạn thiếu niên trở nên nhạy cảm hơn, hoặc cũng có thể là do một tần số rung động đặc biệt “khó hình dung” giữa 2 cá thể khác biệt tạo ra.
Đôi khi, chỉ cần là một cái va chạm nhẹ, một cái nắm tay vô tình, hay là do vô tình uống nhầm ly nước để rồi vô tình nhận ra hình như mình vừa “hôn gián tiếp” thì phải, đã làm cho một tâm hồn thiếu nữ cảm thấy xao xuyến, xuyến xao, ngày nhớ đêm mong, tìm hiểu thông tin về người ấy, nhịn ăn nhịn chơi để mua tặng cho người ấy một món quà sinh nhật đắt tiền. Ấy vậy mà, trước mặt crush của mình, thì cứ chối bây bẩy cái cảm xúc ấy, làm người ta nói mình “con gái lòng vòng rắc rối”.
Con gái mới lớn cũng có thể đổ đứ đừ một chàng trai vì một nghĩa cử cao đẹp nào đó, trong một lần người ấy ra tay hành hiệp trượng nghĩa chẳng hạn. Hoặc đơn giản vì một lời khen chân thành từ một ai đấy, nhìn nhận bản chất hay ho của mình, mang lại cho mình một cảm giác chưa từng có và hình ảnh của người đó, chợt bừng sáng lên trong mắt như một vị thần…khiến mình ngưỡng mộ đến nỗi đem hết cả tâm tư ấy vào bài tập làm văn miêu tả về người bạn, bỏ mặc ‘con bạn thân’ vẫn luôn đồng hành sát cánh. Còn đem lòng yêu thầm suốt 9 năm trời, mà cạy miệng ra cũng không nói cho ai biết. Như trường hợp của cô bé Minh Nguyệt 16 tuổi trong câu chuyện này vậy.
Rồi cũng vào cái tuổi ấy, một ngày nào đó, bỗng nhiên một thằng con trai mới lớn, tự nhiên thấy con bé nhà kế bên, hay con nhỏ bạn thân chí cốt, thân ai nấy lo, lâu nay vẫn đánh nhau chí chóe, “chợt”…, “xinh đến lạ!”, rồi bắt đầu quan tâm nó nhiều hơn…Vậy đó…
Cái cảm giác đó nó chợt đến, nhanh như một tia chớp, rồi nó cũng mông lung, lúc thế này lúc thế khác, mà ở cái tuổi đấy chúng ta cũng khó kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình, đôi khi còn hành động trong vô thức, để rồi cảm xúc xuôi thuận tự nhiên, cái gì tới nó sẽ tới, tới đâu hay tới đó. Đứa nào “nhớn nhớn” một tí thì hiểu cảm giác đó là gì, còn bắt được sóng của đối phương, còn đứa nào “ngây thơ vố số tội” thì mơ mơ hồ hồ, chẳng biết đường nào mà lần.
Vậy thì, câu hỏi được đặt ra là, “Yêu sớm”, ý mình là tình cảm được hình thành từ những rung động đầu đời thuở còn đi học, vị thành niên, ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều va chạm với cuộc đời…, có phải là “Tình Yêu” không?
Uhm…, tới giờ câu hỏi này cũng vẫn khó trả lời quá mọi người ạ! Khái niệm về Tình Yêu vẫn là một câu hỏi muôn thuở, như mình đã đề cập ở đầu, rất khó để định nghĩa, nên cũng rất khó để xác định như thế nào có phải là “Tình Yêu” hay không. Nó còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người nữa, để đưa ra một câu trả lời cho riêng bản thân. Tất nhiên, định nghĩa trong sách giáo khoa, là định nghĩa hoàn toàn có thể tham khảo được bạn nhé (Mời bạn đọc lại sách GDCD lớp 10), vì đó là định nghĩa đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều người. Nhưng nếu bạn cảm thấy, sách giáo khoa có vẻ khô khan quá, khiến bạn khó tiếp nhận quá, thì chúng ta cứ hãy từ từ trải nghiệm cuộc sống này để có câu trả lời chính xác cho riêng mình! Mình, thì mình chỉ muốn chia sẻ trải nghiệm và cảm nhận của mình thông qua bộ phim này, vì mình rất đồng cảm với câu chuyện của bộ phim, nên nếu quan tâm, bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Hình như mình lại bị nói lan man nhiều quá rồi. Quay trở lại với câu hỏi ‘yêu sớm có được xem là tình yêu không?’. Nếu bạn vẫn muốn biết câu trả lời từ mình, thì mình cũng xin được thẳng thắn hồi đáp. Theo mình, ở cái giai đoạn này, khi mình đã trên 25 tuổi, mình vẫn cho rằng, tình cảm “Yêu sớm” chưa-phải-là-tình-yêu. Nhưng,..nó hoàn toàn có thể được xem như là “sự khởi đầu của một tình yêu”. Thôi thì cứ tạm gọi là “Tình yêu đơn thuần” nhé!
Trên thực tế, có nhiều cặp đôi đã gắn bó với nhau từ những năm cấp 2, hoặc từ thời ‘cởi trần tắm mưa’, thanh mai trúc mã và đi đến hôn nhân, như trong câu chuyện của Danh Nghĩa Người Nhà cũng vậy. Quan trọng là, mức độ phổ biến và cách nhận thức về tình yêu của mỗi thời kỳ là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào mức độ trưởng thành của mỗi con người nữa.
Vậy thì, chúng ta có nên “yêu sớm” không? (Câu hỏi này dành cho các bạn trẻ dưới 20 tuổi nhé! Còn bạn nào cũng cỡ mình mà muốn tự vấn bản thân thì cũng xem tiếp luôn nhé!)
Mình của năm 16 tuổi, ngây thơ ngốc nghếc, đã trả lời các bạn của mình là ‘không nên yêu sớm!’. Nhưng mình của năm 25 tuổi, khuyên các bạn trẻ, nếu tình cảm đến, thì cũng nên cho mình một cơ hội nhé! Không có gì phải trốn tránh, không phải sợ sệt chuyện yêu sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học, không sợ bị nói ra nói vào, hay sợ sẽ bị mất bạn bè hay gì đấy.
Cảm xúc, là thứ mà chúng ta không thể lừa dối được bản thân. Cuộc sống là để trải nghiệm. Nếu bị bỏ lỡ giai đoạn hay ho đó, thật sự là một điều đáng tiếc. Vì đấy là một thứ tình cảm rất đẹp đẽ, nó đơn thuần và rất dễ thương, tất cả đều bắt nguồn từ cảm giác, cảm xúc và cách mà chúng ta thể hiện tình cảm cũng rất khác. Không kế hoạch, không xuy xét, không tính toán, so đo được mất, này nọ lọ chai... Mà đến khi các bạn trưởng thành hơn rồi, có lẽ “tình yêu” mà bạn cảm nhận được, chưa chắc nó sẽ đơn thuần được như thế. Muốn tìm lại cái cảm giác đó, cũng không dễ dàng gì, vì lúc đó, bạn đã là một con người rất khác so với bạn của những ngày xưa ấy. Chỉ cần là, hãy giữ cho tình cảm đó, trong sáng nhất có thể để chúng ta không phải hối tiếc vì bất cứ điều gì.
Trong câu chuyện của Danh Nghĩa Người Nhà, nếu nhân vật Lăng Tiêu, không “biết yêu” từ sớm, thì có lẽ cũng sẽ chẳng có được một mối tình đẹp, như những gì mà chúng ta được xem trên phim. Cũng chẳng có chủ đề để chúng ta đem ra bàn luận ngày hôm nay. Bạn nào đã xem hết phim, và tinh ý nhận ra được “tình cảm đặc biệt” của Lăng Tiêu dành cho cô em gái, ngay từ những tập đầu tiên, thì bạn sẽ hiểu những gì mình đang chia sẻ. Nhưng nếu bạn nào nghe nó hơi lạ lẫm, và thắc mắc “ủa vậy hả?” thì cũng đừng lo, mình sẽ giải thích ở những phần sau của chủ đề này. Hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé!
_Vu Vơ Cô Nương_NTTH
Ngày 21/11/2021
Như đã hứa hẹn ở bài viết trước, lần này mình xin phép được chia sẻ về câu chuyện “TÌNH YÊU” trong bộ phim DANH NGHĨA NGƯỜI NHÀ. Theo mình cảm nhận, những khía cạnh tình yêu được đề cập đến trong bộ phim này rất đáng để chúng ta nhìn nhận và đúc kết một bài học hay ho. Đây là một chủ đề mình rất thích, và vì có nhiều thứ để chia sẻ quá nên mình sẽ chia chủ đề này ra nhiều phần bạn nhé!
Nói tiếp về CÂU CHUYỆN THẾ HỆ mà mình đã đề cập ở bài viết số 1, mọi người có thể xem lại. Khía cạnh tình yêu trong bộ phim này, cũng chính là những gì mà mình đã cảm nhận và đúc kết được về tình yêu, trong suy nghĩ của thế hệ 9x mình, đặc biệt là 9x đời đầu (Gen Y). Mình không dám đại diện cho suy nghĩ của cả thế hệ, một lần nữa, mình xin phép chỉ nói lên quan điểm chủ quan của mình, thông qua những trải nghiệm của bản thân và cảm nhận về những tình tiết trong bộ phim này. Các bạn đang đọc, nếu đồng cảm với mình, thì cho mình một cái “like” và comment góp ý nếu bạn muốn bàn luận hoặc bổ sung thêm về quan điểm của mọi người! Nếu cảm thấy bài viết có giá trị hãy chia sẻ giúp mình các bài viết. Cám ơn mọi người
? ? ?
Mình vẫn còn nhớ, vào năm mình 16-17 tuổi gì đấy, cũng vào cái độ tuổi mà cô bé Lý Tiêm Tiêm trong phim mới bắt đầu bước vào thời kỳ dậy th.ì. Trong một buổi sinh hoạt lớp với cô chủ nhiệm, buổi sinh hoạt đầu tiên cô thử nghiệm cho bàn luận về một chủ đề của giới trẻ thay vì là nói những vấn đề về học tập, thành tích hay sinh hoạt ngoại khóa trong lớp. Chủ đề được đưa ra ngẫu nhiên không có sự chuẩn bị gì trước bạn nhé! Và, khái niệm “Tình Yêu” đã được dùng làm chủ đề chính cho ngày hôm đó. Có lẽ 16 tuổi, chúng ta cũng nên bắt đầu nhận thức về 2 từ ấy rồi nhỉ?
Nói thật, lúc đó mình chẳng biết ‘tình yêu’ là gì đâu. Nhưng mà ở cái thời điểm đó, cái cảm giác “thích thích” và trái tim rung động trước một người khác giới là có rồi nhé! Thậm chí cảm giác ‘thích thích’, nó có từ năm 6 tuổi rồi cơ, chắc nhiều bạn cũng vậy! Nhưng ở cái tuổi 16, là con gái nên mình còn ngượng ngùng lắm, không dám thể hiện ra, lại ưu tiên việc học hơn, mẹ mình cũng cấm yêu sớm nữa. Nên mình phủ nhận ‘tình yêu’ lắm mọi người ạ.
Vậy mà mình cũng xung phong lên đóng góp cho chủ đề nữa chứ. Khi đó, mình cứ lấy đại khái niệm “tình yêu là gì?” trong sách giáo khoa để làm mở đề cho phát biểu của mình “Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới….”, thôi mọi người giở lại sách GDCD lớp 10 ra xem lại nhé, mình không nhớ lắm!
Lúc đó, vì cái tâm lý phủ định tình yêu của mình. Mình cũng khẳng định một câu trước lớp là,
“Theo mình thì tình cảm lúc còn đi học của tụi mình không phải là tình yêu đâu, các bạn không nên yêu sớm, chúng ta nên tập trung vào việc học!”
Mình cũng không hiểu sao khi đó mình đủ tự tin nói vậy trước lớp nữa. Nghe có vẻ “bà cụ non”. Tới đây, chắc mọi người nghĩ mình thực tế lắm. Nhưng mà mọi người ơi, nói vậy chứ không phải vậy. Nói vậy chứ thật ra là dối lòng đó mọi người. Vì mình lúc đó, cũng đang thầm thích một người, nhưng không dám nói ra, nên,…vậy đó…Mình sẽ chia sẻ thêm về “yêu thầm” sau. Còn bây giờ, mình sẽ nói về “Yêu sớm” nhé!
Ở cái thế hệ của mình, khi ấy, internet cũng mới sơ khai thôi, chưa có nhiều kênh giải trí như bây giờ. Đa phần các cô gái đều lớn lên cùng với, nào là truyện tranh thiếu nữ, phim thần tượng, sau này là blog, rồi tiểu thuyết ngôn tình mạng…được du nhập văn hóa từ nước ngoài. Đó là cũng thời kỳ đầu rất phát triển của các loại hình giải trí này, và chúng mình đã tiếp nhận nó một cách rất tự nhiên. Qua bộ phim này, ta cũng thấy có vẻ như nó cũng rất thịnh hành vào thời kỳ đó ở Trung Quốc.
Có thể lấy một vài ví dụ trong phim là, Tiểu Minh Nguyệt và Tiêm Tiêm lúc còn đi học rất thích đọc truyện tiểu thuyết mạng, thường lấy những ý tứ trong truyện để làm ví dụ cho lời nói của mình. Hay Tiêm Tiêm đến lúc 25 tuổi rồi, khi được anh trai tỏ tình, cũng mua truyện tranh về đọc để học hỏi thêm kinh nghiệm. Đường Xán thì lúc nào cũng so sánh chuyện thực tế với tình tiết trong phim thần tượng.
Các nam sinh ngoài niềm đam mê với games ra, cũng không nằm ngoài làn sóng văn hóa đấy. Vì thế, phần nào đó nó cũng ảnh hưởng, đến tâm sinh lý tuổi vị thành niên của chúng mình. Nên chuyện ‘yêu sớm’ cũng khó tránh khỏi, và nó cũng khá mộng mơ, giống như trong truyện, trong phim vậy. Và cũng khá phổ biến, ở các cô cậu bé thiếu niên chưa tròn 18 tuổi thời điểm đấy. Mà mọi người vẫn hay gọi là “tình cảm gà bông” đấy. Điều này, là rất khác so với các thế hệ đi trước.
Trong bộ phim, cũng có đề cập đến trạng thái tâm lý này ở các bạn trẻ. Ở Trung Quốc có vẻ là gắt gao hơn Việt Nam, khi mà các giám thị vẫn hay đi lanh quanh trường, hay ngoài khuôn viên trường để bắt các "cặp đôi gà bông" yêu sớm. Ở Việt Nam, chúng mình có vẻ tự do hơn một tí, không bị sự kiểm soát quá chặt của nhà trường, nhưng đa phần các bố mẹ ở thế hệ mình không mong muốn con mình vướng vào chuyện tình cảm khá sớm, vì sẽ ảnh hưởng đến việc học cũng như vài vấn đề không hay ho lắm do nhận thức còn yếu kém của tuổi vị thành niên. Vì thế, chuyện tình cảm khi chưa đủ 18 tuổi, thời đấy cũng vẫn còn “lén lút” và e dè lắm. Mình thấy các bạn nhỏ bây giờ có vẻ thoải mái hơn thì phải???
Nói về chuyện yêu sớm của thế hệ của mình, thật ra rất nhiều bạn đã tập tành yêu đương từ những năm học cấp 2 rồi cơ.
Tình cảm ấy có thể được thể hiện qua những lá thư tỏ tình của các bạn nam gửi vội thông qua ngăn bàn học, hay bắt đầu có những hành động để gây sự chú ý với bạn nữ mà chàng ta thích.
Các bạn nữ thì gấp trái tim với lời nhắn nhủ bỏ vào hộp bút, không thì làm đồ handmade, bánh kẹo, socola, hay tặng một món quà gì đấy cho crush của mình để bày tỏ tình cảm.
Hay đơn giản chỉ cần 2 đứa ngồi cạnh nhau cùng bàn cũng rất dễ phát sinh tình cảm. Hàng ngày thì cứ đánh lộn đánh lạo, phân chia ranh giới, bỗng một ngày "rung động" lúc nào cũng chẳng hay…
Chúng mình chia sẻ với nhau những món đồ ăn, thức uống; cùng nhau học tập, vui chơi, chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ, chuyện thi cử, những câu chuyện xung quanh cuộc sống thường ngày về gia đình, bạn bè; đứa nào bản tính tò mò thì lâu lâu bày đặt thử mấy trò của người lớn (hờ hờ, không nên nhé các bạn trẻ!)…
Nói vậy chứ, ở cái thời đấy, thập niên 2000, đầu 2010, mới khoảng hơn 10 năm trước thôi chứ mấy, chuyện yêu sớm thật ra cũng không được thoải mái lắm. Cũng chẳng dễ dàng mà nắm tay nhau đi nhong nhong trong sân trường, hay ngoài đường, mà chỉ dám lén lút thể hiện tình cảm ở một góc nho nhỏ nào đấy thôi.
Hay, trò chuyện với nhau qua tin nhắn khi về nhà, đấy là cái thời điện thoại thông minh chưa phát triển bạn nhé, cũng chẳng dễ dàng mà mỗi đứa ôm một cái điện thoại bắn tin chí chóe cho nhau dù đang ở cạnh nhau như bây giờ đâu, cứ phải tốn tiền cho một tin nhắn SMS cả đấy. Không thì online Yahoo! trên máy tính (ở Trung Quốc thì dùng QQ), nhưng dễ bị bố mẹ chú ý lắm.
Mà ở trong lớp hễ có cặp nào, là đám chúng bạn cũng chẳng để yên. Cứ 2 đứa nào mà có vẻ thích nhau là chúng nó hùa vào chọc ghẹo, ghép cặp ghép đôi, vợ chồng này nọ, ú òa. Chọc vui thôi, nhưng cảm giác không gian riêng tư chẳng còn nữa…Người trong cuộc chưa rõ mà cả thế giới đã tỏ tường!…
Đôi khi, chỉ cần là một cái va chạm nhẹ, một cái nắm tay vô tình, hay là do vô tình uống nhầm ly nước để rồi vô tình nhận ra hình như mình vừa “hôn gián tiếp” thì phải, đã làm cho một tâm hồn thiếu nữ cảm thấy xao xuyến, xuyến xao, ngày nhớ đêm mong, tìm hiểu thông tin về người ấy, nhịn ăn nhịn chơi để mua tặng cho người ấy một món quà sinh nhật đắt tiền. Ấy vậy mà, trước mặt crush của mình, thì cứ chối bây bẩy cái cảm xúc ấy, làm người ta nói mình “con gái lòng vòng rắc rối”.
Con gái mới lớn cũng có thể đổ đứ đừ một chàng trai vì một nghĩa cử cao đẹp nào đó, trong một lần người ấy ra tay hành hiệp trượng nghĩa chẳng hạn. Hoặc đơn giản vì một lời khen chân thành từ một ai đấy, nhìn nhận bản chất hay ho của mình, mang lại cho mình một cảm giác chưa từng có và hình ảnh của người đó, chợt bừng sáng lên trong mắt như một vị thần…khiến mình ngưỡng mộ đến nỗi đem hết cả tâm tư ấy vào bài tập làm văn miêu tả về người bạn, bỏ mặc ‘con bạn thân’ vẫn luôn đồng hành sát cánh. Còn đem lòng yêu thầm suốt 9 năm trời, mà cạy miệng ra cũng không nói cho ai biết. Như trường hợp của cô bé Minh Nguyệt 16 tuổi trong câu chuyện này vậy.
Rồi cũng vào cái tuổi ấy, một ngày nào đó, bỗng nhiên một thằng con trai mới lớn, tự nhiên thấy con bé nhà kế bên, hay con nhỏ bạn thân chí cốt, thân ai nấy lo, lâu nay vẫn đánh nhau chí chóe, “chợt”…, “xinh đến lạ!”, rồi bắt đầu quan tâm nó nhiều hơn…Vậy đó…
Cái cảm giác đó nó chợt đến, nhanh như một tia chớp, rồi nó cũng mông lung, lúc thế này lúc thế khác, mà ở cái tuổi đấy chúng ta cũng khó kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình, đôi khi còn hành động trong vô thức, để rồi cảm xúc xuôi thuận tự nhiên, cái gì tới nó sẽ tới, tới đâu hay tới đó. Đứa nào “nhớn nhớn” một tí thì hiểu cảm giác đó là gì, còn bắt được sóng của đối phương, còn đứa nào “ngây thơ vố số tội” thì mơ mơ hồ hồ, chẳng biết đường nào mà lần.
Uhm…, tới giờ câu hỏi này cũng vẫn khó trả lời quá mọi người ạ! Khái niệm về Tình Yêu vẫn là một câu hỏi muôn thuở, như mình đã đề cập ở đầu, rất khó để định nghĩa, nên cũng rất khó để xác định như thế nào có phải là “Tình Yêu” hay không. Nó còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người nữa, để đưa ra một câu trả lời cho riêng bản thân. Tất nhiên, định nghĩa trong sách giáo khoa, là định nghĩa hoàn toàn có thể tham khảo được bạn nhé (Mời bạn đọc lại sách GDCD lớp 10), vì đó là định nghĩa đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều người. Nhưng nếu bạn cảm thấy, sách giáo khoa có vẻ khô khan quá, khiến bạn khó tiếp nhận quá, thì chúng ta cứ hãy từ từ trải nghiệm cuộc sống này để có câu trả lời chính xác cho riêng mình! Mình, thì mình chỉ muốn chia sẻ trải nghiệm và cảm nhận của mình thông qua bộ phim này, vì mình rất đồng cảm với câu chuyện của bộ phim, nên nếu quan tâm, bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Hình như mình lại bị nói lan man nhiều quá rồi. Quay trở lại với câu hỏi ‘yêu sớm có được xem là tình yêu không?’. Nếu bạn vẫn muốn biết câu trả lời từ mình, thì mình cũng xin được thẳng thắn hồi đáp. Theo mình, ở cái giai đoạn này, khi mình đã trên 25 tuổi, mình vẫn cho rằng, tình cảm “Yêu sớm” chưa-phải-là-tình-yêu. Nhưng,..nó hoàn toàn có thể được xem như là “sự khởi đầu của một tình yêu”. Thôi thì cứ tạm gọi là “Tình yêu đơn thuần” nhé!
Trên thực tế, có nhiều cặp đôi đã gắn bó với nhau từ những năm cấp 2, hoặc từ thời ‘cởi trần tắm mưa’, thanh mai trúc mã và đi đến hôn nhân, như trong câu chuyện của Danh Nghĩa Người Nhà cũng vậy. Quan trọng là, mức độ phổ biến và cách nhận thức về tình yêu của mỗi thời kỳ là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào mức độ trưởng thành của mỗi con người nữa.
Mình của năm 16 tuổi, ngây thơ ngốc nghếc, đã trả lời các bạn của mình là ‘không nên yêu sớm!’. Nhưng mình của năm 25 tuổi, khuyên các bạn trẻ, nếu tình cảm đến, thì cũng nên cho mình một cơ hội nhé! Không có gì phải trốn tránh, không phải sợ sệt chuyện yêu sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học, không sợ bị nói ra nói vào, hay sợ sẽ bị mất bạn bè hay gì đấy.
Cảm xúc, là thứ mà chúng ta không thể lừa dối được bản thân. Cuộc sống là để trải nghiệm. Nếu bị bỏ lỡ giai đoạn hay ho đó, thật sự là một điều đáng tiếc. Vì đấy là một thứ tình cảm rất đẹp đẽ, nó đơn thuần và rất dễ thương, tất cả đều bắt nguồn từ cảm giác, cảm xúc và cách mà chúng ta thể hiện tình cảm cũng rất khác. Không kế hoạch, không xuy xét, không tính toán, so đo được mất, này nọ lọ chai... Mà đến khi các bạn trưởng thành hơn rồi, có lẽ “tình yêu” mà bạn cảm nhận được, chưa chắc nó sẽ đơn thuần được như thế. Muốn tìm lại cái cảm giác đó, cũng không dễ dàng gì, vì lúc đó, bạn đã là một con người rất khác so với bạn của những ngày xưa ấy. Chỉ cần là, hãy giữ cho tình cảm đó, trong sáng nhất có thể để chúng ta không phải hối tiếc vì bất cứ điều gì.
Trong câu chuyện của Danh Nghĩa Người Nhà, nếu nhân vật Lăng Tiêu, không “biết yêu” từ sớm, thì có lẽ cũng sẽ chẳng có được một mối tình đẹp, như những gì mà chúng ta được xem trên phim. Cũng chẳng có chủ đề để chúng ta đem ra bàn luận ngày hôm nay. Bạn nào đã xem hết phim, và tinh ý nhận ra được “tình cảm đặc biệt” của Lăng Tiêu dành cho cô em gái, ngay từ những tập đầu tiên, thì bạn sẽ hiểu những gì mình đang chia sẻ. Nhưng nếu bạn nào nghe nó hơi lạ lẫm, và thắc mắc “ủa vậy hả?” thì cũng đừng lo, mình sẽ giải thích ở những phần sau của chủ đề này. Hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé!
_Vu Vơ Cô Nương_NTTH
Ngày 21/11/2021