votuvolo
Thành viên
- Tham gia
- 10/2/2015
- Bài viết
- 2
Dư luận báo chí đang xôn xao về vụ “con ruồi” trong chai nước ngọt, Võ Văn Minh có phạm tội cưỡng đoạt tài sản không?. Hay đây chỉ là giao kết dân sự giữa Võ Văn Minh và Công ty Tân Hiệp Phát?.
Con rồi trong chai nước giải khát của Công ty Tân Hiệp phát đang thu hút sự chú ý của dư luận
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lựclà hành vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người thân của họ nếu những người này không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội (không giao tài sản cho người phạm tội), Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Vì tính chất nguy hiểm của tội phạm cưỡng đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội chỉ thực hiện một trong các dạng hành vi cưỡng đoạt thì tội phạm cưỡng đoạt đã hoàn thành, không quan trọng thực tế người phạm tội đã nhận được tiền từ người bị hại hay chưa.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nguyên tắc nền tảng của một giao dịch dân sự là giao dịch đó phải được xác lập dựa trên sự hoàn toàn tự nguyện của các bên, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào, hay nói cách khác, nguyên tắc nền tảng của một giao dịch dân sự không xây dựng và xác lập dựa trên sự đe dọa.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Lực lượng Phòng Cảnh sát diều tra về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang Võ Văn Minh khi Minh đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với Công ty Tân Hiệp Phát.
Theo kết quả điều tra ban đầu, Võ Văn Minh đã nhiều lần gọi điện thoại cho Công ty Tân Hiệp Phát cho biết Minh đang giữ một chai nước ngọt Number One bên trong có con ruồi và đề nghị Công ty Tân Hiệp Phát phải đưa Minh số tiền một tỷ đồng, nếu không Minh sẽ đưa tin, phát tán thông tin cho mọi người biết sự việc và tẩy chay Công ty Tân Hiệp Phát. Sau đó, vì nôn nóng có tiền để tiêu xài cá nhân, Minh đã hạ giá số tiền một tỷ đồng xuống 500 triệu đồng và đe dọa, gây áp lực nhiều lần cho Công ty Tân Hiệp Phát. Minh đã thực hiện một cách âm thầm, người thân và gia đình của Minh chỉ biết sự việc khi Minh bị cơ quan công an bắt giữ.
Rõ ràng, yêu cầu đưa tiền của Minh trong trường hợp này không phải là “lời đề nghị giao kết hợp đồng” mà là lời đe dọa để tống tiền. Hành vi của Minh không phải là hành vi giao kết hợp đồng, mà là hành vi thực hiện thủ đoạn uy hiếp Công ty Tân Hiệp Phát để chiếm đoạt tài sản, bằng cách đe dọa sẽ thông tin thất thiệt đến thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Công ty Tân Hiệp Phát để chiếm đoạt 500 triệu đồng nếu Công ty Tân Hiệp Phát không đáp ứng theo yêu cầu của Minh. Theo đó, hành vi của Võ Văn Minh được coi là hành vi dùng thủ đoạn để uy hiếp người khác nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật Hình sự.
Ông Võ Văn Minh bị bắt quả tang khi nhận số tiền 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát và chai nước ngọt
Về sự cố “con ruồi” trong chai nước giải khát vốn đang phát sinh nhiều quan điểm hiện nay, bản chất thật sự của vụ việc và hành vi đòi 500 triệu đồng của Võ Văn Minh không được đánh giá đúng khi cho rằng Võ Văn Minh đe dọa và nhận tiền Công ty Tân Hiệp Phát là giao dịch dân sự. Nếu nhìn nhận vấn đề của vụ việc này theo chiều hướng đó, xã hội sẽ loạn!!! Tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp sẽ không được bảo vệ khi cho rằng, nạn nhân đã đồng ý giao tài sản cho người phạm tội thì đó là giao dịch dân sự. sự đồng ý phải xuất phát hoàn toàn từ sự tự nguyện, và đương nhiên sự tự nguyện đó phải được quyết định trong trạng thái tự do, không bị đe dọa.
Có những sự việc không thể đánh giá từ biểu hiện bên ngoài, mà phải căn cứ vào bản chất của sự việc, mục đích và động cơ của người thực hiện hành vi.
Nguyễn Thanh Hạo (Nguyên phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự-VKSNDTC)

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lựclà hành vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người thân của họ nếu những người này không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội (không giao tài sản cho người phạm tội), Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Vì tính chất nguy hiểm của tội phạm cưỡng đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội chỉ thực hiện một trong các dạng hành vi cưỡng đoạt thì tội phạm cưỡng đoạt đã hoàn thành, không quan trọng thực tế người phạm tội đã nhận được tiền từ người bị hại hay chưa.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nguyên tắc nền tảng của một giao dịch dân sự là giao dịch đó phải được xác lập dựa trên sự hoàn toàn tự nguyện của các bên, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào, hay nói cách khác, nguyên tắc nền tảng của một giao dịch dân sự không xây dựng và xác lập dựa trên sự đe dọa.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Lực lượng Phòng Cảnh sát diều tra về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang Võ Văn Minh khi Minh đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với Công ty Tân Hiệp Phát.
Theo kết quả điều tra ban đầu, Võ Văn Minh đã nhiều lần gọi điện thoại cho Công ty Tân Hiệp Phát cho biết Minh đang giữ một chai nước ngọt Number One bên trong có con ruồi và đề nghị Công ty Tân Hiệp Phát phải đưa Minh số tiền một tỷ đồng, nếu không Minh sẽ đưa tin, phát tán thông tin cho mọi người biết sự việc và tẩy chay Công ty Tân Hiệp Phát. Sau đó, vì nôn nóng có tiền để tiêu xài cá nhân, Minh đã hạ giá số tiền một tỷ đồng xuống 500 triệu đồng và đe dọa, gây áp lực nhiều lần cho Công ty Tân Hiệp Phát. Minh đã thực hiện một cách âm thầm, người thân và gia đình của Minh chỉ biết sự việc khi Minh bị cơ quan công an bắt giữ.
Rõ ràng, yêu cầu đưa tiền của Minh trong trường hợp này không phải là “lời đề nghị giao kết hợp đồng” mà là lời đe dọa để tống tiền. Hành vi của Minh không phải là hành vi giao kết hợp đồng, mà là hành vi thực hiện thủ đoạn uy hiếp Công ty Tân Hiệp Phát để chiếm đoạt tài sản, bằng cách đe dọa sẽ thông tin thất thiệt đến thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Công ty Tân Hiệp Phát để chiếm đoạt 500 triệu đồng nếu Công ty Tân Hiệp Phát không đáp ứng theo yêu cầu của Minh. Theo đó, hành vi của Võ Văn Minh được coi là hành vi dùng thủ đoạn để uy hiếp người khác nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật Hình sự.

Về sự cố “con ruồi” trong chai nước giải khát vốn đang phát sinh nhiều quan điểm hiện nay, bản chất thật sự của vụ việc và hành vi đòi 500 triệu đồng của Võ Văn Minh không được đánh giá đúng khi cho rằng Võ Văn Minh đe dọa và nhận tiền Công ty Tân Hiệp Phát là giao dịch dân sự. Nếu nhìn nhận vấn đề của vụ việc này theo chiều hướng đó, xã hội sẽ loạn!!! Tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp sẽ không được bảo vệ khi cho rằng, nạn nhân đã đồng ý giao tài sản cho người phạm tội thì đó là giao dịch dân sự. sự đồng ý phải xuất phát hoàn toàn từ sự tự nguyện, và đương nhiên sự tự nguyện đó phải được quyết định trong trạng thái tự do, không bị đe dọa.
Có những sự việc không thể đánh giá từ biểu hiện bên ngoài, mà phải căn cứ vào bản chất của sự việc, mục đích và động cơ của người thực hiện hành vi.
Nguyễn Thanh Hạo (Nguyên phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự-VKSNDTC)