- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Một giờ học tiếng Anh sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài học trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học viên, học sinh của mình, đặc biệt là với các học sinh hiếu động tiểu học. Một trong những điều đầu tiên người giáo viên có thể làm là chuấn bị thật tốt cho hoạt động "warm-up" (khởi động). Trên thực tế, một giờ học có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào việc học viên, người học đã đượcwarm-up như thế nào. Một số hoạt động Warm – up hiệu quả dành cho các bé mà các bạn có thể tham khảo như sau:
Warming up activity! Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một tiết học tiếng Anh thành công. “Warming up activity” là một trong những yếu tố đó. Việc bắt đầu một giờ học tiếng Anh bằng cách cho học sinh tham gia vào các trò chơi mang tính vận động sẽ gây hứng thú, tạo tinh thần thoải mái và phấn chấn để bước vào bài học mới.
- Trò 1: Chain Fairytale Đây là trò chơi dùng để rèn luyện kĩ năng viết. Mỗi người chuẩn bị một tờ giấy trong đó có ghi sẵn 1 hoặc 2 câu mở đầu cho 1 câu chuyện cổ tích. Ví dụ: “Once upon a time there was a frog that had no legs. He wanted to get married, but there were no female legless frogs in the land.” Sau đó tờ giấy này sẽ được chuyển đến người tiếp theo để phát triển câu chuyện. Mỗi người có 1 phút để hoàn thành. Sau mười phút, chúng ta sẽ có mười câu chuyện rất thú vị. Giáo viên sẽ đọc lần lượt 10 câu chuyện cho cả lớp nghe. Chắc chắn sẽ có những câu chuyện cổ tích phi logic và vì thế mang tính hài hước rất cao. Đây cũng là cơ hội cho giáo viên sữa các lỗi về ngữ pháp và chính tả cho học viên của mình.
- Trò 2: Who am I? Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị một cơ số thẻ tương ứng với số học viên trong lớp. Trên mỗi thẻ sẽ ghi tên một nhận vật nổi tiếng trên thế giới. Giáo viên sẽ dán lần lượt từng thẻ này vào lưng của mỗi học viên. Các học viên sẽ được đặt trong tình huống là đang tham dự vào một bữa tiệc và phải đi xung quanh hỏi các vị khách trong bữa tiệc các thông tin liên quan đến mình, dựa vào đó để đoán xem mình là nhân vật nổi tiếng nào? Khi đã biết mình là ai, học viên được phép bóc thẻ ghi tên mình ở lưng và dán lại vào ngực mình. Sau đó các học viên tiếp tục cuộc nói chuyện trong bữa tiệc cho đến khi tất cả dán được thẻ ghi tên vào trước ngực.
- Trò 3: Broken Telephone Đây là trò chơi rèn luyện kĩ năng nghe và phát âm. Giáo viên sẽ phải viết ra một câu hoặc một cụm từ nào đó rồi gọi một học viên nhí lên và cho xem. Sau đó học viên này sẽ về và nói thầm với người bên cạnh mình câu đó hoặc cụm từ đó. Trong quá trình nói, mỗi người chơi chỉ được phép 1 lần đề nghị bạn chơi nhắc lại câu hoặc cụm từ vừa nói ra. Cứ thế cho đến người cuối cùng, người này có nhiệm vụ nói to câu đó lên. Kết thúc trò chơi câu nói ban đầu sẽ bị “tam sao thất bản” rất thú vị. Ví dụ nếu câu nói đầu tiên là "Send reinforcements, we're going to advance", sau nhiều vòng thầm thì sẽ bị tam sao thành: "Send three and fourpence, we're going to a dance."
1. Đọc truyện
Các mẩu chuyện, nếu có nội dung thú vị và được kể lại một cách chuyên nghiệp, sẽ thu hút được sự chăm chú của phần lớn học viên. Do vậy, trước khi cho học viên bước vào bài học, bạn nên đọc thật chậm cho học sinh của mình nghe một mẩu chuyện ngắn có nội dung đơn giản, dễ hiểu. Sau đó, bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi liên quan tới nội dung mẩu chuyện để học viên trả lời. Hoặc bạn có thể chỉ kể một phần của câu chuyện thôi, sau đó để học viên của bạn thảo luận và tự đưa ra phần kết của mẩu chuyện. Điều này sẽ làm cho học viên, học sinh của bạn cảm thấy rất hứng thú với bài học vì họ được nêu lên ý kiến của riêng họ. Đặc biệt là với những học viên hơi yếu kém trong việc sử dụng tiếng Anh, họ sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và vui sướng vì họ có thể hiểu được một câu chuyện bằng tiếng Anh. Từ đó, các bé sẽ có động lực hơn để cố gắng học tập.
2. Hỏi và trả lời
Trước khi bắt đầu giờ học nghe, bạn có thể dành ra khoảng từ 5 đến 10 phút để hỏi học viên một vài câu hỏi có nội dung liên quan tới chủ đề của bài nghe. Điều này sẽ giúp cho học viên của bạn định hình được chủ để của bài nghe, từ đó họ sẽ hệ thống được kiến thức nền về từ vựng, ngữ pháp liên quan tới chủ đề của bài học, giúp cho giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hỏi học viên của mình trong giờ học nghe có chủ đề "getting angry about a restaurant":
- Then, what will you do? (Sau đó em sẽ làm gì?)
- Do you often go to restaurant? (Em có thường đi ăn tại các nhà hàng không?)
- Do you like cooking? (Em có thích nấu ăn không?)
- What will make you unhappy when you are eating in the restaurant? (Điều gì làm em mất vui khi em dùng bữa ở nhà hàng?)
- Now, you are going to listen to a passage, which tells you why Tom is so angry about the restaurant.(Bây giờ, các em sẽ được nghe một đoạn băng nói về lý do tại sao Tom lại rât bực mình với nhà hàng đó.)
Khi trả lời các câu hỏi gợi mở như vậy, học viên của bạn sẽ hình dung được những việc họ phải làm, những nội dung chính cần nắm bắt được khi học bài.
Hơn nữa, điều này còn làm cho không khí giữa bạn và học viên trở nên thân thiện hơn, và quan trọng hơn cả là giúp học viên có được sự tự tin và hứng thú để tham gia bài học.
3. Sử dụng tranh ảnh
Trong tiếng Anh có câu "a picture is worth as a thousand words" (Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói) cho ta thấy được tầm quan trọng và hiệu quả truyền tải thông điệp của các bức tranh. Vậy nên, bạn hãy tận dụng triệt để điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ làm cho bài học của bạn trở nên sinh động hơn, giúp cho học viên tham gia bài học một cách say sưa, thích thú hơn.
4. Thông qua các bài hát tiếng Anh
Trước khi vào giờ học, các giáo viên cho học sinh, học viên của mình nghe và hát những bài hát vui nhộn. Những bài hát khởi động trước giờ học tiếng Anh dành cho trẻ em hiện nay rất đa dạng và phong phú, các thầy cô có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng, cũng như kênh Youtube.
Các Video đều có một nội dung cụ thể, dễ nghe và dễ hiểu, thường thì khi cho học sinh nghe và mô phỏng giống như các động tác trong Video sẽ giúp các em vừa thấy phấn khích và vui vẻ trước khi vào giờ học cũng như xóa bỏ những bỡ ngỡ, ngại ngùng, thêm tự tin hơn khi phát biểu, biểu diễn trước đám đông.