Vụ xử bà Hứa Thị Phấn: Luật sư bị “chê” giữa toà

qnkingdom

Thành viên
Tham gia
16/2/2013
Bài viết
0
bctoan_tenl.jpg

Các bị cáo trong vụ Hứa Thị Phấn tại tòa - Ảnh: Huyền Trâm.
Trong phiên xử ngày 16/5 trong vụ án Hứa Thị Phấn, cựu cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín, đã có phần đối đáp “nảy lửa” giữa luật sư Lưu Văn Tám, bào chữa cho bà Phấn và đại diện Công ty Phương Trang.
Luật sư Tám hỏi phía Phương Trang chính thức vay tiền ở Ngân hàng Đại Tín từ thời gian nào? Đại diện Phương Trang cho biết công ty không vay tiền ở Đại Tín ngoài khoản bão lãnh 35 tỷ đồng.
Luật sư hỏi giữa Phương Trang và 18 công ty có quan hệ với Phương Trang vay mượn với Ngân hàng Đại Tín trong cùng thời điểm hay không? Đại diện Phương Trang cho biết cáo trạng và kết luận điều tra đã ghi nhận đầy đủ về từng khoản vay, từng cái liên quan. “Chúng tôi xin không trả lời câu hỏi này”, đại diện Phương Trang đáp.
Luật sư hỏi trong 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc, 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu Trường Vĩ thì Phương Trang cho biết các khoản vay ký riêng biệt, độc lập với từng cá nhân, từng công ty hay ký chung với nhóm vừa nêu? Phía Phương Trang đề nghị luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án trong đó có đầy đủ bộ hồ sơ tín dụng của 82 khoản vay. “Vừa rồi luật sư cũng đã hỏi CB rồi tôi không trả lời”, đại diện Phương Trang cho biết.
Luật sư của bà Phấn hỏi phía Phương Trang có bao giờ Công ty Phương Trang hoặc đại diện nhóm công ty, cá nhân khi vay khiếu nại gì với Ngân hàng Đại Tín về các khoản vay ký tên mà không được nhận tiền không.
“Qua lần hỏi của luật sư với đại diện Ngân hàng CB, HĐXX đã phân tích toàn bộ những cái đó liên quan tới phương thức thủ đoạn thu chi cấn trừ khống, đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang, cho nên ở đây là luật sư đã đánh tráo khái niệm và dùng khái niệm đó để hỏi chúng tôi, chúng tôi từ chối trả lời”, đại diện Phương Trang cho biết.
Trong quá trình ký hợp đồng tín dụng, nhận nợ với Đại Tín và sau này chuyển hồ sơ sang CB thì nhóm của Phương Trang có bao giờ làm đơn xin miễn giảm lãi để gửi cho Ngân hàng Đại Tín hay không? Luật sư hỏi và đại diện Phương Trang cho rằng cách đặt vấn đề của luật sư hoàn toàn đánh tráo khái niệm và không đúng bản chất vụ án đã được chứng minh của cơ quan điều tra, nên xin không trả lời.
Trước đây có bao giờ Phương Trang có dự định mua cổ phần Đại Tín? Luật sư hỏi và đại diện Phương Trang cho rằng ngoài phạm vi kết luận điều tra và cáo trạng nên không trả lời.
"Các ông có căn cứ, tài liệu gì chứng minh các khoản tiền nhóm Phương Trang ký nhận nợ tại Ngân hàng Đại Tín với số tiền gần 9.400 tỷ đồng mà trên thực tế không nhận hay không?" luật sư hỏi và phía Phương trang đáp công ty không ký nhận nợ số tiền 9.400 tỷ đồng.
Luật sư nêu, toàn bộ số tiền trên như Ngân hàng CB cho rằng đã chuyển vào các tài khoản theo chỉ định của phía vay nợ đến đúng địa chỉ, đúng tài khoản. "Các ông có ý kiến gì về vấn đề này và có khiếu nại gì về tiền không vào tài khoản chỉ định của các ông không?" - luật sư tiếp tục đặt câu hỏi.
“Toàn bộ diễn tiến về mặt chứng từ thể hiện trong hồ sơ tín dụng nhưng diễn tiến này nó không phù hợp với thực tiễn của quá trình điều tra của Cơ quan Điều tra khi phát hiện phương thức thủ đoạn thu chi cấn trừ khống. Cho nên, sau khi có kết quả điều tra từ nhiều nguồn khác nhau thì chứng từ đó theo chúng tôi là không có ý nghĩa”, đại diện Phương Trang nêu.
"Tức là các ông thừa nhận chứng từ này trên thực tế sổ sách là có thể hiện có đúng vậy không?" luật sư nêu. Và đại diện Phương Trang cho rằng: “Tôi không thừa nhận. Luật sư vui lòng nghiên cứu hồ sơ tín dụng”.
"Hiện phía CB cho biết, tổng khoản vay của nhóm Phương Trang đã được hạch toán tất toán là hơn 7.000 tỷ đồng, có thông báo cho bên Phương Trang không?", luật sư hỏi và đại diện Phương Trang cho rằng, CB dựa trên bề mặt hồ tín dụng, chứng từ và dựa trên số liệu dư nợ bị đẩy khống để trên cơ sở đó yêu cầu Phương Trang trả số dư nợ gốc 9.000 tỷ nhưng quá trình điều tra đã xác định Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng, phần còn lại hơn 5.200 tỷ đồng bà Hứa Thị Phấn đã chiếm đoạt.
Đại diện Phương Trang cũng cho biết, việc tính lãi của CB trên khoản dư nợ đã bị đẩy khống từ 2010 – 2012 đến 2018 trong khi Phương Trang đã có đơn tố cáo từ 29/2/2012. Theo đó, phía Phương Trang cho rằng, công ty chỉ có trách nhiệm trên giới hạn số dư nợ gốc và khoản lãi đến khi công ty tố cáo là thời điểm 29/2/2012.
 
Quay lại
Top Bottom