- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội.
Ý thức khoa học - với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là một trong những sự khác biệt giữa ý thức khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác.
Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật.
Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Thí dụ: ý thức chính trị và chính trị học, ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ thuật và nghệ thuật học, ý thức tôn giáo và tôn giáo học.
Nhờ tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới "sáng tạo ra một thế giới mới" và ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.
Xét về đối tượng, các khoa học chia thành những khoa học tự nhiên - kỹ thuật, nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên; và những khoa học xã hội nghiên cứu những hiện tượng xã hội khác nhau, các quy luật vận động, phát triển của chúng và cả bản thân con người như là một thực thể xã hội. Cũng có khoa học nghiên cứu những vấn đề chung, quy luật chung, đó là triết học.
Trong mỗi khoa học người ta phân thành các cấp độ: kinh nghiệm, tức là những tư liệu hiện thực đã tích luỹ được - sự tổng kết các quan sát và thí nghiệm; lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thể hiện trong những lý thuyết về quy luật và nguyên lý tương ứng, cấp độ lý luận của các khoa học cụ thể hợp lực với nhau trong sự giải thích các nguyên lý và quy luật đã phát hiện trên bình diện lý luận chung - bình diện triết học, hình thành mặt thế giới quan và phương pháp luận của toàn bộ nhận thức khoa học.
Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất. Cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát triển. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng tăng lên.
Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế. Hơn nữa khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn, bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao. Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Ý thức khoa học - với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là một trong những sự khác biệt giữa ý thức khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác.
Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật.
Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Thí dụ: ý thức chính trị và chính trị học, ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ thuật và nghệ thuật học, ý thức tôn giáo và tôn giáo học.
Nhờ tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới "sáng tạo ra một thế giới mới" và ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.
Xét về đối tượng, các khoa học chia thành những khoa học tự nhiên - kỹ thuật, nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên; và những khoa học xã hội nghiên cứu những hiện tượng xã hội khác nhau, các quy luật vận động, phát triển của chúng và cả bản thân con người như là một thực thể xã hội. Cũng có khoa học nghiên cứu những vấn đề chung, quy luật chung, đó là triết học.
Trong mỗi khoa học người ta phân thành các cấp độ: kinh nghiệm, tức là những tư liệu hiện thực đã tích luỹ được - sự tổng kết các quan sát và thí nghiệm; lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thể hiện trong những lý thuyết về quy luật và nguyên lý tương ứng, cấp độ lý luận của các khoa học cụ thể hợp lực với nhau trong sự giải thích các nguyên lý và quy luật đã phát hiện trên bình diện lý luận chung - bình diện triết học, hình thành mặt thế giới quan và phương pháp luận của toàn bộ nhận thức khoa học.
Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất. Cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát triển. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng tăng lên.
Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế. Hơn nữa khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn, bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao. Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.