- Tham gia
- 25/11/2013
- Bài viết
- 192
Mâu thuẫn trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Có vô vàn cách giải quyết nhẹ nhàng nhưng bị cáo đã dùng hung khí để rồi phải trả giá…
Đứng trước vành móng ngựa và hàng trăm người dân đến dự phiên tòa lưu động, N.M.H (SN 1973, ngụ quận 10, TP HCM) tỏ ra bối rối, đầu cúi gằm, cố ngồi thu mình lại. Nhưng rồi nghe tiếng trẻ con khóc thét, không kìm lòng, anh ta quay vội về phía sau, nhìn theo bóng dáng đứa con vừa tròn 2 tuổi đang được người thân đưa ra xa khỏi khu vực xử án trước khi phiên tòa bắt đầu.
Chuyện bé xé ra to
Khoảng 18h ngày 25/10/2013, sau khi tan ca lái taxi, H. về nhà giữ con cho vợ đi học. Bế con gái nhỏ qua nhà anh N.Đ.T, H. định xin chén canh để con dễ ăn cơm hơn. Gặp lúc anh T. đang nhậu với anh N.T.H và một số người khác, H. được mời ngồi cùng. Trong lúc ăn uống, trò chuyện, giữa H. và anh N.T.H xảy ra cãi vã nhưng được mọi người can ngăn.
Sau đó, H. đưa con về nhà rồi quay lại nhà anh T. uống trà. Lúc này, anh N.T.H đứng trước nhà anh T. chửi bới, thách thức, hăm dọa H. Tức giận, H. lấy dao trên dĩa trái cây xông đến đâm nhiều nhát vào người anh N.T.H. Được anh T. can ngăn, H. bỏ về nhưng những nhát dao đã kịp tước đi mạng sống của anh N.T.H.
Trong phần thẩm vấn, vị đại diện VKSND TP HCM nhấn mạnh: “Đành rằng trong chuyện này nạn nhân đã thách thức, hăm dọa bị cáo trước nhưng có vô vàn cách xử sự nhẹ nhàng hơn, sao bị cáo lại phải dùng tới hung khí để giải quyết vấn đề? Cuộc sống hiện tại đầy nhọc nhằn, khó khăn, sao không trao nhau tình yêu thương, bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nhặt để có niềm vui sống? Chính vì chuyện bé xé ra to nên mới dẫn đến kết cục đau buồn hôm nay”.
H. nhắm nghiền mắt một hồi lâu rồi nói: “Trong thời gian tạm giam, ngày nào bị cáo cũng bị ám ảnh bởi cái chết của anh N.T.H. Bị cáo ân hận lắm. Nếu có cơ hội được làm lại, bị cáo sẽ không bao giờ để xảy ra sự việc này…”.
Nhìn bị cáo hồi lâu, vị chủ tọa nói: “Bây giờ bị cáo ăn năn, hối hận cũng không thể làm cho anh N.T.H sống lại. Sinh mạng con người quý giá lắm, sao bị cáo lại dễ dàng đánh đổi nó vì những điều nhỏ nhặt như vậy ?”. Sau câu hỏi đó, cả phiên tòa như lặng đi.
Bị cáo N.M.H tại phiên tòa lưu động
Tình thương xoa dịu nỗi đau
Từ đầu đến cuối phiên tòa, cha mẹ của người bị hại luôn cố gắng giữ bình tĩnh để trả lời mọi câu hỏi của HĐXX. Thế nhưng, mỗi lần nghe nhắc đến hành vi bị cáo đâm con trai mình, đôi vai người mẹ lại run lên bần bật. Ngồi cạnh bà suốt phiên tòa, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi đau của người mẹ mất đi đứa con duy nhất. “Tôi chỉ có mỗi mình nó là con thôi, bao nhiêu hy vọng, yêu thương, chúng tôi đều dành hết cho nó. Sao bị cáo nỡ đối xử với con tôi như vậy...?” - bà nấc nghẹn, đau đớn.
Khi được hỏi ý kiến về mức án của VKS đề nghị đối với bị cáo, cha bị hại trả lời: “Tôi luôn mong tòa xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa tội phạm cho xã hội. Tuy nhiên, con đã mất rồi, tôi có oán hận, thù ghét cũng không được gì. Nghĩ đến vợ bị cáo không công ăn việc làm, 2 con nhỏ không người chăm sóc, chúng tôi không đành lòng. Mong tòa xem xét giảm án cho bị cáo…”.
Dù phiên tòa đã muộn, mẹ bị hại cũng xin được phát biểu thêm: “Tổn thương là điều không tránh khỏi, ai mất con mà không đau đớn? Tôi mong tòa dùng pháp luật để trừng trị tội ác nhưng cũng dùng chính sự khoan hồng của pháp luật cảm hóa con người, để xã hội này bớt đi những hoàn cảnh đau buồn như chúng tôi…”.
Tấm lòng nhân ái của cha mẹ bị hại - những người có thâm niên mấy chục năm làm nhà giáo - khiến bị cáo rưng rưng. Ngồi lẩn khuất trong đám đông, vợ bị cáo cúi đầu, chắp tay thay cho lời cảm ơn và tạ tội.
Theo Tâm Như (Người Lao Động)
Đứng trước vành móng ngựa và hàng trăm người dân đến dự phiên tòa lưu động, N.M.H (SN 1973, ngụ quận 10, TP HCM) tỏ ra bối rối, đầu cúi gằm, cố ngồi thu mình lại. Nhưng rồi nghe tiếng trẻ con khóc thét, không kìm lòng, anh ta quay vội về phía sau, nhìn theo bóng dáng đứa con vừa tròn 2 tuổi đang được người thân đưa ra xa khỏi khu vực xử án trước khi phiên tòa bắt đầu.
Chuyện bé xé ra to
Khoảng 18h ngày 25/10/2013, sau khi tan ca lái taxi, H. về nhà giữ con cho vợ đi học. Bế con gái nhỏ qua nhà anh N.Đ.T, H. định xin chén canh để con dễ ăn cơm hơn. Gặp lúc anh T. đang nhậu với anh N.T.H và một số người khác, H. được mời ngồi cùng. Trong lúc ăn uống, trò chuyện, giữa H. và anh N.T.H xảy ra cãi vã nhưng được mọi người can ngăn.
Sau đó, H. đưa con về nhà rồi quay lại nhà anh T. uống trà. Lúc này, anh N.T.H đứng trước nhà anh T. chửi bới, thách thức, hăm dọa H. Tức giận, H. lấy dao trên dĩa trái cây xông đến đâm nhiều nhát vào người anh N.T.H. Được anh T. can ngăn, H. bỏ về nhưng những nhát dao đã kịp tước đi mạng sống của anh N.T.H.
Trong phần thẩm vấn, vị đại diện VKSND TP HCM nhấn mạnh: “Đành rằng trong chuyện này nạn nhân đã thách thức, hăm dọa bị cáo trước nhưng có vô vàn cách xử sự nhẹ nhàng hơn, sao bị cáo lại phải dùng tới hung khí để giải quyết vấn đề? Cuộc sống hiện tại đầy nhọc nhằn, khó khăn, sao không trao nhau tình yêu thương, bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nhặt để có niềm vui sống? Chính vì chuyện bé xé ra to nên mới dẫn đến kết cục đau buồn hôm nay”.
H. nhắm nghiền mắt một hồi lâu rồi nói: “Trong thời gian tạm giam, ngày nào bị cáo cũng bị ám ảnh bởi cái chết của anh N.T.H. Bị cáo ân hận lắm. Nếu có cơ hội được làm lại, bị cáo sẽ không bao giờ để xảy ra sự việc này…”.
Nhìn bị cáo hồi lâu, vị chủ tọa nói: “Bây giờ bị cáo ăn năn, hối hận cũng không thể làm cho anh N.T.H sống lại. Sinh mạng con người quý giá lắm, sao bị cáo lại dễ dàng đánh đổi nó vì những điều nhỏ nhặt như vậy ?”. Sau câu hỏi đó, cả phiên tòa như lặng đi.
Bị cáo N.M.H tại phiên tòa lưu động
Tình thương xoa dịu nỗi đau
Từ đầu đến cuối phiên tòa, cha mẹ của người bị hại luôn cố gắng giữ bình tĩnh để trả lời mọi câu hỏi của HĐXX. Thế nhưng, mỗi lần nghe nhắc đến hành vi bị cáo đâm con trai mình, đôi vai người mẹ lại run lên bần bật. Ngồi cạnh bà suốt phiên tòa, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi đau của người mẹ mất đi đứa con duy nhất. “Tôi chỉ có mỗi mình nó là con thôi, bao nhiêu hy vọng, yêu thương, chúng tôi đều dành hết cho nó. Sao bị cáo nỡ đối xử với con tôi như vậy...?” - bà nấc nghẹn, đau đớn.
Khi được hỏi ý kiến về mức án của VKS đề nghị đối với bị cáo, cha bị hại trả lời: “Tôi luôn mong tòa xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa tội phạm cho xã hội. Tuy nhiên, con đã mất rồi, tôi có oán hận, thù ghét cũng không được gì. Nghĩ đến vợ bị cáo không công ăn việc làm, 2 con nhỏ không người chăm sóc, chúng tôi không đành lòng. Mong tòa xem xét giảm án cho bị cáo…”.
Dù phiên tòa đã muộn, mẹ bị hại cũng xin được phát biểu thêm: “Tổn thương là điều không tránh khỏi, ai mất con mà không đau đớn? Tôi mong tòa dùng pháp luật để trừng trị tội ác nhưng cũng dùng chính sự khoan hồng của pháp luật cảm hóa con người, để xã hội này bớt đi những hoàn cảnh đau buồn như chúng tôi…”.
Tấm lòng nhân ái của cha mẹ bị hại - những người có thâm niên mấy chục năm làm nhà giáo - khiến bị cáo rưng rưng. Ngồi lẩn khuất trong đám đông, vợ bị cáo cúi đầu, chắp tay thay cho lời cảm ơn và tạ tội.
Theo Tâm Như (Người Lao Động)