- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Tôi phải gồng lên để cùng cô Yến quay chiếc xe vào được con hẻm nhỏ, đi tìm địa chỉ 88/38/5/4 Nguyễn Khoái, P.2, Q.4. Có một người đàn bà khô héo, ngồi ở đáy hẻm, mắt nhìn xa xăm. Mãi một lúc bà mới nhận ra cô giáo trẻ đi cùng tôi. Bà là Nguyễn Ngọc Mai, mẹ của em Nguyễn Ngọc Trâm mà cô Yến đang chủ nhiệm ở trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM).
Căn nhà của cô bé Ngọc Trâm là một ô hình chữ nhật, bé như một cái hộp diêm bị bỏ quên đâu đó giữa thành phố rộng lớn này. Bốn viên gạch men nhỏ của chiều ngang nhà chỉ đủ cho bà mẹ và chúng tôi ngồi đối diện nhau. Hoá ra ở ngay sát cái chân cầu Khánh Hội hoành tráng, vẫn có những phận người chôn mình trong mấy cái “hộp diêm” nhọc nhằn đó hàng chục năm như bà Mai.
Ngày xưa, từ Tây Ninh, bà Mai theo cha vào Sài Gòn lập nghiệp. Ở cái tuổi trẻ trung ấy, bà gặp cha của Trâm, người đàn ông đã một lần đứt gánh và có một đứa con riêng. Chỉ vài năm sau khi Trâm chào đời, bà Mai và chồng chia tay. “Tôi đi bán lòng heo, chồng ở nhà đi đâu tôi cũng chẳng biết. Con nhỏ ở gần nhà bảo ông ấy đi với người khác. Ông ấy đi còn lấy theo chiếc xe máy duy nhất mà tôi dùng đi bán lòng”.
Bà Mai nai lưng trên những chuyến xe đạp bán lòng từ sáng sớm đến trưa, rồi lại lao vào những gánh hủ tiếu, bưng bê phục vụ. Miếng ăn trở thành miếng khổ. Bé Trâm ở nhà quấn chặt lấy ông nội. Bà Mai nhớ lại: “Tôi chẳng biết dạy con cô ạ. Cũng chẳng có thời gian đâu mà dạy. Kiếm ăn không đã hết cả ngày, về đến nhà tôi chỉ vật ra ngủ”. Thế mà Trâm vẫn cứ ngoan, chăm chỉ học hành, chắt chiu từng cái giấy khen về nhà khoe mẹ rồi lại cất kín vào một chiếc túi.
Căn nhà của mẹ con họ có một cái gác nhỏ – không có cầu thang. Mỗi lần muốn lên gác, phải trèo qua cái tủ. Căn nhà phía trước hở toang hoác vì không có bàn tay đàn ông chăm sửa. “Hồi đó nhà chưa như bây giờ, mưa là mẹ con tôi phải chui lên đó nằm, ở dưới đây ngập hết. Những lúc thế, tôi ôm con Trâm hỏi sau này con lớn có nuôi ba không. Lúc nào con bé cũng dụi vào tôi rồi bảo Có”.
Chiếc bàn học bé xíu của cô bé choán hết một góc nhà. Trên đó là những tập sách vở viết gọn gàng, chữ đẹp rõ tươi tắn. Cả xấp bài kiểm tra cũng được Trâm xếp thành tập. Tủ sách vở trở thành thế giới thần tiên tuyệt đẹp của con bé. Bà Mai cười, lắc đầu: “Cái gì nó cũng đem cất, hộp bánh ăn xong còn mới cũng cất, mấy tờ giấy đẹp đẹp cũng cất”. Những chồng vở mới đã được bao gọn gàng nằm trên giá cao. Những món quà be bé xinh xinh được tỉ mẩn đặt vào từng chỗ để không bị hư vỡ.
Trong cái không gian bé bỏng ấy, Trâm đặt những kỷ vật gọn gàng thành từng ô nhỏ, không vứt đi một chút gì. Những tấm ảnh cũ mà ông nội trước lúc mất dành lại cho mình, Trâm cũng cất cẩn thận trong mấy lần túi nhựa. Ngọc Trâm còn có thể tự mắc điện, sửa điện, tự sắp xếp những tấm vải, nilông thành một cái mái che mưa.
Những buổi chiều rảnh rỗi, Trâm lại lôi quyển vở đi ra cửa hàng sách, ngồi say mê hàng giờ cạnh những giá sách, ghi chép bài tham khảo để theo kịp bạn bè ở lớp. Em chưa bao giờ ngỏ lời xin mẹ tiền mua sách. Là con nhà nghèo nhưng cô bé không ăn mặc luộm thuộm, khổ sở mà sống tiết kiệm, cẩn trọng, thoát ra khỏi những vây bọc đua đòi của tuổi mười sáu.
Trâm trên đường bán vé số
Cô Yến, giáo viên chủ nhiệm của Trâm kể về em: “Cô thấy em ấy đi học cũng tươm tất, gọn gàng, thậm chí còn đi cả xe đạp điện. Chẳng bao giờ cô nghĩ nó khổ thế. Cho đến hôm trời mưa trời gió, nó lội bộ tới lớp học của cô thì cô mới biết cái xe đạp điện là con bé hàng xóm cho đi ké đến trường. Sau này bạn bè gần nhà nó nói cô mới biết hồi mẹ đi bán vé số, cuối tuần nó cũng đi bán với mẹ”.
Khi Trâm sắp hết lớp chín thì những cơn đau của mẹ lớn dần. Căn bệnh tiểu đường đã tới lúc phát thành những đau đớn không sao chịu nổi. Trâm vào lớp mười với sự thiếu thốn cùng cực của hai mẹ con. Bà Mai kể tôi nghe: “Nó van xin tôi cố cho nó học hai năm nữa. Nó không muốn đời nó lặp lại đời tôi”.
Hoạ vô đơn chí, bà Mai bán vé số bị người ta lừa giật, đến chùa bán cũng bị người bán trước đuổi đi. Bệnh tình ngày thêm nặng, bà lê từng bước với xấp vé số trên tay, mỗi ngày chỉ bán được hơn 50 tờ. Trâm nghỉ học để đi làm khi cơn bệnh của mẹ đến mức trầm trọng mà không còn tiền chữa trị. Trâm tâm sự: “Em sợ nghỉ học lắm. Nghỉ học lại không có bạn. Rồi em sẽ lại khổ y như mẹ. Em muốn học có bằng rồi mới đi làm”.
Một bạn học cùng lớp với Trâm biết chuyện, đã về kể lại với ba mẹ là bác sĩ, thế là họ đồng ý chăm sóc bệnh cho bà Mai miễn phí. Cô giáo Yến cũng chắt chiu từng đồng dúi vào tay Trâm rồi buộc cô bé phải quay về trường, không nghỉ học để đi bán lòng heo nữa. Cô bé hàng xóm vẫn chăm chỉ đợi Trâm đi cùng chiếc xe đạp điện đến trường... Bà Mai thổn thức: “Không nhờ cô giáo, bạn bè nó thì nó phải bỏ học. Tôi không muốn nó bỏ học. Nhưng cái ăn còn không đủ...”
Rồi vẻ mặt bà như bừng sáng khi kể: “Tôi dắt nó đi ăn phở, nhìn mẹ con người ta xúng xính đồ đẹp, tôi hỏi nó đi với tôi có xấu hổ không, vì mẹ xấu xí bệnh tật thế này. Nó im một lúc rồi nói như khóc: "Không có mẹ con mới buồn hơn..."
Căn nhà của cô bé Ngọc Trâm là một ô hình chữ nhật, bé như một cái hộp diêm bị bỏ quên đâu đó giữa thành phố rộng lớn này. Bốn viên gạch men nhỏ của chiều ngang nhà chỉ đủ cho bà mẹ và chúng tôi ngồi đối diện nhau. Hoá ra ở ngay sát cái chân cầu Khánh Hội hoành tráng, vẫn có những phận người chôn mình trong mấy cái “hộp diêm” nhọc nhằn đó hàng chục năm như bà Mai.
Ngày xưa, từ Tây Ninh, bà Mai theo cha vào Sài Gòn lập nghiệp. Ở cái tuổi trẻ trung ấy, bà gặp cha của Trâm, người đàn ông đã một lần đứt gánh và có một đứa con riêng. Chỉ vài năm sau khi Trâm chào đời, bà Mai và chồng chia tay. “Tôi đi bán lòng heo, chồng ở nhà đi đâu tôi cũng chẳng biết. Con nhỏ ở gần nhà bảo ông ấy đi với người khác. Ông ấy đi còn lấy theo chiếc xe máy duy nhất mà tôi dùng đi bán lòng”.
Bà Mai nai lưng trên những chuyến xe đạp bán lòng từ sáng sớm đến trưa, rồi lại lao vào những gánh hủ tiếu, bưng bê phục vụ. Miếng ăn trở thành miếng khổ. Bé Trâm ở nhà quấn chặt lấy ông nội. Bà Mai nhớ lại: “Tôi chẳng biết dạy con cô ạ. Cũng chẳng có thời gian đâu mà dạy. Kiếm ăn không đã hết cả ngày, về đến nhà tôi chỉ vật ra ngủ”. Thế mà Trâm vẫn cứ ngoan, chăm chỉ học hành, chắt chiu từng cái giấy khen về nhà khoe mẹ rồi lại cất kín vào một chiếc túi.
Căn nhà của mẹ con họ có một cái gác nhỏ – không có cầu thang. Mỗi lần muốn lên gác, phải trèo qua cái tủ. Căn nhà phía trước hở toang hoác vì không có bàn tay đàn ông chăm sửa. “Hồi đó nhà chưa như bây giờ, mưa là mẹ con tôi phải chui lên đó nằm, ở dưới đây ngập hết. Những lúc thế, tôi ôm con Trâm hỏi sau này con lớn có nuôi ba không. Lúc nào con bé cũng dụi vào tôi rồi bảo Có”.
Chiếc bàn học bé xíu của cô bé choán hết một góc nhà. Trên đó là những tập sách vở viết gọn gàng, chữ đẹp rõ tươi tắn. Cả xấp bài kiểm tra cũng được Trâm xếp thành tập. Tủ sách vở trở thành thế giới thần tiên tuyệt đẹp của con bé. Bà Mai cười, lắc đầu: “Cái gì nó cũng đem cất, hộp bánh ăn xong còn mới cũng cất, mấy tờ giấy đẹp đẹp cũng cất”. Những chồng vở mới đã được bao gọn gàng nằm trên giá cao. Những món quà be bé xinh xinh được tỉ mẩn đặt vào từng chỗ để không bị hư vỡ.
Trong cái không gian bé bỏng ấy, Trâm đặt những kỷ vật gọn gàng thành từng ô nhỏ, không vứt đi một chút gì. Những tấm ảnh cũ mà ông nội trước lúc mất dành lại cho mình, Trâm cũng cất cẩn thận trong mấy lần túi nhựa. Ngọc Trâm còn có thể tự mắc điện, sửa điện, tự sắp xếp những tấm vải, nilông thành một cái mái che mưa.
Những buổi chiều rảnh rỗi, Trâm lại lôi quyển vở đi ra cửa hàng sách, ngồi say mê hàng giờ cạnh những giá sách, ghi chép bài tham khảo để theo kịp bạn bè ở lớp. Em chưa bao giờ ngỏ lời xin mẹ tiền mua sách. Là con nhà nghèo nhưng cô bé không ăn mặc luộm thuộm, khổ sở mà sống tiết kiệm, cẩn trọng, thoát ra khỏi những vây bọc đua đòi của tuổi mười sáu.
Trâm trên đường bán vé số
Cô Yến, giáo viên chủ nhiệm của Trâm kể về em: “Cô thấy em ấy đi học cũng tươm tất, gọn gàng, thậm chí còn đi cả xe đạp điện. Chẳng bao giờ cô nghĩ nó khổ thế. Cho đến hôm trời mưa trời gió, nó lội bộ tới lớp học của cô thì cô mới biết cái xe đạp điện là con bé hàng xóm cho đi ké đến trường. Sau này bạn bè gần nhà nó nói cô mới biết hồi mẹ đi bán vé số, cuối tuần nó cũng đi bán với mẹ”.
Khi Trâm sắp hết lớp chín thì những cơn đau của mẹ lớn dần. Căn bệnh tiểu đường đã tới lúc phát thành những đau đớn không sao chịu nổi. Trâm vào lớp mười với sự thiếu thốn cùng cực của hai mẹ con. Bà Mai kể tôi nghe: “Nó van xin tôi cố cho nó học hai năm nữa. Nó không muốn đời nó lặp lại đời tôi”.
Hoạ vô đơn chí, bà Mai bán vé số bị người ta lừa giật, đến chùa bán cũng bị người bán trước đuổi đi. Bệnh tình ngày thêm nặng, bà lê từng bước với xấp vé số trên tay, mỗi ngày chỉ bán được hơn 50 tờ. Trâm nghỉ học để đi làm khi cơn bệnh của mẹ đến mức trầm trọng mà không còn tiền chữa trị. Trâm tâm sự: “Em sợ nghỉ học lắm. Nghỉ học lại không có bạn. Rồi em sẽ lại khổ y như mẹ. Em muốn học có bằng rồi mới đi làm”.
Một bạn học cùng lớp với Trâm biết chuyện, đã về kể lại với ba mẹ là bác sĩ, thế là họ đồng ý chăm sóc bệnh cho bà Mai miễn phí. Cô giáo Yến cũng chắt chiu từng đồng dúi vào tay Trâm rồi buộc cô bé phải quay về trường, không nghỉ học để đi bán lòng heo nữa. Cô bé hàng xóm vẫn chăm chỉ đợi Trâm đi cùng chiếc xe đạp điện đến trường... Bà Mai thổn thức: “Không nhờ cô giáo, bạn bè nó thì nó phải bỏ học. Tôi không muốn nó bỏ học. Nhưng cái ăn còn không đủ...”
Rồi vẻ mặt bà như bừng sáng khi kể: “Tôi dắt nó đi ăn phở, nhìn mẹ con người ta xúng xính đồ đẹp, tôi hỏi nó đi với tôi có xấu hổ không, vì mẹ xấu xí bệnh tật thế này. Nó im một lúc rồi nói như khóc: "Không có mẹ con mới buồn hơn..."
(SGTT)