- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trở lại xóm trọ những ngày sau Tết, sinh viên tiếp tục đối mặt với “điệp khúc” giá cả, thực phẩm leo thang. Đặc biệt với những bạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì để đảm bảo bữa ăn đầy đủ không hề đơn giản chút nào.
Gần như đầu năm nào cũng thường có những thông tin như giá xăng, điện tăng, … nên khiến các mặt hàng thực phẩm cũng lên giá nhanh chóng khiến cho đời sống của các bạn sinh viên càng khó khăn hơn.
Giá thực phẩm cũng nhúc nhích tăng so với trước Tết. Thịt và gạo tăng chậm, giá có phần ổn định hơn nhưng so với các mặt hàng tăng giá khá nhanh như các loại rau, củ.
Phương Huệ (trường ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “ Những loại rau như bắp cải đợt trước Tết chưa về quê mình mua có giá 7-8 nghìn/ kg nhưng vừa ra chợ đã thấy 15 nghìn đồng/kg. Đến rau cải ngọt trước Tết khá rẻ mà bây giờ cũng tăng gần như gấp đôi”.
Còn Nguyễn Định (trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) cũng chia sẻ: “ Giờ đây mình đi chợ, nhiều hôm còn không dám mua rau, hoặc phải giảm so với trước kia hơn một nửa vì nếu chỉ mua 2 bó rau thôi cũng mất mười mấy nghìn”.
Các mặt hàng rau củ quả gần xóm trọ SV lớn đều nhúc nhích tăng giá.
Trong những ngày đầu năm giá cả tăng vụt như vậy, khiến cuộc sống sinh viên xa nhà lại càng vất vả và thiếu thốn hơn rất nhiều. Nguyễn Hà (trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) bày tỏ: “Có bao nhiêu tiền lương cả năm bố mẹ đi làm, cuối năm lo trả nợ hết vì mẹ ốm đau suốt. Bởi vậy mà ra Tết, nhà không có tiền. Mẹ vay mượn mãi mới được hơn một triệu đồng.
Lúc đưa cho Hà tiền, mẹ còn rưng rưng khóc. Tiền xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội những ngày đầu năm mất hơn một trăm. Mới xuống trường mà tiền trong ví đã hết gần nửa vì gia vị như mắm muối, dầu ăn, … cái gì cũng phải mua.
Về Tết hơn 2 tuần, chuột phá hết. Như trong năm trước, gia đình cho mỗi tháng triệu rưỡi vẫn đủ ăn mà tình hình giá cả đầu năm thế này, chắc Hà lại cầm cự vất vả hơn nhiều rồi”.
“Những thứ khác tăng còn có thể không mua thì vẫn chẳng sao nhưng thực phẩm không mua thì chắc không ai sống được nên tăng vẫn phải cắn răng mua. Người đi làm còn đỡ chứ sinh viên khổ lắm. Năm trước 40 nghìn đồng đi chợ 3 đứa ăn cả ngày, nhưng giờ 50 – 60 nghìn đi chợ cũng không thấm vào đâu”, Hồng Ngân (HV Ngân hàng) cho biết.
Dù tiên liệu được "điệp khúc" tăng giá nhưng không ít SV vẫn đau đầu tìm cách xoay xở.
Bữa cơm đầu năm mới của nhiều bạn sinh viên vô cùng đạm bạc và thiếu thốn. Nguyễn Hà cho biết thêm : “Đôi khi mâm cơm của chúng mình cũng chỉ là bát dưa bé, tô canh và hai miếng đậu phụ. Trứng bây giờ cũng đắt rồi. Trong năm đã tăng lên 4 nghìn đồng một quả trong khi trước đây chỉ có 3.500 đồng, nghĩ mà xót quá”.
Đối với nhiều bạn sinh viên gia đình có điều kiện hơn cũng đang cảm thấy lo lắng vì giá cả leo thang. Nguyễn Giang (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nhận xong vài bữa thấy tiền cứ ở đâu hết. Mấy ngày đầu mình quen ăn đầy đủ, có thịt, cá nhưng những ngày sau tiền vơi đi đến hai phần ba nên đành rút kinh nghiệm cẩn thận, tiết kiệm hơn trước rất nhiều. Mình sợ tình trạng viêm màng túi, phải làm bạn với mì tôm hay cháo”.
Để đối phó với tình trạng giá cả thực phẩm leo thang, phần lớn các sinh viên phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu và xoay sở đủ cách để có thể giữ được sức khỏe học tập tốt.
Gần như đầu năm nào cũng thường có những thông tin như giá xăng, điện tăng, … nên khiến các mặt hàng thực phẩm cũng lên giá nhanh chóng khiến cho đời sống của các bạn sinh viên càng khó khăn hơn.
Giá thực phẩm cũng nhúc nhích tăng so với trước Tết. Thịt và gạo tăng chậm, giá có phần ổn định hơn nhưng so với các mặt hàng tăng giá khá nhanh như các loại rau, củ.
Phương Huệ (trường ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “ Những loại rau như bắp cải đợt trước Tết chưa về quê mình mua có giá 7-8 nghìn/ kg nhưng vừa ra chợ đã thấy 15 nghìn đồng/kg. Đến rau cải ngọt trước Tết khá rẻ mà bây giờ cũng tăng gần như gấp đôi”.
Còn Nguyễn Định (trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) cũng chia sẻ: “ Giờ đây mình đi chợ, nhiều hôm còn không dám mua rau, hoặc phải giảm so với trước kia hơn một nửa vì nếu chỉ mua 2 bó rau thôi cũng mất mười mấy nghìn”.
Các mặt hàng rau củ quả gần xóm trọ SV lớn đều nhúc nhích tăng giá.
Trong những ngày đầu năm giá cả tăng vụt như vậy, khiến cuộc sống sinh viên xa nhà lại càng vất vả và thiếu thốn hơn rất nhiều. Nguyễn Hà (trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) bày tỏ: “Có bao nhiêu tiền lương cả năm bố mẹ đi làm, cuối năm lo trả nợ hết vì mẹ ốm đau suốt. Bởi vậy mà ra Tết, nhà không có tiền. Mẹ vay mượn mãi mới được hơn một triệu đồng.
Lúc đưa cho Hà tiền, mẹ còn rưng rưng khóc. Tiền xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội những ngày đầu năm mất hơn một trăm. Mới xuống trường mà tiền trong ví đã hết gần nửa vì gia vị như mắm muối, dầu ăn, … cái gì cũng phải mua.
Về Tết hơn 2 tuần, chuột phá hết. Như trong năm trước, gia đình cho mỗi tháng triệu rưỡi vẫn đủ ăn mà tình hình giá cả đầu năm thế này, chắc Hà lại cầm cự vất vả hơn nhiều rồi”.
“Những thứ khác tăng còn có thể không mua thì vẫn chẳng sao nhưng thực phẩm không mua thì chắc không ai sống được nên tăng vẫn phải cắn răng mua. Người đi làm còn đỡ chứ sinh viên khổ lắm. Năm trước 40 nghìn đồng đi chợ 3 đứa ăn cả ngày, nhưng giờ 50 – 60 nghìn đi chợ cũng không thấm vào đâu”, Hồng Ngân (HV Ngân hàng) cho biết.
Dù tiên liệu được "điệp khúc" tăng giá nhưng không ít SV vẫn đau đầu tìm cách xoay xở.
Bữa cơm đầu năm mới của nhiều bạn sinh viên vô cùng đạm bạc và thiếu thốn. Nguyễn Hà cho biết thêm : “Đôi khi mâm cơm của chúng mình cũng chỉ là bát dưa bé, tô canh và hai miếng đậu phụ. Trứng bây giờ cũng đắt rồi. Trong năm đã tăng lên 4 nghìn đồng một quả trong khi trước đây chỉ có 3.500 đồng, nghĩ mà xót quá”.
Đối với nhiều bạn sinh viên gia đình có điều kiện hơn cũng đang cảm thấy lo lắng vì giá cả leo thang. Nguyễn Giang (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nhận xong vài bữa thấy tiền cứ ở đâu hết. Mấy ngày đầu mình quen ăn đầy đủ, có thịt, cá nhưng những ngày sau tiền vơi đi đến hai phần ba nên đành rút kinh nghiệm cẩn thận, tiết kiệm hơn trước rất nhiều. Mình sợ tình trạng viêm màng túi, phải làm bạn với mì tôm hay cháo”.
Để đối phó với tình trạng giá cả thực phẩm leo thang, phần lớn các sinh viên phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu và xoay sở đủ cách để có thể giữ được sức khỏe học tập tốt.
Theo Dân Trí