XÊDA BIRÔTTÔ ( 10 ) - Lê Chí Viễn dịch

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
61
I
XÊDA ĐẾN BUỔI CỰC THỊNH (10)​
Lúc Xêda trở về ăn cơm chiều, ông mừng đến tái cả người. Ông soi ngực đeo huân chương vào tất cả các mặt gương. Bởi vì, trong cảm giác say sưa ban đầu, ông không chỉ bằng lòng với cái giải, ông lấy làm vinh dự và không có thứ khiêm tốn giả vờ.

- Mình ơi, ông nói, ông bá tước là một người tuyệt diệu ; ông Đơ La Bidácđie chỉ nói một lời là ông nhận lời mời của ta nga y; ông sẽ đến cùng ông Vôcơlanh. Ông Laxêpeđ là một vĩ nhân, vâng, cũng như ông Vôcơlanh ; ông đã soạn những bốn mươi cuốn sách ! Với lại đó là một tác giả thượng nghị sĩ nữa. Chúng ta nhớ gọi ông là : « Thưa ông lớn » hay «Thưa bá tước ».

- Anh ăn đi chứ, bà vợ nhắc. —Bố mày là tệ hơn trẻ con. Côngxtăng bảo Xêdarin.

- Khuy áo bố cài đó trông đẹp quá, Xêdarin nói. Bố đi qua là người ta bồng súng chào đó, chúng ta đi dạo phố đi.

- Đâu có lính gác là ở đó người ta sẽ bằng súng chào.

Lúc ấy, Cranhđô từ tầng trên bước xuống cùng Brátsông.

Sau bữa cơm, ông, bà và cô có thể liếc qua các phòng để thưởng thức một chút. Người nhà ông Brátsông đóng sắp xong mấy cái mắc áo và ba người khác đang đốt nến lên.

- Phải dùng đến một trăm hai mươi ngọn nến, Brátsông nói.

- Một đơn thanh toán hai trăm phrăng ở cửa hàng Tơruyđông, bà Xêda phàn nàn, nhưng một cái nhìn của ông huân chương Bắc Đẩu cắt ngang lập tức.

- Dạ hội của ông sẽ rực rỡ, ông huân chương Bắc Đẩu ạ, Brátsông nói.

Birôttô nghĩ bụng :

- Đã có kẻ nịnh hót rồi ! Tu sĩ Lôrô dặn ta chớ để chúng nó lừa vào cạm bẫy và giữ vững đức khiêm tốn ta sẽ không quên gốc gác ta đâu.

Xêda không hiểu anh buôn thảm giàu có phố Xăng Ăngtoan muốn nói gì. Hắn ta thử gợi ý mười một lần để được mời, bản thân mình, và vợ mình, cả bà nhạc và bà cô, nhưng vô hiệu. Hắn trở thành kẻ thù của Birôttô. Ra đến cửa, hắn không gọi Birôttô bằng « ông huân chương Bắc Đẩu » nữa.

Cuộc tổng diễn tập bắt đầu. Xêda, vợ và con đều ra khỏi cửa hiệu rồi lại từ đường phổ trở vào nhà. Cổng nhà đã được sửa lại qui mô to tát hơn, gồm hai cảnh, chia thành những khuôn bằng nhau, vuông vức, ở giữa mỗi khuôn đều có một hoa văn bằng gang đúc và quét sơn. Loại cửa ấy ngày nay đã thành thông thường ở Pari nhưng hồi ấy đang rất mới lạ. Đi qua phòng trước vào trong cuối thì thấy cầu thang chia làm hai lối thẳng ở giữa là cái bệ mà Birôttô rất lấy làm lo, nó như là một cái hộp, trong đó có thể để một bà già ở được. Phòng trước này, sàn lát đá hoa trắng và đen, tường sơn giả đá có một cây đèn cổ bốn ngọn chiếu sáng. Nhà kiến trúc đã kết hợp được sự giàu có và sự giản dị. Một tấm thảm hẹp màu đỏ càng làm nổi màu trắng của các bậc thang bằng đá mềm mài nhẵn với đá bọt. Mặt thang thứ nhất đưa vào gác lửng. Cửa các gian phòng cùng một kiểu với cổng ra vào ngoài phố, nhưng bằng gỗ.

- Xinh quá ! Xêdarin nói. Mà chẳng có gì đập vào mắt.

- Đúng thế, cô ạ, xinh là do kích thước tỉ lệ hài hòa với nhau giữa chân tường, đế cột, tán cột và hoa văn ; với lại bố có cho thiếp vàng dâu, cho nên màu sắc thanh nhã, chả chỗ nào có màu lòe loẹt.

- Thật là một khoa học, Xêdarin nói.

Cả ba người bước vào một phòng chờ lịch sự, lát ván, thoáng mát, trang trí đơn sơ. Tiếp đến là một phòng khách có ba cửa sổ mở ra đường, tường trắng và hồng, có đường viền trông xuôi rất duyên dáng, các màu sơn đều mịn mướt, không chỗ nào chói mắt. Trên một lò sưởi có cột dã hoa trắng đặt một thứ trang trí lựa chọn có « gu », nó không có vẻ gì buồn cười mà lại hòa hợp với mọi chi tiết khác. Tóm lại, ở đấy bàng bạc một sự hài hòa thú vị mà chỉ riêng các nghệ sĩ mới biết tạo nên khi chịu theo đuổi một hệ thống trang trí cho đến chỗ nhỏ nhặt thứ yếu nhất, nhưng mà các nhà tư sản thì không sao biết được, tuy vẫn cảm thấy sửng sốt trước cảnh tượng đó. Một chiếc đèn treo hai mươi bốn ngọn nến làm cho các tấm thảm, tấm màn bằng lụa sáng rực lên, cả sàn nhà cũng ra vẻ khiêu khích Xedarin khiêu vũ. Một hành lang xanh và trắng đưa qua văn phòng của Xêda.

- Tôi xếp vào chỗ này một cái gi.ường, Granhđô vừa nói vừa mở cánh cửa xếp của một hốc tường ẩn mình một cách khéo léo giữa hai tủ sách. Ông hay bà có khi nào đau ốm thì mỗi người một buồng riêng.

- Còn cái tủ sách toàn sách đóng bìa cứng... Ôi ! em ơi em ơi ! Xêda thốt lên.

- Không, cái này là quà bất ngờ của Xêdarin.

- Xin ông thông cảm cho sự xúc động của một người bố, ông vừa nói vừa ôm hôn con gái.

- Xin ông tự nhiên, tự nhiên, Granhđô nói. Ông đang ở nhà mình mà.

Trong văn phòng này, màu nâu chiếm nhiều nhất, lại có những hoa hòe xanh làm tôn thêm lên, bởi vì các phòng đều nối liền nhau trọng sự hài hòa được chuyển tiếp tài tình nhất từ phòng này qua phòng khác. Do đó, cái màu làm nền cho căn phòng lại dùng làm hoa hòe cho căn khác và ngược lại. Bức chạm Hêrô và Lêăngđr chói sáng trên một khuôn gỗ trong văn phòng Xêda.

- Con ơi, con sẽ trả tất cả các thứ này, Birôttô nói, giọng vui vẻ.

- Bức tranh xinh đẹp đó là của ông Ăngxem kính tặng bố, Xedarin nói.

- Ăngxem cũng tự cho phép tạo cho ta một sự bất ngờ.

- Tội nghiệp cậu bé, anh ấy làm như bố đã làm đối với ông Vôcơlanh.

Tiếp theo sau là buồng của bà Birôttô. Nhà kiến trúc đã phô trương ở đó những thứ rực rỡ nhằm làm vui lòng những con người tốt bụng mà ông muốn mê hoặc, bởi vì ông đã giữ lời hứa nghiên cứu cách trùng tu này. Buồng căng lụa xanh, với những hoa văn trắng ; bàn ghế phủ lên mỏng, màu trắng có hoa hòe màu xanh. Trên lò sưởi bằng đá hoa trắng, chiếc đồng hồ có tượng Vệ nữ ngồi xổm trên một khối đá hoa xinh đẹp ; một tấm thảm len, kiểu Thổ, nối liền buồng này với buồng của Xêdarin căng bằng vải hoa và rất đỏm dáng : một dương cầm, một tủ có gương xinh xắn, một chiếc gi.ường nhỏ trong trắng có màu giản dị, và tất cả những thứ bàn ghế nho nhỏ mà thanh niên ưa thích. Phòng ăn nằm sau buồng của Birôttô và của vợ ; vào đấy phải đi phía cầu thang ; phòng ăn được xử lý theo kiểu gọi là Lu-y XIV, với đồng hồ treo, những tủ ăn bằng đồng và đồi mồi, và tường căng vải có chấm vàng. Niềm vui của ba người thật không sao tả xiết, nhất là khi trở về buồng mình, bà Birôttô nhìn thấy trên gi.ường mình chiếc áo dài nhung màu anh đào có đính ren, món quà của chồng mình, mà Viêcgini vừa mang lên và rón rén trở lui.

- Thưa ông, căn nhà này sẽ làm vinh dự cho ông nhiều lắm Côngtxăng nói với Granhđô. Tối mai chúng tôi sẽ có trên trăm người và ông sẽ nhận được lời khen cho tất cả.

- Tôi sẽ giới thiệu ông, Xêda nói. Ông sẽ gặp những kẻ chóp bu của giới thương mại, và trong một số buổi tối người ta sẽ biết ông nhiều hơn là ông làm hàng trăm ngôi nhà.

Côngtxăng xúc động không còn nghĩ gì đến chi phí, càng không nghĩ đến việc chỉ trích chồng mình. Lý do như sau. Hồi sáng, khi mang bức Hêro và Lêăngđr đến, Ăngxem Pôpinô mà Côngtxăng cho là người rất thông minh và có nhiều khả năng, đã khẳng định với bà rằng dầu sọ não chắc chắn thành công, và hắn ta đang lao vào đó kịch liệt, không ai bì. Anh con trai đang yêu ấy đã hứa rằng dù còn số tiêu hoang của Bitôttô có cao bao nhiêu chăng nữa, thì trong vòng sáu tháng, những chi phí ấy sẽ được trả đủ bằng phần tiền của ông ấy trong số lãi của món dầu. Sau mười chín năm run sợ, nay được một ngày tận hưởng niềm vui, thì thật là dễ chịu ; cho nên Côngxtăng hứa với con gái là không đầu độc hạnh phúc của chồng bằng bất cứ sự suy nghĩ nào, và để cho mình cũng được đắm đuối hoàn toàn trong đó. Quãng mười một giờ, Granhđô ra về thì bà ôm chầm có chồng và để rơi mấy giọt nước mặt sung sướng, rồi nói :

- Xêda ! ồ ! anh làm em hóa điên lên vì sung sướng.

- Miễn là hạnh phúc vững bền, phải không em ? Xêda vừa nói vừa mỉm cười.

- Hạnh phúc sẽ vững bền, em chẳng còn lo sợ gì nữa.

- May quá, cuối cùng em mới tin anh

Kẻ có bản lĩnh khá cao mới thừa nhận được mình có những chỗ kém. Họ đều thừa nhận rằng một cô bé mồ côi tội nghiệp, mười tám năm trước đây chỉ là cô bán hàng ở cửa hiệu Chú lính thủy, ở Đảo Xanh Lu-i, và một anh nông dân tội nghiệp từ xứ Tuaren lên Pari với một cây gậy trên tay, đôi giầy đanh dưới chân, cả hai chắc là đến vinh hạnh, đều sung sướng khi mở được một đêm hội hè vì những lý do đáng ca ngợi như kia.

- Trời ơi, tôi mất những trăm phăng Xê-da nói, để có được một người khách đến với mình.

- Kia, tu sĩ Lôrô, Viêcgini nói.

Tu sĩ Lôrô xuất hiện, ông giáo sĩ này bấy giờ là trợ tế ở Xanh Xuynpitx. Chưa bao giờ sức mạnh tinh thần lại bộc lộ rõ rệt như ở ông giáo sĩ đức độ này ; những ai quen biết khi tiếp xúc với ông đều giữ một dấu ấn sâu sắc trong trí nhớ của mình. Nét mặt nhăn nhó, xấu xí đến mức không ai dám tin, lại trở thành cao cả vì tấm lòng thành kính hành đạo ; trên gương mặt ấy như đã ánh lên ngay từ bây giờ một hào quang thượng giới mai sau. Một thứ trong trắng ngây thơ hòa vào trong máu dã như vá liền lại với nhau những nét vô duyên, và ngọn lửa từ tâm gạn sạch các đường sai cách bằng một hiện tượng trái hẳn cái hiện tượng đã làm cho tất cả trở thành thú vật, ti tiện ở con người Claparông. Trong mọi đường nét răn reo lại thấp thoáng điệu hiền lành của ba đức tốt đẹp của con người ; niềm hy vọng, đức tin và lòng từ thiện. Lời ông nói nghe dịu dàng, chậm rãi và thấm thía. Ông ăn mặc theo kiểu giáo sĩ ở Pari, và cho phép mình choàng một áo lễ màu nâu nhạt. Không một tham vọng nào bén mảng đến tấm lồng trong sạch ấy mà các thiên thần phải mang lên cho Chúa trong dáng ngây thơ nguyên thủy của nó. Phải cần đến sự lý tưởng dịu dàng của cô con gái Lu-i XVI mới buộc ông nhận một xứ đạo ở Pari, lại là xứ nghèo nàn nhất. Ông nhìn tất cả mọi vẻ sang trọng trong nhà với con mắt lo lắng, rồi mỉm cười với ba bà con nhà buôn đang sướng như lên mây và lắc lắc cái đầu bạc trắng.

- Các con ạ, ông nói, nhiệm vụ cha không phải để dự lễ lạc, mà để khuyên lơn kẻ đau buồn. Cha đến để khen anh Xêda, dễ khen ngợi các con. Cha chỉ muốn đến đây dự mỗi một lễ là lễ cưới của con bé xinh đẹp này.

Sau mươi lăm phút, tu sĩ ra về mà không ai, từ ông nhà buôn chất thơm đến bà vợ, dám mời ông xem các gian buồng. Sự xuất hiện của con người nghiêm trang này như nhỏ mấy giọt nước lạnh vào nỗi vui sôi sục của Xêda. Ai nấy đều đi ngủ trong cảnh sang trọng của mình sau khi đã nhận về phần mình những đồ đạc vừa tốt vừa xinh lâu nay hằng mong ước. Xêdarin giúp mẹ thay quần áo trước một bàn trang điểm bằng đá hoa trắng có gương. Xêda, cho phép mình một đôi thứ thêm thắt mà anh muốn sử dụng ngay. Cả ba ngủ thiếp đi, trong óc còn tưởng tượng trước những cuộc vui ngày kia. Sau khi xem lễ và đọc kinh sáng, Xêdarin và mẹ mình bốn giờ đã quần áo chỉnh tề để giao gác lửng cho người nhà của Sơvê toàn quyền sử dụng. Không có thứ áo nào hợp với bà Xêda hơn cái áo dài nhung màu anh đào, đính hàng ren, tay ngắn có thêu hình kỵ sĩ : cánh tay đẹp còn tươi và trẻ, bộ ngực trắng đến chói chang, cổ, vai đường nét tròn trĩnh, khá xinh, tất cả đều được tôn lên do thứ vải sang trọng và cái màu huy hoàng ấy. Chút sung sướng ngây thơ của người phụ nữ thấy mình còn nhiều sức hấp dẫn, đã làm cho đường nét Hy Lạp trong dáng nhìn nghiêng của bà thêm một chút gì đậm đà mà vẻ kiều diễm lại phô bày với tất cả nét tinh vi chải chuốt trong thân hình cẩm thạch. Xêdarin lại mặc đồ nhiều trắng, với một vòng hồng bạch trên đầu, một bông hồng đính thêm một bên ; một chiếc khăn quàng phủ lên đôi vai và vòng ngực trinh bạch ; nàng làm cho anh chàng Pôpinô trông thấy mà hóa điên,

- Bọn họ át cả chúng ta, bà Rôganh nói với chồng lúc đi qua các phòng.

Bà chưởng khế lấy làm tức giận sao mình không đẹp bằng bà Xêda ; bởi vì bất kỳ người đàn bà nào thêm tâm cũng biết rõ chỗ mình hơn hay kém địch thủ của mình.

Vôcơlanh lại vô vàn lịch sự ; ông cùng đến với ông Đơ Laxêpeđ, đồng nghiệp ở Học viện, đã đưa xe đến đón ông. Nhác thấy bà nhà buôn chất thơm sắc đẹp lộng lẫy, hai nhà bác học đều bật ra những lời khen có tính chất khoa học.

- Thưa bà, bà có cái bí quyết mà khoa học không biết được, là giữ mãi được tuổi trẻ và sắc đẹp, nhà hóa học nói..

- Thưa ông viện sĩ, xin ông coi ở đây ít nhiều như ở nhà ông, Birôttô nói. Vâng, thưa bá tước, ông tiếp lời và quay sang phía ông viện trưởng Viện huân chương, tôi làm nên sự nghiệp là nhờ ông Vôcơlanh. Tôi hân hạnh được giới thiệu với ông lớn vị chánh án của tòa án thương mại. - Đây là bá trớc Đơ Laxêpeđ, nguyên lão nghị viên, một vĩ nhân của nước Pháp ; ông đã soạn những bốn mươi bộ sách, anh nói với Giôdép Lơba đang đi bên cạnh ông chánh án.

Khách khứa đều đến đúng giờ. Bữa cơm cũng giống như mọi bữa cơm nhà buôn, hết sức vui tươi, đầy vẻ hiền lành, điểm thêm những câu đùa hơi quê quê luôn luôn là mọi người bật cười. Thức ăn sang, rượu ngon, mọi người đều khen. Khi mọi người trở vào phòng khách để dùng cà phê thì đã chín giờ rưỡi. Mấy chiếc xe ngựa đã đưa đến những vũ nữ và họ đang nóng ruột. Một giờ sau, phòng khách chật ních cả người, và cuộc khiêu vũ ra vẻ một đại hội. Ông Laxêpeđ và ông Vôcơlanh đều xin cáo khiển Birôttô hết sức thất vọng, vừa đưa chân ra tận cầu thang vừa van nài hai ông ở lại nhưng vô ích. Ông chỉ cố lưu lại được có ông thẩm phán Pôpinô và ông Đơ La Bidácđie. Trừ ba bà tiêu biểu cho giới quí tộc, giới tài chính và giới hành chính là cô Đơ Phôngten, bà Giuynh, bà Rabuốcđanh, mà sắc đẹp chói lọi, cách ăn mặc và cách cử chỉ phân biệt hẳn với đám đông này, bao nhiêu là khác đều bày ra trước mắt mọi người những cách trang sức nặng nề, cứng nhắc, lại có cái gì xa hoa khiến cho đám người từ sản đều cùng một vẻ tầm thường, mà vẻ nhẹ nhõm, duyên dáng của ba người kia làm nổi bật lên một cách bất nhẫn.

Giới tư sản phố Xanh Đơni vừa tự phơi bày ra một cách chễm chệ vừa tỏ ra có đầy đủ các quyền để làm những điều dại dột buồn cười. Đúng là giới này đã cho con cái ăn mặc theo trang phục lính cầm giáo hay quốc dân quân, đã bỏ tiền mua Chiến thắngChinh phục, Người lính dân cày, đã khâm phục Đám tang kẻ khó và đã vui thích với ngày canh gác. Chủ nhật họ thường về nhà riêng ở nông thôn, lại rất lo mình ra vẻ sang trọng nhưng mơ ước được dự vào chính quyền thành phố. Giới tư sản ấy, cái gì cũng ganh ghét, nhưng lại tốt bụng, hay giúp đỡ, tận tâm, dễ xúc cảm, giàu lòng thương người, quyên góp cho con đại tướng Phoi, cho người Hy Lạp mà không biết những hành động cướp bóc của họ, cho Viện dưỡng lão vào lúc viện ấy không còn nữa. Chính họ bị đức tốt của họ lừa phỉnh, còn những nết xấu của họ lại bị cái xã hội kém xa họ nhạo báng, bởi lẽ họ còn có lương tâm vì không biết lắm lễ nghi. Giới tư sản đạo đức ấy nuôi dạy con gái họ ngây thơ và quen lao động, có nhiều đức tính tốt mà sự chung đụng với các tầng lớp trên sẽ làm giảm đi nếu họ lại ném con vào đó. Những cô gái ấy trí thức chẳng có gì nhưng một người hiền lành như Cridan lại muốn tìm vợ trong đám ấy. Tóm lại đó là một giới tư sản mà đại diện xứng đáng là gia đình Matipha, những người bào chế phố Người Lôngba, mà hãng buôn từ sáu mươi năm nay vẫn cung cấp cho hiệu Nữ hoàng hoa hồng.

Bà Matipha muốn tỏ ra vẻ trang trọng ; bà khiêu vũ đầu quấn khăn, mình mặc cái áo dài nặng, sắc đỏ, dệt chỉ vàng, một cách trang điểm ăn nhịp với nét mặt tự hào, sống mũi nghiêm trang và vẻ rực rỡ của nước da đỏ sẫm. Ông Matipha thì lép vế rõ ràng trước bà Caterin đệ nhị của quầy hàng kia rồi ; mặc dù đi diễu hành trong hàng ngũ quốc dân quân thì ông mới tuyệt vời làm sao ! cách xa năm mươi bước người ta đã thấy cái bụng phềnh phềnh như trống, chói sáng nào dây chuyền đồng hồ, nào cả mớ đồ trang sức linh tinh. Lùn và béo, thắng thêm đôi kính mắt to, cổ sơ mi kéo cao lên tận gáy, ông ta làm người khác chú ý bằng giọng nói trầm trầm và vốn từ ngữ phong phú của mình. Ông chả bao giờ chịu nói Coócnây mà nói « Coócnây cao cả » ; Raxin thì là « Raxin êm dịu » ; còn Vônte, chao ôi ! Vônte, thì chỉ là « bậc hai ở tất cả các thể loại, nhiều trí tuệ hơn thiên tài, nhưng dù sao cũng là người tài giỏi ! » ; Rútxô là « đầu óc đa nghi, một con người kiêu căng và cuối cùng mình đã hại mình ». Ông ta kể lề lề mề những mẫu chuyện tầm thường về Pirông mà giới tư sản cho là người xuất chúng. Ông ta lại mê say các cô diễn viên và ít nhiều hơi xu hưởng tà dâm ; người ta còn đồn ông theo gương lão Cácđô và ông Camuydô giàu có chu cấp riêng cho một cô tình nhân. Có lúc, thấy ông sắp sửa kề một câu chuyện nào đó, bà Mati pha vội vàng ngắt lời ông và kêu toáng lên : « Ông béo ơi, ông để ý đến điều ông sắp nói cho nhé ! ». Bà gọi thân mật ông là ông béo. Bà hoàng hậu to tướng ấy của giới bào chế làm cho cô Đơ Phôngten không còn giữ được phong độ quí tộc ; cô con gái kiêu căng ấy không nhịn được cười khi nghe bà nói với ông :

- Xin ông đừng có đâm sầm đến trước các gương soi, ông béo ạ ! khó coi lắm.

Cắt nghĩa sự khác biệt giữa giới thượng lưu và giới tư sản còn khó hơn người tư sản muốn xóa bỏ sự khác biệt ấy. Các bà ấy, cảm thấy khó chịu trong mọi thứ trang sức của mình, biết mình đánh quần áo vào như ngày tết, nhưng vẫn để lộ một nỗi vui ngây thơ, chứng tỏ rằng vũ hội là một dịp hiếm có trong đời sống bận bịu của họ. Trong khi đó thì ba người phụ nữ kia, không ra vẻ gì là cố ý chưng diện, nên chẳng ngắm nghía mình trong những thứ trang sức bất thường kỳ thú làm gì, mà cũng chẳng lo lắng gì đến tác dụng của nó. Cái gì cũng đã soạn sẵn và khi dứng trước gương soi, chỉ cần một vẫy tay cuối cùng là việc trang điểm cho vũ hội xong ngay. Nét mặt họ không bộc lộ điều gì quá trớn, họ khiêu vũ với một vẻ duyên dáng và thoải mái mà những nghệ sĩ thiên tài không tên đã thể hiện vào một số pho tượng cổ... Vũ hội sắp đến lúc náo nhiệt, cô Đơ Phôngten muốn ra về.

- Căn phòng này có một mùi thơm khá lịch sự, thật tình tôi lấy làm ngạc nhiên, cô gái xấc xược ấy nói với ông nhà buôn chất thơm, và tôi có lời khen ngợi ông.

Birôttô đang say sưa với những lời ca tụng công khai, đến nỗi không hiểu ý tử câu nói ; nhưng bà vợ thì lấy làm xấu hổ mà không biết trả lời cách nào.

- Đây là một đại lễ quốc gia, vinh dự cho ông lắm, ông Camuydô nói.

- Tôi ít thấy một vũ hội tốt đẹp như thế này, ông Đơ La Bidácđie bảo, vì với ông, một câu nói dối để làm ơn chẳng mất gì

Birrôttô thì tất cả các lời khen đều coi trọng.

- Nhìn qua đã thấy thích mắt ! lại dàn nhạc hay quá ! Ông sẽ cho chúng tôi dụ nhiều vũ hội nữa chứ ? bà Đemarê hỏi.

Birrôttô nói dối liền một câu để bà ấy tin rằng chính ông là người ra lệnh. Xêdarin là người được mời tham gia tất cả các điệu đối vũ, nên nàng biết Ăngxem xiết bao nhã nhặn.

- Nếu tôi chỉ nghe theo ý mình, anh nói vào tai nàng lúc ra khỏi bàn ăn, tôi sẽ xin cô cho tôi được ân huệ đi với có một điệu đôi vũ : nhưng hạnh phúc của cô lại khiến cho lòng tự trọng của chúng ta phải trả giá quá đắt.

Vì cho rằng đàn ông mà đứng hai chân thẳng thì bước đi lại thiếu uyển chuyển, nên Xêdarin muốn mở đầu cuộc khiêu vũ với Pôpinô. Còn anh chàng, được bà cô khuyến khích phải có gan đã dám tỏ tình với cô con gái kiều diễm trong dịp đối vũ mở văn con quanh co như một anh người yêu rụt rè.

- Sự nghiệp của tôi tùy thuộc ở cô, cô ạ.

- Sao ?

- Chi mỗi một hy vọng là khiến tôi đạt được điều đó.

- Anh cứ hy vọng.

- Cô có biết tất cả cái gì cô vừa nói ra trong mỗi một tiếng ấy không ? Pôpinô tiếp lời.

- Anh hy vọng làm nên sự nghiệp chứ gì ? Xêdarin nói với nụ cười láu lỉnh.

- Gôđixa ! Kìa Gôđixa ! Ăngxem vừa nói sau điệu đối vũ vừa siết chặt cánh tay bạn mình với một sức mạnh phi thường, anh phải thành công, nếu không tôi sẽ tự tử. Thành công, có nghĩa là tôi cưới Xêdarin, cô ấy đã nói với tôi như thế, anh xem kia, cô ấy mới đẹp làm sao !

- Ừ, cô ấy ăn mặc xinh quá, Gôđixa nói, lại giàu nữa. Chúng ta sẽ rán cô trong dầu. Alécdăngđr Crôta, người thay chân mà Rôganh đã chỉ định, và bà Luốcđoa, hai người rất tương đắc. Điều ấy bà Birôttô thấy rõ vì bà không từ bỏ ý định gả con gái cho anh chưởng khế Pari mà không thấy bứt rứt khó chịu. Ông chú Pidơrô thì sau khi trao đổi một lời chào với lão Môlinơ loắt choắt, liền đến ngồi trên ghế bành cạnh tủ sách. Ông nhìn những kẻ chơi bài, nghe các lời chuyện trò, và chốc chốc lại ra cửa nhìn mấy chùm hoa lay động là đầu của các cô vũ nữ đang tụm nhau quay tít. Thái độ bình tĩnh của ông là thái độ triết nhân. Đàn ông đều thảm hại, trừ Tidê, tên này đã có được những dáng điệu của người lịch thiệp ; trừ cậu La Bidácđie, một mầm mống phong lưu ; và trừ Giuynh Đêmarê và các nhân vật của chính quyền. Nhưng, trong đêm mặt mày ít nhiều khôi hài, do đó mà cuộc hội hợp này cũng có tính chất như thế, còn có một khuôn mặt đặc biệt lẩn khuất giống như đồng trăm xu thời cộng hòa, nhưng quần áo lại khiến người ta chú ý. Người ta đã đoán ra đó là tên chuyên chế hạ đẳng của khu Batav. Lão đánh bộ quần áo ố vàng trong đáy tủ, chưng ra trước mắt mọi người một lá sen ở cổ, đính ren nối tiếp và cài vào áo bằng một cây trâm bằng đá xanh một cái quần « ngắn bằng lụa để lộ cặp dò ống gậy mà lão có gan đã cả người lên. Xêda chỉ lão bốn gian buồng do nhà kiến trúc rằng tạo ra ở lầu một với vẻ đắc thắng.

- À ! à ! đó là việc của ông, thưa ông, Môlinơ nói. Lầu một của tôi bày biện như thế sẽ đáng giá nghìn êqui.

Birôttô đáp bằng một câu pha trò, nhưng lại như bị kim châm vì giọng lão già loắt choắt khi lão nói câu này : « Không lâu ta sẽ trở về lầu một này của ta, anh này phá sản đến nơi ! », đó lại là thâm ý của chữ sẽ đáng giá mà lão ném ra như móng vuốt cào cấu vào thịt người.

Khuôn mặt nhợt nhạt, con mắt sát nhân của tên chủ nhà làm Tidê ngạc nhiên. Hắn chú ý trước tiên đến cái dây chuyền đồng hồ, đeo nặng trịch một lô những thứ trang sức leng keng, rồi đến cái áo màu lục pha trắng, cổ lật ngược một cách kỳ dị, tất cả đều làm cho lão già có vẻ một con rắn mái gầm. Tên chủ nhà băng liền đến hỏi thăm tay cho vay nặng lãi này để biết ngẫu nhiên hay sao mà lão ta chế nhạo như vậy.

- Thưa ông, có gì đâu, Môlinơ vừa nói vừa đặt một chân vào gian buồng phụ nữ, tôi ở trong khu tài sản của bá tước Grăngvin ; còn ở đây, lão chỉ cái chân kia, tôi ở trong nhà tôi ; bởi vì tôi là chủ ngôi nhà này.

Có ai chịu khó nghe thì lão vui vẻ bắt chuyện ngay. Thấy Tidê ra vẻ chăm chú, lão lấy làm thích thú. Lão mô tả con người mình, kể lể mọi thói quen của mình, thuật lại những chuyện lếu láo của ông Giăngđranh, những việc thu xếp giữa lão với ông nhà buôn chất thơm, mà không có thì không sao có vũ hội này.

- À ! Ông Xêda đã trả ông xong tiền thuê, Tidê nói, không gì trái với thói quen ông ta hơn.

- Ô ! tôi đòi đó chứ, đối với các người thuê nhà, tôi rất tốt !

- Nếu bố Birôttô phá sản, Tidê nghĩ bụng, thì lão già này có lẽ rõ là một tay quản tài tốt bậc nhất. Thói cãi cọ vụn vặt của lão rất quí ; chắc ở nhà một mình, lão làm như Đômixiêng, chơi trò đánh ruồi.

Tidê đi lại bàn chơi bài ở đó theo lệnh hắn, Claparông đã có sẵn. Hắn nghĩ rằng, khuất sau cái chao đèn không ai chú ý gì đến bộ mặt giả nhà ngân hàng của hắn. Thái độ của cả hai đối diện nhau là thái độ của hai người xa lạ, bệt đến nỗi người hay nghi nhất cũng không sao phát hiện được cái gì tố giác sự thông đồng của chúng nó. Gôđixa biết Claparông phát tài, nhưng không dám đến gần, vì sợ phải nhận từ anh ký chạy hàng giàu có cái nhìn lạnh nhạt một cách trịnh trọng của tay hãnh tiến không còn muốn bạn bè chào hỏi nữa. Vũ hội như một làn pháo chói lòa, đến năm giờ sáng thì lịm tắt. Vào lúc đó, trên trăm chiếc xe ngựa đỗ chật phố Xanh Ônôrê, chỉ còn lại quãng bốn mươi. Bây giờ, người ta nhảy điệu cô hàng bánh mì, rồi từ điệu cô hàng bánh mì để sang điệu nhảy hóa trang, rồi điệu nhảy quay cuồng ăng lê. Tidê, Rôganh, cậu Cácđô, bá tước Grăngvin, Giuynl Đêmarê chơi bài. Tidê ăn được ba nghìn phrăng. Ánh sáng ban ngày làm mờ nhạt các ngọn nến, họ ngồi nhìn cuộc đối vũ cuối cùng. Ở các gia đình tư sản, những cuộc vui tuyệt đỉnh như thế này không mấy khi không có đôi điều quái gở. Các nhân vật trọng vọng đã về rồi. Cái say sưa của chuyển động, cái nóng bức lan tràn của không khí, chất men lẫn trong những thức uống hiền lành nhất cũng đã làm cho các chỗ chai cứng trong các bà già nềm ra. Các bà cũng vui vẻ bước vào điệu nhảy bốn bên và vui nổ trời một lúc. Các ông thì người nóng bừng, tóc lòa xòa xuống mặt, trông kỳ dị đến bật cười. Các cô trẻ người thì lại nhẹ như bay, đầu tóc đã rơi mất một ít hoa. Bấy giờ thần cười cợt của giới tư sản xuất hiện và theo sau là những trò hề ! Tiếng cười nổ ra, ai nấy bắt đầu đùa bỡn, nghĩ rằng, ngày kia, mình lại trở về với khuôn phép của công việc. Matipha nhảy nhót với một cái mũ đàn bà trên đầu Xêlêxtanh bắt chước những đợt đột kích. Đôi là vô mạnh vào bàn tay theo lệnh của chủ trò trong cuộc đối vũ vô tận này.

- Họ vui đùa hay quá ! Birôttô sung sướng nói.

- Miễn họ đừng làm đổ vỡ cái gì cả, Côngxtăng nói với chú mình.

- Tôi đã dự nhiều cuộc khiêu vũ, nhưng dạ hội ông bà tổ chức thật rực rỡ tôi chưa từng thấy, Tidê nói với chủ cũ của mình và cúi chào.

Trong công trình tám hòa tấu của Bettôven, có một đoạn nhạc ảo mộng dài như một ca từ, nó nổi lên ở chung khúc của bài giao hưởng giai điệu út thứ. Sau những chuẩn bị chậm chạp của nhà pháp thuật cao siêu mà Habơnéc thật thấu hiểu, khi nhạc trưởng nhiệt tình ra hiệu kéo lên bức họa trang trí phong phú ấy, và dùng ácsê gọi lên cái môtíp chói lọi, tập trung tất cả các sức mạnh âm nhạc, thì các nhà thơ có trái tim đang rung động, bấy giờ mới hiểu rằng vũ hội của Birôttô đã đem lại cho đời sống ông ta cái hiệu quả mà môtíp phong phú ấy đem lại cho tâm hồn họ, cái môtip đã làm cho giao hưởng điệu út chiếm địa vị cao nhất so với các bạn bè xuất sắc của mình. Một nàng tiên sáng rỡ bay tung ra và giơ cao chiếc đũa. Người ta nghe cái xì xào của các màn bằng lụa đỏ do thiên thần kéo lên. Nhiều cửa vàng chạm trổ như cửa nhà tu ở Phlôrăngx quay trên bản lề bằng kim cương. Con mắt ngập sâu vào những cảnh tượng huy hoàng bao quát một dãy lâu đài kỳ diệu, trong đó những nhân vật bản chất siêu đẳng qua lại êm như lướt. Khói hương của thịnh vượng nghi ngút, bàn thờ của hạnh phúc sáng trưng, một không khí thơm lừng chuyển động. Nhiều nhân vật có nụ cười thần tiên, bận áo choàng trắng viền xanh, lướt nhẹ dưới mắt anh, để lộ gương mặt xinh đẹp siêu phàm, những hình dáng vô cùng thanh nhã. Thần ái tình bay lượn tung tăng, gieo rắc ngọn lửa yêu đương từ bó đuốc của mình ! Anh cảm thấy được yêu thương, anh sung sướng với hạnh phúc anh hằng mong mà không hiểu, trong khi anh dầm mình trong làn sóng của thứ hòa tấu đang tuôn ra đó và đang rót cho mỗi người phần thức ăn thần thánh mà mỗi người đã tự chọn. Anh cảm thấy lay động đến tận tim gan, bao ước mong thầm kín của anh đang được thực hiện trong chốc lát. Sau khi đã cho anh đi chu du các vùng trời, bằng giọng nhạc trầm chuyển tiếp một cách sâu xa và huyền diệu, pháp sư đã dúng anh trở vào vũng lầy của những thực thế lạnh lùng, để rồi lôi anh trở ra khi anh đã thấy khao khát các điệu nhạc thần tiên và khi linh hồn anh đã kêu lên : « Nữa ! ». Lịch sử tâm linh của điểm sáng nhất trong cái chung khúc tốt đẹp này là lịch sử những xúc cảm mà dạ hội này đã đem đến dồi dào cho Côngxtăng và Xêda. Côlinê đã lấy ngôi sao mục đồng của mình để soạn ra cho họ cái chung khúc của hòa tấu nghề buôn.

Đến sáng, mệt mỏi, sung sướng, ba bà con Birôttô ngủ thiếp đi, trong tai hãy còn văng vẳng những tiếng rì rào của cuộc dạ hội. Tính tất cả những công xây dựng, sửa chữa, trang bị đồ đạc, ăn uống, điểm trang, kể cả tủ sách phải hoàn tiền lại cho Xêdarin, thì đến con số mà Xêda không ngờ là sáu mươi nghìn phrăng. Đó, cái giá của cái giải huân chương màu đỏ mà nhà vua đính vào khuy áo của một ông nhà buôn chất thơm ! Nếu có tai nạn đến với ông thì món hoang phí đó đủ khiến ông phải chịu đàn hạch trước tòa án khinh hình. Một nhà buôn rơi vào tình trạng vỡ nợ đơn thuần nếu chi tiêu xét ra quá độ. Ra tòa án khinh hình vì những món tiền dại dột hay vì những sự vụng về có lẽ lại còn đáng sợ hơn là đến trước tòa hội thẩm do một sự gian dối khổng lồ. Dưới mắt một số người, phạm tội còn hơn là ngu ngốc.
 
Quay lại
Top Bottom