Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 56
I
XÊDA ĐẾN BUỔI CỰC THỊNH (5)
- Tôi vừa đi nhận di chúc của một nhân vật cao cấp, ngài chỉ còn sống được độ bảy tám ngày nữa thôi, ông nói với vẻ mặt tự nhiên nhất trên đời, nhưng người ta coi tôi như một ông lang nhà quê, người ta đem xe đến tìm tôi rồi để tôi đi bộ trở về.XÊDA ĐẾN BUỔI CỰC THỊNH (5)
Những lời ấy xua tan ngay vần mây ngờ vực làm tối sẫm vừng trán ông nhà buôn chất thơm ; điều đó, Rôganh chợt thấy được. Vì vậy, ông ta giữ ý không nói đến trước việc làm ăn về vụ đất cát. Với lại, đối với nạn nhân của mình, ông muốn đánh vố cuối cùng.
- Sau bản chúc thư lại đến tờ giá thú, Birôttô nói, cuộc đời là vậy. Và, nhân đây xin hỏi : bao giờ thì chúng ta cưới nàng Mađơlen, bao giờ hở, hở, bố Rôganh ? Birôttô vừa nói tiếp vừa vỗ vào bụng ông.
Giữa đàn ông với nhau, lòng mong muốn của những nhà tư sản trong sạch là tỏ ra linh loạt.
- Này, nếu không phải hôm nay, ông chưởng khể trả lời với vẻ nhà ngoại giao, thì chẳng bao giờ nữa. Chúng tới sợ việc này lộ mất, hai khách hàng giàu nhất của tôi đã thúc giục tôi dữ quá, họ muốn có chân trong vụ đầu cơ này mà. Vậy đó, chỉ có làm hay thôi. Quá trưa, tôi sẽ làm giấy tờ, và anh còn khả năng tham gia đến một giờ. Chào anh. Tôi đang phải đọc những bản nháp mà Xăngđrô chắc đã phác qua đêm vừa rồi.
- Thế thì, tôi đã quyết định, ông tin lời tôi, Birôtô vừa nói vừa chạy theo sau ông chưởng khế và đập vào bàn tay ông ta. Ông cầm lấy mười vạn phrăng, số tiền định để làm hồi môn cho con gái tôi.
- Tốt, Rôganh vừa nói vừa đi xa dần.
Phút chốc Birôttô đã quay lại bên cạnh cậu Pôpinô. Ông cảm thấy ruột gan nóng bừng dữ dội, cơ hoành như thắt lại, hai tai ù câm.
- Ông làm sao thế, thưa ông ? anh ký hỏi khi thấy khuôn mặt ông chủ tái xanh.
- À, anh nhỏ ạ, tôi vừa quyết định bằng chỉ một lời nói một việc làm ăn lớn ; trong trường hợp như vậy chẳng ai làm chủ được cảm xúc của mình. Vả lại, đối với việc ấy anh cũng chẳng phải là người ngoài cuộc đâu. Vì thế tôi mới kéo anh đến đây để nói chuyện cho thoải mái hơn, ở đây chẳng ai nghe. Cô anh túng quá, chứ bà ấy làm gì mà mất hết cả tiền ? Anh thử nói tôi nghe.
- Thưa ông, cô chú tôi tiền nong đều ở nơi ông Đơ Nuyxang giăng, ông bà bức bách phải chịu thưởng hoàn bằng những cổ phiếu của hầm mỏ ở Voócsin, cổ phiếu này chưa có tiền lãi, và tuổi ông bà cũng khó mà sống bằng hy vọng.
- Vậy ông bà ấy sống bằng cách nào ?
- Cô chú tôi đã làm tôi rất vui lòng là nhận đồng lương tháng của tôi.
- Tốt, tốt, Angxem ạ, Xêda vừa nói vừa để lộ mình nước mắt muốn rưng rưng, anh thật xứng đáng với cảm tình của tôi đối với anh. Cho nên anh sắp được nhận một phần thưởng cao quí về thành tích anh chăm lo công việc làm ăn của tôi.
Nói ra những lời này, ông nhà buôn lớn lên dưới mắt mình chừng nào thì cũng lớn lên dưới mắt Pôpinô chừng ấy. Giọng nói của ông pha chút trịnh trọng ngây thơ của con người tư sản, nó là biểu hiện của một sự hơn người giả hiệu.
- Sao ? ông đã đoán được tình yêu của tôi đối với...
- Đối với ai ? ông buôn chất thơm nói.
- Đối với cô Xêdarin.
- À ! anh nhỏ ơi, anh cả gan nhỉ ! Birôttô thốt lên. Nhưng anh nên giữ kín tâm sự của mình, tôi hứa sẽ quên nó đi, và ngày mai anh sẽ rời nhà tôi. Tôi không giận anh đâu ; ở địa vị anh, quỉ thần ơi, tôi cũng làm như thế thôi. Con bé xinh quá mà !
- Ôi ! thưa ông ! anh Ký nói, vì anh cảm thấy toát mồ hột nhiều quá ướt đẫm cả áo sơ-mi.
- Anh nhỏ ạ, việc này không phải một sớm một chiều mà được. Xêdarin định đoạt lấy đời mình, mẹ cô ấy cũng có ý kiến. Vậy anh nên bình tĩnh lại, chùi mắt đi, làm chủ trái tim mình, và thôi, chúng ta đừng nói đến việc ấy nữa. Tôi chẳng hổ thẹn gì nếu được anh làm rể : cháu ông Pôpinô, thẩm phán ở tòa án đệ nhất cấp ; là cháu ông Ragông, anh có quyền đi con đường của anh cũng như mọi kẻ khác, nhưng ở đời lại có lắm cái nhưng mà, làm cái bởi lẽ, nếu như ! Mà này, anh tung cái điều quỉ quái gì ra với tôi vậy, trong câu chuyện về công việc làm ăn hôm nay ? Thôi, anh ngồi xuống ghế tựa này, và bây giờ thì chẳng si tình hãy nhường chỗ cho anh ký lục vậy. Pôpino này, anh có phải là một con người dũng cảm không ? Xêda vừa nói vừa nhìn Pôpinô. Anh có gan chiến dấu với kẻ mạnh hơn mình, tay không mà ôm nhau vật lộn không ?...
- Có, thưa ông.
- Chiến đấu lâu dài, nguy hiểm ?...
- Chuyện gì thế ?
- Đánh bại dầu Macátxa ! Birôttô vụt đứng dậy như một nhân vật của Pluytác. Chớ có dối mình, kẻ địch có sức mạnh, thế đứng rất vững, đáng gờm. Dầu Macátxa tiến lên khá quả quyết. Quan niệm cũng khôn khéo. Chai lọ hình vuông cũng là một hình thức độc đáo. Trong dự định của tôi, tôi đã nghĩ đến ý chế chai lọ của ta hình tam giác ; nhưng nghĩ kỹ, tôi thích được những chai nhỏ bằng thủy tinh có bọc bằng lau sậy ; nó sẽ có vẻ gì huyền bí, vì người tiêu thụ bao giờ cũng thích cái là lạ.
- Đắt tiền lắm, Pôpinô nói. Mọi sự làm ra phải giá hạ thì mới có thể đặt hoa hồng cao cho người bán lẻ.
- Đúng, anh nhỏ a, đó là nguyên tắc đúng nhất. Anh nghĩ kỹ xem, dầu Macátxa nhất định sẽ tự vệ ! Nó có mã, tên nó cũng quyến rũ. Người ta lại giới thiệu nó như một loại hàng nhập từ nước ngoài, còn của chúng ta thì chẳng may lại là hàng nội hóa. Xem nào, Pôpinô, anh thấy mình đủ sức để dìm chết Macátxa không ? Trước tiên, anh sẽ thắng nó trong hàng gởi ra hải ngoại : hình như Macátxa có mặt thật ở Ấn Độ, thế thì gửi sản phẩm Pháp cho người Anhđiêng tự nhiên hơn là gửi trả lại cho họ những gì coi như họ cung cấp cho ta. Những nhà buôn tạp hóa xấu đều là người của anh đấy ! Nhưng phải cạnh tranh ở nước ngoài, cạnh tranh ở các tỉnh. Bởi vì, dầu Macátxa đã được quảng cáo tốt, ta không nên cải trang cho sức mạnh của nó, nó đã được đẩy sâu vào công chúng, và công chúng đều biết nó.
- Tôi sẽ đánh chìm nó ! Pôpinô thốt lên, mắt đỏ lửa.
- Bằng cách nào ? Birôtô hỏi. Thanh niên đúng là hăng hái. Anh hãy nghe tôi nói hết câu chuyện.
Ăngxem đứng im như một người lính bồng súng đứng nghiêm trước một thống chế nước Pháp.
- Tôi phát minh được, Pôpinô g, một thứ dầu để kích thích cho tóc mọc, làm sống lại da dầu, giữ vững màu sắc cho tóc, nam cũng như nữ. Tinh dầu ấy cũng sẽ thành công không thua món kem và nước thơm của tôi. Nhưng tôi không muốn tự mình đứng ra khai thác bí mật này, tôi đang nghĩ đến việc rút khỏi thương trường. Cho nên, anh nhỏ ạ, anh sẽ là người lăng xê chất dầu cômagien của tôi ( cômagien bắt nguồn từ côma, chữ latinh có nghĩa là tóc, như ông Anbe, ngự y của nhà vua nói với tôi ; chữ này có trong bi kịch Bêrênix của Raxin, trong đó Raxin nêu một ông vua có người yêu là nữ hoàng Cômagien xinh đẹp, nổi tiếng về mái tóc của mình ; ông tình nhân đó, có lẽ do muốn nịnh người yêu, đã lấy tên nàng đặt cho vương quốc mình. Sao mà các thiên tài lỗi lạc họ có những ý nghĩ kỳ lạ ! Họ tính đến cả những chi tiết nhỏ nhặt. )
Cậu Pôpinô vẫn một mực nghiêm nghị khi nghe câu chuyện tạt ngang kỳ cục này, mặc dù chắc chắn là chuyện nói cho cậu nghe vì cậu có học thức.
- Ăngxem ! tôi đã nghĩ đến anh để sáng lập một hãng buôn thuốc men cao cấp, phố Người Lôngba, Birôttô nói. Tôi sẽ là người chung vốn bí mật, tôi sẽ xuất cho anh số vốn đầu tiên. Sau dầu mọc tóc (dầu Cômagien), chúng ta sẽ thí nghiệm đến dầu vanni, dầu bạc hà. Tóm lại, chúng ta đi vào nghề bào chế, và chúng ta cách mạng nó, bằng cách bán những sản phẩm ở dạng hàng hóa, chứ không bán ở dạng nguyên chất. Anh thanh niên đầy tham vọng ơi ! anh bằng lòng chứ ?
Ăngxem không trả lời được, ngực như đè nén biết bao nhiêu, nhưng cặp mắt đẫm lệ đã trả lời hộ. Lời đề nghị ấy chỉ có thể xuất phát từ một tấm lòng cha mẹ khoan dung, nó như bảo cậu : «Hãy xứng đáng với Xêdarin bằng cách trở nên giàu có và được trọng vọng.»
- Thưa ông, cuối cùng cậu mới đáp, sau khi coi sự xúc động của Birôttô như là sự ngạc nhiên, tôi cũng vậy, tôi sẽ thành công!
- Đấy, tôi bây giờ cũng như trước đây, Birôttô thốt lên, tôi không có một lời nào khác. Nếu anh không được con gái tôi, thì anh cũng được làm giàu. Thế thì, anh nhỏ anh theo cái nào ?
- Xin ông cho tôi cứ hy vọng hễ được cái này tôi sẽ được cái kia.
- Tôi không thể ngăn anh đừng hy vọng, anh bạn tôi ơi, Birôttô nói, trong lòng cảm động vì giọng nói của Ăngxem.
- Vậy thì, thưa ông, ngay từ hôm nay, có thể nào tôi chuẩn bị đầy đủ để tìm một cửa hiệu và bắt đầu sớm chừng nào hay chừng ấy được không ?
- Vâng, anh nhỏ ạ. Ngày mai, hai chúng ta sẽ đóng cửa ở lì ở xưởng sản xuất. Trước khi đi đến khu phố Người Lôngba, anh sẽ ghé qua Livinxtôn đề xem thử máy ép hơi nước của tôi ngày mai có thể vận hành được chưa. Tối nay, vào giờ cơm, chúng ta sẽ đến hỏi ý kiến ông Vôcơlanh nổi tiếng và tốt bụng. Gần đây, nhà bác học này đang bận về thành phần của tóc ; ông đã nghiên cứu màu tóc do chất gì làm nên, chất ấy lấy từ đâu, cấu tạo của tóc là thế nào. Tất cả đều ở đó, Pôpinô ạ. Anh sẽ biết được bí mật của tôi, và vấn đề chỉ còn là khai thác nó cho thông minh. Trước khi đến nhà Livinxtôn, anh tạt vào nhà Piêri Bêna. Anh nhỏ ạ, lòng vô tư của ông Vôcơlanh là một trong những đau xót lớn của đời tôi : không thể nào buộc ông nhận một cái gì. May đâu, nhờ Sipphrơvin, tôi biết ông thích một tượng Nữ đồng trinh của thành Đrétxđ, do một anh Muyle nào đó khắc, và sau hai năm giao thiệp ở Đức, Bêna cuối cùng mới tìm thấy nó in trên giấy bản, trước khi thấy bản khắc chính thức : nó giá những một nghìn năm trăm phrăng, anh nhỏ a. Ngày nay, ân nhân chúng ta sẽ thấy tranh ấy ở phòng ngoài khi tiến chúng ta ra về, bởi vì nó có thể được đóng khung, điều này anh để ý xem cho chắc chắn. Chúng ta sẽ nhắc cho ông nhớ lại nhà tôi và tôi, bởi vì, nói chuyện biết ơn, thì đến nay là mười sáu năm, không ngày nào chúng tôi không cầu nguyện Chúa cho ông. Riêng tôi, đời nào tôi quên ông được. Còn những nhà bác học, anh Pôpinô a, chìm đắm trong khoa học, họ quên tất cả, vợ con, bạn bè, kẻ chịu ơn. Phần chúng ta, đầu óc ít thông minh, chúng ta phải cho phép mình ít nhất cũng có trái tim nồng hậu. Điều đó cũng an ủi khi mình chẳng được là vĩ nhân. Những ngài ở Viện hàn lâm, tất cả họ là trí não, anh sẽ xem ; anh không bao giờ gặp họ đi nhà thờ. Ông Vôcơlanh luôn luôn ở phòng thí nghiệm ; tôi ưng tin rằng ông nghĩ đến Chúa khi ông phân tích những công trình của mình. Như thế là thỏa thuận nhé : tôi sẽ lo cho anh vốn, tôi sẽ nhường anh nắm chủ quyền bí mật của tôi, chúng ta mỗi bên một nửa, không cần phải giấy má gì. Cứ thành công đã ! chúng ta sẽ thương lượng với nhau. Anh nhỏ ạ, anh đi đi ; phần tôi, tôi đi lo công việc của tôi đây. Này, anh Pôpinô, anh nghe đây, trong vòng vài mươi ngày nữa, tôi sẽ mở một hội khiêu vũ lớn, anh cố tạo lấy một bộ lễ phục, và anh cứ đến chơi, như một nhà buôn sành sõi...
Ý tốt cuối cùng đó xúc động Pôpinô đến mức cậu nắm lấy bàn tay to lớn của Xêda và hôn vào đó. Con người tốt bụng đã vuốt ve anh chàng si tình bằng cái tin thân mật ấy, và với kẻ đang yêu thì có gì mà không làm được.
- Tội nghiệp cậu ta, Birôtô nói, khi thấy Pôpinô chạy qua quảng trường Tuylơri, giá Xêdarin yêu nó ! Nhưng nó thọt, tóc nó màu gốm, và các cô gái sao mà kỳ lạ ! Ta chả tin là Xêdarin... Còn mẹ nó lại chỉ muốn nó làm vợ một anh chưởng khể. Alecdăngđr Crôtta sẽ làm nó giàu có : giàu sang thì cái gì cũng chịu được, còn nghèo khó thì chẳng hạnh phúc nào không sụp đổ. Thôi, ta đã quyết định để cho con gái ta tự mình định đoạt lấy, dù đến điên rồ cũng được.
Láng giềng của Birôttô là một người buôn ô đi mưa, dù che nắng, batoong, tên là Kerông, người xứ Lănggơđốc, làm ăn chẳng ra gì, và Birôttô đã nhiều lần giúp. Ông ta chẳng đòi gì hơn là thu hẹp lại trong phạm vi cửa hàng và nhường lại cho ông nhà buôn chất thơm giàu có hai gian ở lầu một, để giảm bớt số tiền thuê.
- Này, ông láng giềng, Birôttô vừa thân mật hỏi, vừa bước vào nhà ông buôn ô, nhà tôi đồng ý mở rộng trụ sở bên tôi ! Nếu ông bằng lòng, mười một giờ chúng ta đến nhà ông Môlinơ.
- Ông Birôttô thân mến ơi, ông buôn ô đáp lại, tôi chẳng đòi ông một cái gì trong việc nhường lại này, nhưng ông hiểu cho, là một nhà buôn biết nghề, bất kỳ cái gì cũng làm được tiền.
- Quỉ thần ơi! Ông nhà buôn chất thơm trả lời, tôi đâu phải là Thạch Sùng! Tôi không rõ ông kiến trúc sư của tôi, tôi chờ ông ấy đây, ông ấy xem có làm được không. Ông ấy bảo tôi : « Trước khi quyết định, phải biết sàn hai bên có liền mặt nhau không đã. Rồi phải xem ông Môlinơ có đồng ý cho đục tường không, và tường có đúng là tường chung không ? ». Cuối cùng, tôi còn phải xoay lại cầu thang bên tôi, thay đổi cầu thang để cho hai bên bằng nhau. Như vậy cũng tốn chán, tôi không muốn khánh kiệt vì việc này.
- Ối chà chà! nhà ông này, ông người miền Nam nói, ông mà khánh kiệt gia tài, thì lão mặt trời sẽ đi ngủ với mụ đất và sẽ đẻ con.
Birôttô vừa mân mê cái cằm vừa kiễng chân lên rồi lại hạ người đứng xuống gót.
- Với lại, Kerông nói, tôi cũng chẳng yêu cầu gì khác là ông lấy dùm lại tôi mấy giá khoán này...
Và ông ta đưa ra một bản kê nhỏ năm nghìn phrăng gồm mười sáu phiếu.
- À, Birôttô nói, tay lật từng tờ giấy, những thương phiếu nhỏ, hai tháng, ba tháng...
- Ông lấy giúp cho, chỉ xin ông sáu phần trăm thôi, ông buôn ô nói, vẻ nhún nhường.
- Thế thì tôi cho vay nặng lãi à? ông nhà buôn chất thơm nói, vẻ trách móc.
- Trời ơi, thưa ông, tôi đến nơi ông Tidê ngày trước làm ký lục cho ông, giá nào ông ấy cũng không mua, có lẽ để dò thử tôi đồng ý chịu lỗ là bao nhiêu.
- Tôi chả biết những chữ ký này, ông nhà buôn chất thơm nói.
- Nhưng trong giới ô, dù, batoong, chúng tôi có những tên kỳ quặc lắm, đó là những anh hàng rong !
- Này nhé, tôi không nói là tôi lấy tất cả, nhưng tôi luôn luôn sẽ thu xếp cho tiện lợi nhất.
- Về chỗ nghìn phrăng bốn tháng nữa sẽ đến hạn, xin ông đừng để tôi phải chạy theo bọn hút máu, chúng nó ăn hớt chúng tôi số tiền lãi, xin ông giúp cả cho, thưa ông. Tôi ít nhờ đến chiết khấu quá, tôi có vốn liếng nào đâu. Chúng tôi, những người buôn lẻ, chúng tôi chết vì thế.
- Thôi được, tôi nhận các thương phiếu của ông Xêlêxtanh sẽ thanh toán. Mười một giờ, ông sẵn sàng nhé. Đây rồi ông kiến trúc sư của tôi, ông Granhđô, ông nhà buôn chất thơm nói thêm, — khi thấy người thanh niên mà hôm qua ông hứa gặp ở nhà ông Đơ La Bidácđie đang đi tới. — Trái với tục lệ các nhà có tài, ông đến đúng giờ, thưa ông, — Xêda nói, giọng điệu phô trương mọi duyên dáng trang trọng nhất của nhà buôn. Nếu đúng giờ, theo lời của nhà vua, một người vừa là nhà trí thức vừa là nhà đại chính trị, là lễ phép của vua chúa thì nó cũng là nguồn của cải của nhà buôn. Thì giờ, thì giờ là vàng ngọc, nhất là đối với các ông, những nhà nghệ sĩ. Kiến trúc là sự tổng hợp tất cả các nghệ thuật, tôi tán thành cách nói đó. Chúng ta đừng đi qua cửa hàng, ông ta nói tiếp, tay trỏ chiếc cửa xe giả của nhà mình.
Bốn năm trước đây, Granhđô chiếm được giải thưởng thượng hạng về kiến trúc ; chàng ở Rôm về sau ba năm trú ngụ bên đó do Nhà nước đài thọ. Ở Ý, nhà nghệ sĩ trẻ để ý đến nghệ thuật ; về Pari, chàng để ý đến làm giàu. Chỉ có chính phủ mới có thể chi bạc triệu để cho một nhà kiến trúc có điều kiện xây đắp vinh quang của mình. Ở Rôm về tự nhiên người ta tin mình là Phôngten hay Pécxiê, đến nỗi mọi nhà kiến trúc có tham vọng đều khuynh hướng theo chủ nghĩa chính phủ. Anh nội trú đầu óc tự do, như vậy là trở thành nhà bảo hoàng, và đang cạy cục để được sự che chở của các nhân vật có quyền thế. Một giải thưởng thượng hạng mà xử sự như vậy, bạn bè tất gọi là một tay thủ đoạn. Nhà kiến trúc trẻ đứng trước hai đằng phải chọn một : phục vụ ông buôn chất thơm hay lợi dụng ông ta. Nhưng Birôttô là phụ tá thị trưởng, Birôtô là người chủ nhân tương lai một nửa sổ đất đai ở Mađơlen, chung quanh đấy, chóng hay chầy nhất định sẽ dựng lên một khu phố xinh đẹp, Birôttô là một món đáng xơi. Cho nên, Granhđô hy sinh cái lợi trước mắt cho món lãi sau. Chàng kiên nhẫn lắng nghe các kế hoạch, các điều lặp đi lặp lại, các ý kiến của nhà tư sản, hạng người thường xuyên là cái đích của mọi câu châm chọc, chế giễu của nghệ sĩ, là đối tượng vĩnh viễn cho họ khinh khi ; chàng theo dõi nhà buôn chất thơm, nghếch đầu để chào đón ý kiến của ông ta. Khi nhà buôn chất thơm đã giảng giải xong xuôi đâu đó, nhà kiến trúc thử tóm lại kế hoạch của ông ta theo ý mình cho ông ta nghe.
- Ông có bên ông ba cửa sổ mặt tiền trông ra đường, cộng thêm cửa sổ khuất vào cầu thang và bị ép vào đầu thang. Ông sẽ có thêm hai cái nữa cùng tầm của nhà bên cạnh khi ông cho lộn cầu thang để bước thẳng vào cả căn nhà từ phía đường phố.
- Ông đã hiểu ý tôi một cách trọn vẹn, ông buôn chất thơm nói, giọng ngạc nhiên.
- Để thực hiện kế hoạch của ông, phải cho ánh sáng từ trên cao xuống cầu thang mới, chừa một chỗ ở cho người gác cổng dưới cái bệ.
- Một cái bệ ?...
- Vâng, đó là phần để đỡ...
- Tôi hiểu, thưa ông.
- Còn căn nhà của ông, xin ông cho tôi được toàn quyền để bố trí và trang hoàng. Tôi muốn làm cho nó xứng đáng...
- Xứng đáng ! Ấy là lời ông nói nhé.
- Ông cho bao nhiêu thì giờ để thực hiện việc thay đổi toàn cảnh ấy?
- Hai mươi hôm.
- Ý ông muốn cho công thợ bao nhiêu ? Granhđô hỏi.
- Nhưng sửa sang như thế này phỏng hết bao nhiêu ?
- Một nhà kiến trúc, đối với một công trình xây dựng mới, có thể tính đến con số lẻ từng xu, anh thanh niên đáp ; nhưng, vì tôi không biết thế nào là lừa phỉnh một nhà tư sản... (xin lỗi ! thưa ông, tôi lỡ lời ), tôi thấy phải báo trước với ông rằng không tài nào tính ra con số được phí tổn của những thứ sửa chữa, vá víu này. May lắm phải tám ngày tôi mới có khả năng làm một bản kê giá sơ bộ. Xin ông tin ở tôi : ông sẽ có một cầu thang chiếu sáng từ trên cao, phía trước trang hoàng một phòng chờ xinh đẹp trông ra phố, và dưới cái bệ...
- Lại cái bệ !
- Ông khỏi phải lo, tôi sẽ tìm chỗ cho một cái xó nhỏ của người gác cổng. Các căn phòng của ông sẽ được nghiên cứu, khôi phục một cách t.ình tứ. Đúng thế, thưa ông, tôi nhìn vào nghệ thuật chứ không nhìn vào tiền tài ! Trước hết, chẳng lẽ tôi lại không làm cho người ta nói về tôi để có chút tiếng tăm sao ? Theo tôi, cách tốt nhất là đừng có tính toán quá với các chủ thầu, thu được hiệu quả tốt mà ít tốn kém.
- Với cách suy nghĩ như vậy, Birôttô nói, giọng bao dung, ông sẽ thành công ông bạn trẻ ạ.
- Thế thì, Granhđô nói tiếp, xin ông thương lượng thẳng với thợ nề, thợ sơn, thợ khóa, thợ mộc. Phần tôi, tôi xin lo điều chỉnh đơn thanh toán của họ. Xin ông chỉ cho tôi hai nghìn phrăng thù lao thôi, số tiền ấy sẽ là món tiền đặt lãi đúng chỗ, thưa ông. Ngày mai, từ trưa, ông cho tôi được làm chủ các nơi phải sửa chữa, và ông chỉ cho tôi thợ của ông.
- Phí tồn có thể lên đến bao nhiêu, phỏng đoán thôi ? Birôtô hỏi.
- Từ mười đến mười hai nghìn phrăng, Granhđô đáp. Như thế là tôi chưa tính đồ gỗ, chắc ông còn tính đổi mới nó chứ lị. Ông cho tôi địa chỉ của thợ thảm, tôi phải đến thỏa thuận với người ấy để phối hợp các màu sắc, làm sao đại được một toàn cảnh dễ coi.
- Ông Grátsông, phố Xanh Ăngtoan, ông ấy có hối phiếu của tôi, Birôtô nói, ra vẻ một ông quận. Nhà kiến trúc ghi địa chỉ vào một vật kỷ niệm con con thường là quà tặng của một phụ nữ xinh đẹp.
- Thôi, trăm sự nhờ ông, Birôtiô nói. Có điều, ông chờ cho tôi thu xếp xong công việc thuê lại hai buồng nhà bên cạnh và xin được phép trổ cửa trong tường.
- Tối nay, ông cho mấy chữ tin cho tôi biết trước, nhà kiến trúc nói. Tôi phải thức cả đêm để vạch các kế hoạch của tôi, chúng tôi thích làm việc cho các nhà tư sản hơn là làm việc không công nghĩa là làm việc cho chúng tôi. Dù sao tôi cũng đi đo đạc mới được, các chiều cao, dày các vách quanh cửa, tầm rộng cửa kính...
- Chúng ta cố gắng xong đúng hạn, Birôttô nói tiếp ; không được vậy thì chẳng nên làm làm gì.
- Chắc chắn phải vậy chứ, nhà kiến trúc đáp. Thợ sẽ làm thâu đêm, người ta sẽ có biện pháp làm khô nhanh các lớp sơn, nhưng ông chớ nên để bọn lãnh thầu họ lừa mình, phải hỏi họ trước giá cả, và cái gì giao ước cũng đều phải kiểm tra.
- Pari đúng là nơi độc nhất trên thế giới có thể có những biến hóa thần thông như thế này, Birôtô vừa nói vừa đề mình đi đến một cử chỉ Á Châu rất xứng với tinh thần Một nghìn một đêm lẻ. - Tôi sẽ rất hận hạnh được ông đến dự hội khiêu vũ của tôi, thưa ông. Những người có tài không phải ai cũng có cái ý khinh thị mà người ta thường đem trút lên đầu giới thương mại. Ông sẽ thấy ở dạ hội chắc chắn có một nhà bác học loại hàng đầu, ông Vôcơlanh, có chân ở Viện hàn lâm ! Rồi là ông Đơ La Bidácđie, ông bá tước Đơ Phôngten, ông Lơba thẩm phán, chánh án tòa án thương mại, nhiều quan tòa: các ông bá tước Grăngvin ở tòa chung thẩm, ông Pôpinô ở tòa sơ thẩm ; ông Camuydô của tòa án thương mại, và ông Cácđô, bố vợ ông ấy..., cuối cùng, có thể có ông quận công Đo Lơnôngcua, thượng đẳng thị vệ văn phòng nhà vua. Tôi mời một số bạn bè để mừng... lãnh thổ được giải phóng mà cũng để khao nhân dịp. tôi được thưởng Bắc Đầu bội tinh...
Granhđô khoa tay một cách kỳ lạ.
- Có thể là do... tôi đã tỏ ra xứng đáng được hưởng... ân huệ... đặc biệt ấy của nhà vua, vì tôi đã tham gia tòa án thương mại và đã chiến đấu cho dòng họ Buốcbông ở bậc cấp Xanh Rốc ngày 13 tháng Hải Nho, nơi tôi đã bị Napôlêông bắn bị thương. Những thành tích ấy...
Từ phòng ngủ Xêdarin, nơi bà vừa thay quần áo, Côngxtăng bước ra ngoài, ăn bận kiểu sáng sớm. Bà đưa mắt nhìn ông chồng đang nói thao thao bỗng ngừng bặt, và loay hoay tìm cách nói bình thường khi giới thiệu cho người khác biết các phẩm tước của mình.
- Này, em yêu, đây là ông Đơ Granhđô, người thanh niên ưu tú có biệt tài. Ông là nhà kiến trúc mà ông Đơ La Bidácđie giới thiệu với ta để điều khiển mấy công việc nho nhỏ của chúng ta ở đây.
Ông nhà buôn chất thơm tránh mặt vợ mình, đặt một ngón tay lên miệng để ra hiệu cho nhà kiến trúc khi nói đến chữ nho nhỏ, thế là nhà nghệ sĩ hiểu ý.
- Côngxtăng à, ông cần đo đạc một số nơi, các chiều cao. - Em đề ông được tự nhiên, Birôttôvừa nói vừa tránh ra đường.
- Làm cái đó đắt lắm ông nhỉ ? Côngxtăng hỏi nhà kiến trúc.
- Không đâu, thưa bà ; sáu nghìn phrăng, phỏng nhìn...
- Phỏng nhìn ? bà Birôttô kêu lên. Thưa ông, tôi xin ông, ông không nên bắt đầu cái gì cả khi chưa có một bản kể giá và việc mặc cả chưa được ký kết. Tôi biết cung cách các ngài lãnh thầu : sáu nghìn có nghĩa là hai mươi nghìn. Chúng tôi chưa đến nỗi phải làm những việc điên rồ. Ông ạ, tôi xin ông, mặc dù nhà tôi làm chủ trong gia đình, xin ông cứ để cho nhà tôi có thì giờ suy nghĩ.
- Thưa bà, ông phụ tá bảo tôi phải giao tất cả các nơi này hoàn tất cho ông trong vòng hai mươi ngày, và nếu chúng tôi chậm trễ, bà sẽ có thể rơi vào nguy cơ phải tiêu tiền dần mà chẳng được kết quả gì.
- Tiêu tiền cũng có ba bảy thứ, bà buôn chất thơm nói.
- Ồ, thưa bà, bà tưởng rằng đối với một kiến trúc sư chỉ muốn xây lâu đài, dinh thự, mà đi trang trí một căn nhà ở là vinh dự lắm chăng ? Tôi hạ mình đi làm cái việc vụn vặt này chỉ vì muốn giúp ông Đô La Bidácđie thôi, và nếu tôi làm bà hoảng hốt...
Ông ta làm một động tác rút lui.
- Tốt lắm, tốt lắm, thưa ông, Côngxtăng vừa nói vừa trở vào trong phòng, ngả đầu vào vai con gái. – Chao ôi ! con ơi ! bố mày phá hết gia tài thôi ! Ông ấy mướn một ông kiến trúc sư có ria, có cả râu ở môi dưới, ông kiến trúc sư lại nói chuyện xây lâu đài gì gì ! Bố mày định vứt cái nhà này qua cửa sổ và xây cho mẹ con mình một điện Luvrơ. Bố mày có bao giờ chịu chậm chân đâu, dù là làm một việc điên rồ ; ông ấy nói với mẹ về dự định của mình đêm qua và sáng nay ông ấy thực hiện.
- Chặc ! mẹ a, để cho bố làm, Chúa luôn luôn phù hộ bố mà, Xêdarin vừa nói vừa ôm hôn mẹ, rồi ngồi vào đàn dương cầm để tỏ cho nhà kiến trúc rằng con gái một nhà buôn chất thơm cũng không xa lạ đối với nghệ thuật.
Khi nhà kiến trúc bước vào phòng ngủ, chàng lấy làm ngạc nhiên về sắc đẹp Xêdarin, và gần như sững sờ. Từ phòng ngủ đi ra, sáng sớm chưa trang điểm gì, nàng tươi mát, hồng hào như cô gái mười tám. Tóc nàng hoe vàng, thân hình mảnh mai, hai mắt xanh, khiến chàng nghệ sĩ cảm thấy ở nàng như có sức gì đàn hồi, thật hiếm có ở Pari. Sức đàn hồi ấy làm cho thịt da mịn màng nhất như được dội trở lên, và bằng cái màu các họa sĩ thường mê say, vờn lên sắc xanh xanh của các tĩnh mạch chi chít đang rạo rực trong ánh sáng trong veo của làn da. Mặc dù sống trong môi trường tái nhạt của một cửa hiệu Pari, trong đó không khí rất dễ tù h.ãm, mặt trời ít khi rọi vào, cách sống của nàng cũng cho phép nàng được hưởng ân huệ của cuộc sống ngoài trời của một cô gái ở Rôm, bên kia sông Tibrơ. Tóc nàng rất dày, ngổn ngang như tóc của bố, lại được nâng lên để hở cái có đều đặn, rồi để chảy xuống thành những búp chải chuốt như kiểu các cô gái bán hàng chải chuốt tóc mình. Vì thích được người ta chú ý, các cô thường xảy ra nhiều điều tỉ mỉ rất ănglê trong lĩnh vực điểm trang. Nhan sắc của cô gái xinh xắn này chẳng như nhan sắc của một tiểu thư nước Anh, mà cũng chẳng như nhan sắc của các quận chúa nước Pháp. Nó là vẻ đẹp tròn trịa, nâu dòn của các cô gái vùng Phlănđr trong tranh Ruybenx. Xêdarin có cái mũi hếch của ông bố, nhưng nhờ hình nắn tinh vi mà trở nên hóm hỉnh, giống như những cái mũi thuần túy Pháp rất đạt ở Lácgilie. Da nàng, như một loại vải màu và cứng, báo hiệu sức sống của một trinh nữ. Nàng có cái trán đẹp của mẹ, soi sáng thêm bởi lòng trong trắng của một cô gái vô tư. Cặp mắt xanh ướt đẫm, long lanh, biểu hiện cái duyên dáng non tơ của một cô tóc hoe sung sướng. Nếu hạnh phúc làm cho dung nhan nàng mất cái chất thơ mà các họa sĩ tuyệt đối muốn phủ lên các bức tranh của mình bằng cách làm cho nhân vật hơi nhiều vẻ suy tưởng, thì một chút buồn mơ hồ từ cơ thể, thường không tránh khỏi ở các cô thiếu nữ chưa từng rời cánh tay mẹ, lại in lên đó một vẻ gì lý tưởng. Đường nét trên người nàng đều thanh tao, nhưng thân hình nàng khá vững chắc : bàn chân còn bộc lộ gốc gác quê mùa của bổ, như vậy là người nàng còn có chỗ chưa hoàn hảo, nguyên nhân do giống nòi chưa thật tốt, mà cũng có thể còn do màu hồng của bàn tay, dấu hiệu của một cuộc sống trưởng giả thuần túy. Sớm hay muộn nàng nhất định sẽ béo phì. Thấy một số thiếu phụ đỏm dáng đến cửa hàng nhà mình, nàng nhiễm quen trang điểm, học đòi một vài vẻ nghiêng đầu, một cung cách nói năng, đi đứng, những khóe làm điệu ra phết của phụ nữ, nó có khả năng làm quay cuồng đầu óc của các chàng trai, các anh ký lục, và dưới mắt họ, nàng ra dáng một con người đặc sắc. Popinô nguyện với mình là sẽ không lấy ai làm vợ ngoài Xêdarin. Cái cô tóc hoe trơn suốt, tưởng làn mắt cũng xuyên qua, mà một tiếng trách dỗi đã hầu làm tan thành nước mắt, chỉ có cô ấy là có thể đem đến cho anh ta ý thức nam giới đứng trên nữ giới ! Cô thiếu nữ quyến rũ này khiến người ta sinh yêu mà không kịp xem xét thử nàng có đủ trí tuệ để làm cho tình yêu bền vững hay không, nhưng cần gì cái mà ở Pari người ta gọi là trí tuệ, trong một tầng lớp mà nhân tố chính yếu của hạnh phúc là lương tri và đạo đức ? Về tinh thần, Xêdarin là mẹ nàng cải tiến chút ít bằng những thứ phù phiếm của giáo dục : nàng thích âm nhạc, nàng vẽ được bằng bút chì đen tranh Thiếu nữ ngồi ghế, nàng đọc tác phẩm của các bà Côttanh và Riccôbôni, của Bécnácđanh Đơ Xanh Pie, của Phênơlông, của Raxin. Nàng rất ít khi xuất hiện bên cạnh mẹ ở quầy, trừ một chốc trước khi vào bàn ăn, hay trừ khi phải thay mẹ trong những trường hợp rất ít xảy ra. Bố nàng và mẹ nàng, cũng như những kẻ hãnh tiến, nóng lòng muốn gieo thói vô ơn cho con cái bằng cách đặt nó lên cao hơn mình, thường lấy việc thần thánh hóa nàng làm vui ; may mà nàng có được những đạo đức của con nhà tư sản và không lợi dụng chỗ yếu của bố mẹ mình.
Bà Birôttô theo dõi nhà kiến trúc vẻ mặt lo âu và van nài, bà vừa nhìn theo đầy lo sợ, vừa chỉ cho con gái mọi cử động kỳ quặc của cái thước, nó là cái batoong của kiến trúc sư và lãnh thầu, mà Granhđô dùng để đo đạc. Nàng tưởng thấy ở chiếc đũa thần ấy cái vẻ tà thuật chứa đầy những điểm chẳng lành. Nàng những muốn cho các bức tưởng ít cao hơn, các căn buồng ít rộng hơn, và không dám hỏi chàng thanh niên về hiệu quả của thứ phù phép ấy,
- Xin bà cứ yên tâm, thưa bà, tôi không mang đi một cái gì cả, nhà nghệ sĩ vừa nói vừa mỉm cười.
Xêdarin không nhịn được cười.
- Thưa ông, Côngxtăng nói với giọng van lơn, và cũng chẳng để ý đến lời nói bóng gió của nhà kiến trúc, ông nên tính toán cho sít sao, sau này, chúng tôi xin đền ơn...
Trước khi đến nhà ông Môlinơ ; chủ nhân của nhà bên cạnh, Xêda muốn đến Rôganh lấy cái khế ước tư nhân mà Alécdăngđr Crôtta chắc đã chuẩn bị cho việc nhường nhà thuê này. Lúc trở ra, Birôttô thấy Tidê ở cửa sổ văn phòng Rôganh. Biết rằng trong quan hệ giữa anh kỷ lục cũ của mình với bà vợ ông chưởng khế, sự có mặt của hắn có vẻ khá tự nhiên vào lúc làm các văn bản hợp đồng liên quan đến vụ đất đai, Birôttô vẫn lấy làm lo, mặc dù anh hết sức tin tưởng. Vẻ xoắn xít của Tidê báo hiệu một cuộc tranh cãi.
- Hay là nó có dính vào vụ này ? anh tự hỏi do thói quen thận trọng của nghề buôn.
Một mối nghi ngờ thoáng qua như làn chớp trong đầu. quay người lại và trông thấy bà Rôganh. Tức thì sự có mặt của tên chủ ngân hàng không còn có vẻ gì đáng ngờ nữa.
- Nhưng mà, nếu Côngxtăng nói đúng ? anh nghĩ bụng. Ta ngốc đến phải nghe lời đàn bà sao ! Với lại, ta sẽ nói điều đó với chú ta sáng nay. Từ khu Batav, nơi ông Môlinơ ở, đến phố Buốcđônne, chỉ một phóc là đến.
Một người biết quan sát và biết dè chừng, một nhà buôn mà trong nghề đã từng gặp đôi tên lừa đảo, chắc chắn có thể thoát nạn. Nhưng với Birôttô thì tiền sử của ông, sự bất lực của trí tuệ ông, cái trí tuệ ít có khả năng lần ngược trở lên dây chuyền các phán đoán qui nạp để nhờ đó mà một trí óc thượng đẳng có thể đi đến nguyện nhân của sự việc, tất cả đều làm hại ông. Ông gặp ông buôn ô y phục chỉnh tề, và cùng nhau đi đến chỗ chủ nhà. Bỗng Viêcgini, người đàn bà nấu bếp nhà ông, nắm lấy cánh tay ông.
- Thưa ông, bà nhà không muốn ông đi xa hơn nữa...
- Chà chà, Birô tô kêu lên, lại những ý kiến đàn bà !
- ...mà không uống cốc cà phê đã pha sẵn.
- À, đúng quá. Này ông hàng xóm của tôi, Birôttô nói với Kerông, tôi có nhiều việc trong óc quá, quên mất cái dạ dày. Xin ông vui lòng đi trước, chúng ta sẽ gặp lại nhau trước nhà ông Môlinơ, nếu ông không lên trước để trình bày ông ấy rõ công việc. Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được thì giờ.
Môlinơ là một nhà thực lợi nhỏ kỳ dị, chỉ ở Pari mới có, cũng như một thứ rau nào đó chỉ mọc ở Băng Đảo. Sự so sánh này xác đáng bởi vì con người đó thuộc một bản chất lưỡng tính, một ngành nửa thú nửa cây mà một Mécxiê tái sinh mới có thể tạo ra từ các loại ẩn hoa hay mọc, ra hoa rồi lại đi trên, trong và dưới các bức tường trộn thạch cao ở các ngôi nhà kỳ lạ và bản thỉu, nơi những loại người đó hay tìm đến. Mới nhìn qua, loại cây – người ấy, một giống tán hoa, cứ cái mũ lưỡi trai hình ống chụp trên đầu, cái thân cây quấn trong một chiếc quần màu lục nhạt, cái rễ phình thành củ bọc trong thứ giày vải mụn, giống cây ấy có bộ mặt trăng trắng và nhạt nhẽo, đúng là không tỏ ra có gì độc hại. Ở cái sản vật quái lạ ấy, người ta có thể nhận ra anh cổ đông chuyên môn, luôn luôn tin vào tất cả những lời rao mà bút mực các báo chí định kỳ chính thức hóa, và cho là đã nói đủ cả khi nói : «Xem báo khắc rõ !». Đó là một anh tư sản thích thú với trật tự hơn cả, nhưng lại luôn luôn chống đối trong tinh thần với chính quyền, tuy rằng vẫn luôn luôn tuân thủ. Đó là một con người chai đá như anh mõ tòa khi có vấn đề quyền hạn của mình, vừa rắc phiền lộ tươi cho chim, hay vứt xương cá cho mèo, vừa cắt đứt thời hạn kéo dài một thu chứng tiền thuê nhà để dạy một con kim tước. Đó là một người hồ nghi như anh coi ngục, nhưng lại ném tiền vào một vụ làm ăn không ra gì, rồi sau đó cày cục de gỡ lại bằng một thói keo kiệt bần thỉu. Ác tâm của hoa tạp chủng ấy chỉ khi dùng hoa mới bộc lộ ra. Để tỏ hết tác dụng của mình, chất đắng đến buồn nôn ở nó phải được đem đun trong bất kỳ một cuộc giao dịch nào, trong đó lợi ích của nó lẫn lộn với lợi ích của loài người. Cũng như tất cả những người Pari, Môlinơ cảm thấy mình cần đứng trên người khác ; ông ước mong sao cho mọi người, kể cả người gác cổng, ai cũng có một phần chủ quyền dù lớn dù nhỏ ấy, đối với ít hay nhiều nạn nhân, vợ, con, người thuê nhà, ký lục, ngựa, chó hay khỉ để gián tiếp ném lên đầu họ những sỉ nhục mà xã hội thượng lưu vốn là nơi họ vươn tới đã trút lên bản thân họ. Lão già bé nhỏ, rầy ra ấy chẳng vợ, chẳng con, chẳng cháu trai cháu gái gì. Lão vũ phu quá đáng đối với người đàn bà giúp việc, khiến mụ trở thành một thứ người số khổ, tránh mọi tiếp xúc nhưng lại làm nhiệm vụ mình một cách hết sức nghiêm chỉnh. Thói ham thích làm ác của lão vì thế bị hẫng. Đề thỏa mãn ác tâm ấy, lão kiên nhẫn nghiên cứu luật lệ về giao ước cho thuê, về bức tường chung giữa hai nhà ; lão đi sâu vào luật pháp về nhà cửa ở Pari, đến tận những điều vô cùng tỉ mỉ về đông tây tứ chí, về địa dịch, về thuế, về phụ đảm, về quét vôi, căng giấy hoa ngày Thánh thề, rồi ống nước thải, ánh sáng, chỗ nhô ra ngoài đường cái, vấn đề tiếp giáp với những xí nghiệp thiếu vệ sinh. Mọi phương tiện lão có cũng như sức hoạt động của lão, tất cả trí óc của lão đều dồn vào việc giữ vững tình trạng chủ nhà của lão trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lão tìm thấy trong đó một thứ giải trí, và từ chỗ giải trí nó thành một thứ cuồng loạn. Lão thích bảo vệ công dân chống lại mọi sự xâm phạm của phi pháp. Có điều vụ việc phát sinh kiện cáo rất hiếm, cho nên, cuối cùng lão chỉ còn ham mê kiếm chuyện với các khách thuê nhà của lão. Thuê nhà của lão là trở thành thù địch, vai dưới, thần dân, gia thần của lão ; lão nghĩ lão có quyền được họ kính trọng, và kẻ nào đi qua bên cạnh lão ở cầu thang mà không nói gì cả, lão coi là một quân thô lỗ. Lão tự tay viết lấy các thu chứng và cứ đúng trưa ngày đến hạn là gởi đi. Người nào nộp trễ sẽ nhận được một mệnh lệnh đúng giờ qui định. Sau đó là tịch biên, là tiền phí tổn, cả đoàn kỵ binh của pháp lý lập tức lao đi vun vút với tốc độ mà kẻ thừa hành những việc quân quốc lớn lao thường gọi là nhanh như máy. Lão không cho phép có hạn có kỳ gì cả, trái tim lão có một chỗ chai trong lãnh vực tiền thuê nhà.
- Tôi sẽ cho ông mượn nếu ông cần tiền, lão nói với người có khả năng trả được ; nhưng ông phải đóng tôi tiền nhà. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng gây ra thiệt thòi về quyền lợi mà pháp luật thì không đời nào đền bù cả.