Trong thời gian gần đây , cộng đồng Internet Việt Nam xôn xao việc Zing "được" Tencent Trung Quốc mua lại ? và việc VNG khẳng định mình thuộc sở hữu của người Việt . Để cung cấp thông tin đa chiều và rộng đường dư luận , chúng tôi xin đăng một số bài viết và quan điểm cá nhân của nhiều tác giả .
Ý kiến của tác giả T.D
Gần đây cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao quanh câu chuyện “ Zing bị Trung Quốc thâu tóm; Giám đốc hiện tại là Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần trong khi đó phía công ty Tencent (Trung Quốc) nắm hơn 70%; Giám đốc tài chính của Vinagame hiện là người Hồng Kong, Trung Quốc còn Ông Minh chỉ điều hành mảng game studio để phát triển một vài game… " Các thông tin này mặc dù chưa được kiểm chứng, song đã nhanh chóng lan truyền và tạo làn sóng bình luận sôi nổi.
Đồng thời , người dùng Internet Việt Nam khi vào Mp3.zing.vn gõ từ khóa “Gần lắm Trường Sa” tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, thì thấy phần bình luận về Trường Sa, Hoàng Sa đã bị mã hóa bằng dấu “***”.
Để xoa dịu dư luận về thông tin “Tencent nắm giữ phần lớn cổ phần tại VNG”. Phía công ty VNG đã đưa ra thông cáo báo chí gửi đến cho báo giới vào cuối giờ ngày 30/7. Trong đó, Tổng Giám đốc VNG khẳng định: “VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thông cáo báo chí không hề đề cấp đến số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ. Mà theo báo cáo tài chính năm 2011 của VNG, Tencent được chú thích là cổ đông lớn của VNG ?
Trước thông tin trên, phần lớn dư luận trên cộng đồng mạng đều đưa ra quan điểm phản đối coi đây là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, “đuổi cọp cửa trước rước beo cửa sau”. Số khác cho rằng đây là thông tin của “đối thủ trong ngành” muốn “lật đổ” VNG. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều chỉ dừng lại ở góc độ suy đoán cá nhân.
Thực hư ra sao, chúng ta cùng nhau thử phân tích
Thử nghĩ nếu “VNG chính thức bị Trung Quốc thâu tóm” thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Hiện nay, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng Internet , nếu Tencent Trung Quốc thực sự nắm quyền điều khiển Zing, thì đã kiểm soát hơn nửa số người dùng này . Ứơc tính trong vòng 12 tháng tới với sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính thì Wechat và Zing có thể kiểm soát đến gần 30 triệu người dùng Việt Nam.
“Thân sâu, hồn bướm” ?!
Dưới “danh nghĩa” công ty VNG là của người Việt và sản xuất ra các sản phẩm mang tính chất thuần Việt. Và được phát triển bởi đội ngũ nhân viên ưu tú người Việt, phục vụ người dùng Việt.
Tuy nhiên, theo thông tin được biết Phó Tổng giám đốc công ty VNG phụ trách tài chính là người Hồng Kong, Trung Quốc. Vậy thì không loại trừ khả năng người này sẽ để cho Tencent Trung Quốc nắm quyền điều hành VNG (Thông qua một thỏa thuận ngầm nào đó).
Theo thông báo báo chí của VNG thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm 49% cổ phần. Có thể, đó chỉ là trên giấy tờ để che mắt cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, còn thực chất thì sao? Việc này chỉ có người trong cuộc mới biết! còn cộng đồng mạng có đang bị bán đứng không?
Ngoài ra, công ty VNG còn thường xuyên đưa nhân viên cao cấp qua Trung Quốc để học tập xây dựng phát triển game.
Về việc lọc các từ “Hoàng Sa”, “Trường Sa” thì có giải thích rằng do đặt từ trước và không liên quan đến Chính trị. Vậy lý do gì mà chặn những từ này mà lại bỏ qua vô số các từ chính trị khác? Mục đích gì đây ?
Câu chuyện Tencent, Baidu có “xâm lược” trên mặt trận Internet Việt Nam hay không? vẫn chưa có hồi kết. Nếu những thông tin người sử dụng mà Trung Quốc nắm được thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
Dù thế nào đi chăng nữa thì người dùng Việt cũng nên biết tự bảo vệ mình bằng việc nâng cao ý thức sử dụng hoặc chí ít cũng phải đặt ra câu hỏi mình đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ gì? nguồn gốc từ đâu? ai đang kiểm soát dịch vụ đó? thông tin cá nhân của mình đang được ai thu thập? sử dụng vào mục đích gì? có đáng tin hay không?
Ý kiến của một nhân viên VNG - Vincent Pham
Mấy hôm nay cộng đồng mạng lại dấy lên cuộc chiến giữa phe anti-VNG và phe còn lại. Sự việc lần này làm tôi nảy sinh ý định viết ra cái note mà quý vị đang đọc đây, sau 2 năm chả viết lách gì. Thực ra cuộc chiến này đã có từ rất lâu, trước đây khi đọc những comment của anti-VNG thì tôi cũng chỉ cười rồi thôi, nhưng lần này tôi viết ra đây là vì những lý do:
VNG là của Trung Quốc?
Vụ việc lần này xuất phát từ 1 bài viết trên tinhte.vn của 1 tài khoản vừa đăng ký. Người này nói rằng VNG đã bị Tencent thâu tóm, TGĐ Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần và sắp rời khỏi công ty. Đích thân bác Minh đã đính chính, rằng thông tin này hoàn toàn sai (bác này hiện giữ 19% cổ phần và tuyên bố sẽ còn làm việc cho VNG 15 năm nữa). Đó là phản ứng đầu tiên từ phía VNG, các bạn có thể vẫn chưa tin (nếu là tôi có lẽ cũng vậy), tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau đây:
Đó là nói theo luật, theo lý cho những người muốn nghe. Còn trong "giang hồ", việc VNG là của TQ xuất phát từ các điểm sau đây:
Nếu tra ở dictionary.reference.com hoặc các trang tự điển khác, zing hoàn toàn có nghĩa trong tiếng Anh (là một từ mô tả âm thanh). Vậy thì, trong khi chỉ trích zing xuất phát từ TQ thì không ai chỉ trích ming.vn (của VC Corp), mà ming là một từ hoàn toàn xuất phát từ TQ.
Zing là của Trung Quốc?
Bây giờ nói tiếp về Zing. Từ trước tới nay, "thiên hạ" đồn đại rằng Zing là Việt hóa lại QQ của Tencent. Tôi xin được phép cung cấp thông tin như sau:
Sau vụ việc "VNG là của TQ", ngày hôm qua lại xuất hiện việc "Zing Mp3 không cho thành viên dùng từ Hoàng Sa, Trường Sa", thật là trùng hợp nhỉ? Nếu như bạn thường xuyên dùng Zing Mp3 thì có lẽ bạn sẽ thấy hiện tượng này không phải xuất hiện từ ngày hôm qua mà là...rất lâu rồi. Nguyên nhân là Zing Mp3 sử dụng lại bộ lọc mà bộ lọc này (đã sử dụng cho nhiều sản phẩm khác) từ lâu đã filter các từ "nhạy cảm" theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trước kia. Còn vì sao phải filter các danh từ riêng như vậy, các bạn cứ thử tưởng tượng trên kênh thế giới trong game, xuất hiện những câu đại loại như "đập chết mom thằng *** đi", "kéo qua san bằng thành *** anh em ơi"...(văn hóa chung của game thủ VN tới cỡ nào chắc ai cũng biết) Đây là một thiếu sót của đội ngũ Zing, nhưng xin khẳng định lại là nó không hế có chủ ý gì và cũng không phải bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm như thế này.
Zing có mã nguồn (source code) từ Tàu?
Như đã nói ở trên, Zing Chat là bản Việt hóa của QQ chat, thế là từ đây "giang hồ" suy ra Zing là bản Việt hóa của QQ. Xin khẳng định lại với các bạn là code của Zing (Mp3, Me, News, Live) hoàn toàn do VNG tự phát triển, và đội ngũ phát triển đó 100% có quốc tịch VN. Những công nghệ mà Zing đã và đang nắm giữ đều là các công nghệ (mã nguồn mở) mà các công ty công nghệ lớn trên thế giới đã và đang áp dụng (như Facebook chẳng hạn). Nếu bạn nào cần tìm hiểu cứ việc liên hệ với tôi để biết thêm chi tiết.
Ý kiến của Cafef
Mối quan hệ Tencent-VNG
Theo báo cáo Tài chính năm 2011 của Công ty cổ phần VNG (tên cũ là Vinagame) thì hội đồng quản trị của công ty hiện có 5 người bao gồm:
Ông Johnny Shen Hao làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings.
Hai người này có thể là đại diện vốn của Tencent tại VNG. Trong báo cáo tài chính của VNG có đề cập đến việc Tencent là cổ đông lớn nhưng không nói rõ cụ thể là bao nhiêu.
Còn trong báo cáo tài chính của Tencent, công ty không nói rõ nhưng có đề cập đến việc nắm 31,25% cổ phần (equity interest) tại một công ty game online ở Đông Nam Á. Số liệu này tính đến 31/12/2011.
Mặc dù không chỉ đích danh nhưng các số liệu cho thấy đây chính là khoản đầu tư vào VNG.
Năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Năm 2009, Tencent giữ nguyên mức cổ phần; năm 2010, báo cáo tài chính của Tencent ghi nhận tỷ lệ sở hữu tăng lên 30,02% và năm 2011 là 31,25%.
Ngược lại trong báo cáo tài chính của VNG ghi nhận Tencent là cổ đông lớn và có 2 người liên quan/đã từng liên quan ở trong HĐQT VNG.
Trong thông cáo báo chỉ gửi đi, VNG nêu rõ việc ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch kiêm TGĐ của công ty đang sở hữu 19% cổ phần, chứ không phải 1% như các tin đồn.
Trong năm 2011, theo báo cáo của VNG thì công ty và Tencent chỉ giao dịch với nhau vỏn vẻn 5 tỷ đồng.
Phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền biểu quyết
Trong tình huống của VNG hiện tại, việc làm rõ 2 quyền trên là rất quan trọng bởi vì công ty hiện đã mua lại lượng cổ phiếu quỹ tương đương 23% vốn điều lệ.
VNG đã mua lại 5,84 triệu cổ phiếu quỹ - số cổ phiếu này được coi là không lưu hành và không có quyền biểu quyết. Tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hiện là 19,56 triệu cổ phiếu.
Ông Lê Hồng Minh đang nắm 19% cổ phần, tương ứng 4,83 triệu cổ phiếu. Nhưng tính trên số cổ phiếu có quyền biểu quyết thì tỷ lệ biểu quyết sẽ tăng lên thành 4,83/19,56=24,68%.
Đối với tỷ lệ sở hữu tối đa 49% với nhà đầu tư nước ngoài, con số này chỉ tính trên vốn điều lệ, tức tổng lượng cổ phiếu đã phát hành.
Giả sử nhà đầu tư nước ngoài nắm 49% vốn điều lệ của VNG thì khi đó họ sẽ nắm tới 63,6% quyền biểu quyết – một tỷ lệ đủ để chi phối hoạt động của công ty.
Với việc Tencent đang nắm giữ 31% cổ phần, tính theo quyền biểu quyết sẽ là 40,56%. Với tỷ lệ này, Tencent có thể phủ quyết những quyết định yêu cầu phải có sự chấp thuận của ít nhất 65%-75% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Với tỷ lệ biểu quyết này cùng với việc có 2 người liên quan trong HĐQT, tác động của Tencent đối với hoạt động của VNG là rất lớn.
Nếu VNG tiếp tục mua thêm cổ phiếu quỹ thì dù không mua bán gì nhưng quyền biểu quyết của ông Lê Hồng Minh cũng như Tencent cũng sẽ tăng lên.
Ý kiến của thành viên camaptrang - HVA Forum
Hiện nay trong VinaGame có nguyên một Team lập trình người Trung Quốc.
Bạn nếu biết rõ thì phán, còn đừng đoán mò ... Zing lọc bỏ Hoàng Sa và Trường Sa là do chính Zing muốn làm hài lòng tập đoàn đối tác Trung Quốc của họ, chả chính quyền nào ra quyết định bắt buộc Zing cả
Vì Zing chỉ là 1 công Ty GAME và Cộng đồng ảo, không phải là nhà phát hành bản đồ, do đó việc họ in hay post bản đồ chỉ là do nó tự làm chứ không qua kiểm duyệt.
=> Việc VNG có là con của 1 tập đoàn China thì cái này chỉ là thông tin bên lề, nhưng xuất hiện từ lâu, và chưa có ai kiểm chứng. Nhưng theo những gì mình nghe từ bạn mình (làm trong VNG) thì có thể tin đồn trên mạng là chính xác (và nghe nói đâu VNG cũng dính đến 1 vài nhân vật cấp cao của VN).
Nghe nói đâu là đa phần Game online đều mua source của trung quốc , ngoài zing ra còn nhiều cty khác nữa, mình có 1 anh bạn thân trước làm cho VNG sau mỡ cty riêng cũng mua source game của china về kinh doanh.
VNG đang có một dự án cùng với công ty Cimigo là thu thập thông tin người dùng Internet Việt Nam ..... và dự án này mới bắt đầu tiến hành
Bạn quảng cáo chi VNG quá rồi đó, vì lí do mình không đã kích VNG vì họ kinh doanh họ có quyền mua source của ai, và họ có quyền thuê ai viết.
Còn các bài viết hay các lời nói ca tụng chỉ là 1 phía, bạn là ai tôi cũng chả cần biết, việc bạn có được source code của zing me thì vậy bạn là người của VNG ??? nếu bạn là người của VNG thì việc bạn bảo vệ VNG là hoàn toàn bình thường.
Nếu tôi là 1 doanh nghiệp (và hiện nay đang như vậy) thì dù nhà nước có văn bản chỉ thị không đề cập tới trường sa hoàng sa, thì tôi hoặc có đề cập , hoặc không , chẳng có thể đổ thừa nhà nước, tại sao hàng ngàn doanh nghiêp trên bản đồ có hoàng sa, trường sa hay bản thân cái web hoangsa.org nó không bị chặn hay bị bắt ... NGUỴ BIỆN CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP BÁN NƯỚC À ??
Nhưng chắc chắn 1 điều là hiện nay VNG là 1 phần Tencent - Trung Quốc
Source: Thebusiness.vn tổng hợp
Ý kiến của tác giả T.D
Gần đây cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao quanh câu chuyện “ Zing bị Trung Quốc thâu tóm; Giám đốc hiện tại là Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần trong khi đó phía công ty Tencent (Trung Quốc) nắm hơn 70%; Giám đốc tài chính của Vinagame hiện là người Hồng Kong, Trung Quốc còn Ông Minh chỉ điều hành mảng game studio để phát triển một vài game… " Các thông tin này mặc dù chưa được kiểm chứng, song đã nhanh chóng lan truyền và tạo làn sóng bình luận sôi nổi.
Đồng thời , người dùng Internet Việt Nam khi vào Mp3.zing.vn gõ từ khóa “Gần lắm Trường Sa” tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, thì thấy phần bình luận về Trường Sa, Hoàng Sa đã bị mã hóa bằng dấu “***”.
Để xoa dịu dư luận về thông tin “Tencent nắm giữ phần lớn cổ phần tại VNG”. Phía công ty VNG đã đưa ra thông cáo báo chí gửi đến cho báo giới vào cuối giờ ngày 30/7. Trong đó, Tổng Giám đốc VNG khẳng định: “VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thông cáo báo chí không hề đề cấp đến số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ. Mà theo báo cáo tài chính năm 2011 của VNG, Tencent được chú thích là cổ đông lớn của VNG ?
Trước thông tin trên, phần lớn dư luận trên cộng đồng mạng đều đưa ra quan điểm phản đối coi đây là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, “đuổi cọp cửa trước rước beo cửa sau”. Số khác cho rằng đây là thông tin của “đối thủ trong ngành” muốn “lật đổ” VNG. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều chỉ dừng lại ở góc độ suy đoán cá nhân.
Thực hư ra sao, chúng ta cùng nhau thử phân tích
Thử nghĩ nếu “VNG chính thức bị Trung Quốc thâu tóm” thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Hiện nay, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng Internet , nếu Tencent Trung Quốc thực sự nắm quyền điều khiển Zing, thì đã kiểm soát hơn nửa số người dùng này . Ứơc tính trong vòng 12 tháng tới với sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính thì Wechat và Zing có thể kiểm soát đến gần 30 triệu người dùng Việt Nam.
“Thân sâu, hồn bướm” ?!
Dưới “danh nghĩa” công ty VNG là của người Việt và sản xuất ra các sản phẩm mang tính chất thuần Việt. Và được phát triển bởi đội ngũ nhân viên ưu tú người Việt, phục vụ người dùng Việt.
Tuy nhiên, theo thông tin được biết Phó Tổng giám đốc công ty VNG phụ trách tài chính là người Hồng Kong, Trung Quốc. Vậy thì không loại trừ khả năng người này sẽ để cho Tencent Trung Quốc nắm quyền điều hành VNG (Thông qua một thỏa thuận ngầm nào đó).
Theo thông báo báo chí của VNG thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm 49% cổ phần. Có thể, đó chỉ là trên giấy tờ để che mắt cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, còn thực chất thì sao? Việc này chỉ có người trong cuộc mới biết! còn cộng đồng mạng có đang bị bán đứng không?
Ngoài ra, công ty VNG còn thường xuyên đưa nhân viên cao cấp qua Trung Quốc để học tập xây dựng phát triển game.
Về việc lọc các từ “Hoàng Sa”, “Trường Sa” thì có giải thích rằng do đặt từ trước và không liên quan đến Chính trị. Vậy lý do gì mà chặn những từ này mà lại bỏ qua vô số các từ chính trị khác? Mục đích gì đây ?
Câu chuyện Tencent, Baidu có “xâm lược” trên mặt trận Internet Việt Nam hay không? vẫn chưa có hồi kết. Nếu những thông tin người sử dụng mà Trung Quốc nắm được thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
Dù thế nào đi chăng nữa thì người dùng Việt cũng nên biết tự bảo vệ mình bằng việc nâng cao ý thức sử dụng hoặc chí ít cũng phải đặt ra câu hỏi mình đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ gì? nguồn gốc từ đâu? ai đang kiểm soát dịch vụ đó? thông tin cá nhân của mình đang được ai thu thập? sử dụng vào mục đích gì? có đáng tin hay không?
Ý kiến của một nhân viên VNG - Vincent Pham
Mấy hôm nay cộng đồng mạng lại dấy lên cuộc chiến giữa phe anti-VNG và phe còn lại. Sự việc lần này làm tôi nảy sinh ý định viết ra cái note mà quý vị đang đọc đây, sau 2 năm chả viết lách gì. Thực ra cuộc chiến này đã có từ rất lâu, trước đây khi đọc những comment của anti-VNG thì tôi cũng chỉ cười rồi thôi, nhưng lần này tôi viết ra đây là vì những lý do:
- Lần này mức độ nghiêm trọng cao hơn những lần trước nhiều, nhất là trong hoàn cảnh TQ đang tăng cường gây hấn với nước ta.
- Tôi làm việc cho VNG, và chỉ là dân tech, không phải sale hay customer service mà cười hề hề khi nghe người khác chửi hoài.
- Đọc qua các comment, tôi thấy có nhiều bạn cũng rất bình tĩnh và sáng suốt, nhưng không có trong tay thông tin để kiểm chứng, để nên tin vào lời nói của ai.
VNG là của Trung Quốc?
Vụ việc lần này xuất phát từ 1 bài viết trên tinhte.vn của 1 tài khoản vừa đăng ký. Người này nói rằng VNG đã bị Tencent thâu tóm, TGĐ Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần và sắp rời khỏi công ty. Đích thân bác Minh đã đính chính, rằng thông tin này hoàn toàn sai (bác này hiện giữ 19% cổ phần và tuyên bố sẽ còn làm việc cho VNG 15 năm nữa). Đó là phản ứng đầu tiên từ phía VNG, các bạn có thể vẫn chưa tin (nếu là tôi có lẽ cũng vậy), tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau đây:
- VNG là công ty cổ phần, được đăng ký và cấp giấy phép tại sở kế hoạch đầu tư TP HCM. Vì vậy, công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Và theo luật hiện tại thì Tencent không thể nào có được hơn 49% cổ phần của VNG ?!
- Với tổng số tài khoản hơn 70 triệu, trong đó có hơn 7 triệu tài khoản thường xuyên sử dụng. Số người dùng thực sự không hề nhỏ. Vậy nhà nước có làm ngơ để cho 1 công ty có tầm ảnh hưởng lớn như VNG lọt vào tay TQ?
- Với các sản phẩm web của Zing (do Web Business division của VNG phụ trách) phát triển như hiện tại. Có thể nói VNG nắm bắt được công nghệ đủ để không phải dựa dẫm nhiều vào ai. (Điều này sẽ được khẳng định lại trong phần nói về Zing)
- Với một công ty ăn nên làm ra như VNG (năm 2011 lợi nhuận vào khoảng 25 triệu USD) thì cũng không cần thiết phải dựa dẫm vào thế lực khác về măt tài chính.
Đó là nói theo luật, theo lý cho những người muốn nghe. Còn trong "giang hồ", việc VNG là của TQ xuất phát từ các điểm sau đây:
- Game của VNG toàn là mua của TQ. Nhiều khi còn có cả tiếng TQ.
- Zing, nghe là có mùi "Tàu " rồi
Nếu tra ở dictionary.reference.com hoặc các trang tự điển khác, zing hoàn toàn có nghĩa trong tiếng Anh (là một từ mô tả âm thanh). Vậy thì, trong khi chỉ trích zing xuất phát từ TQ thì không ai chỉ trích ming.vn (của VC Corp), mà ming là một từ hoàn toàn xuất phát từ TQ.
Zing là của Trung Quốc?
Bây giờ nói tiếp về Zing. Từ trước tới nay, "thiên hạ" đồn đại rằng Zing là Việt hóa lại QQ của Tencent. Tôi xin được phép cung cấp thông tin như sau:
- Zing Chat chính xác là bản Việt hóa của QQ chat. Mấy năm trước đây, VinaGame (lúc đó) có tham vọng đưa Zing Chat thay thế Yahoo Messenger như Tencent đã từng thành công ở TQ. Zing Chat kết hợp với Zing movie cung cấp cho user nhiều tiện ích giải trí nhưng không được cộng đồng đón nhận. Kết quả thế nào thì chắc ai cũng biết. Tuy nhiên cần lưu ý là thời điểm này chưa có những vụ việc lùm xùm giữa TQ và các nước láng giềng, phong trào "bài TQ" chưa xuất hiện nhiều.
- Zing Mp3, Zing Me, Zing News và mới nhất là Zing Live đều là sản phẩm của người Việt. Nhiều bạn tuyên bố Zing Me giống 99% hay có khi 100% với mạng xã hội QQ của Tencent. Xin thưa như thế này, thời buổi ban đầu, chuyện bắt chước, học hỏi giao diện là chuyện hết sức bình thường. Với một sản phẩm có hàng chục triệu lượt truy cập mỗi ngày thì back-end quan trọng hơn front-end rất nhiều (chỗ này hơi thiên về kỹ thuật chút xíu). Và cái back-end mà Zing sử dụng chả có liên quan gì tới TQ cả. (Chút nữa tôi sẽ trình bày sâu hơn về phía kỹ thuật).
Sau vụ việc "VNG là của TQ", ngày hôm qua lại xuất hiện việc "Zing Mp3 không cho thành viên dùng từ Hoàng Sa, Trường Sa", thật là trùng hợp nhỉ? Nếu như bạn thường xuyên dùng Zing Mp3 thì có lẽ bạn sẽ thấy hiện tượng này không phải xuất hiện từ ngày hôm qua mà là...rất lâu rồi. Nguyên nhân là Zing Mp3 sử dụng lại bộ lọc mà bộ lọc này (đã sử dụng cho nhiều sản phẩm khác) từ lâu đã filter các từ "nhạy cảm" theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trước kia. Còn vì sao phải filter các danh từ riêng như vậy, các bạn cứ thử tưởng tượng trên kênh thế giới trong game, xuất hiện những câu đại loại như "đập chết mom thằng *** đi", "kéo qua san bằng thành *** anh em ơi"...(văn hóa chung của game thủ VN tới cỡ nào chắc ai cũng biết) Đây là một thiếu sót của đội ngũ Zing, nhưng xin khẳng định lại là nó không hế có chủ ý gì và cũng không phải bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm như thế này.
Zing có mã nguồn (source code) từ Tàu?
Như đã nói ở trên, Zing Chat là bản Việt hóa của QQ chat, thế là từ đây "giang hồ" suy ra Zing là bản Việt hóa của QQ. Xin khẳng định lại với các bạn là code của Zing (Mp3, Me, News, Live) hoàn toàn do VNG tự phát triển, và đội ngũ phát triển đó 100% có quốc tịch VN. Những công nghệ mà Zing đã và đang nắm giữ đều là các công nghệ (mã nguồn mở) mà các công ty công nghệ lớn trên thế giới đã và đang áp dụng (như Facebook chẳng hạn). Nếu bạn nào cần tìm hiểu cứ việc liên hệ với tôi để biết thêm chi tiết.
Ý kiến của Cafef
Mối quan hệ Tencent-VNG
Theo báo cáo Tài chính năm 2011 của Công ty cổ phần VNG (tên cũ là Vinagame) thì hội đồng quản trị của công ty hiện có 5 người bao gồm:
- Ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
- Ông Vũ Việt Sơn – Thành viên HĐQT
- Ông Bryan Fredric Pelz - Thành viên HĐQT
- Ông Lau Chi Ping Martin - Thành viên HĐQT
- Ông Johnny Shen Hao - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc
Ông Johnny Shen Hao làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings.
Hai người này có thể là đại diện vốn của Tencent tại VNG. Trong báo cáo tài chính của VNG có đề cập đến việc Tencent là cổ đông lớn nhưng không nói rõ cụ thể là bao nhiêu.
Còn trong báo cáo tài chính của Tencent, công ty không nói rõ nhưng có đề cập đến việc nắm 31,25% cổ phần (equity interest) tại một công ty game online ở Đông Nam Á. Số liệu này tính đến 31/12/2011.
Mặc dù không chỉ đích danh nhưng các số liệu cho thấy đây chính là khoản đầu tư vào VNG.
Năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Năm 2009, Tencent giữ nguyên mức cổ phần; năm 2010, báo cáo tài chính của Tencent ghi nhận tỷ lệ sở hữu tăng lên 30,02% và năm 2011 là 31,25%.
Ngược lại trong báo cáo tài chính của VNG ghi nhận Tencent là cổ đông lớn và có 2 người liên quan/đã từng liên quan ở trong HĐQT VNG.
Trong thông cáo báo chỉ gửi đi, VNG nêu rõ việc ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch kiêm TGĐ của công ty đang sở hữu 19% cổ phần, chứ không phải 1% như các tin đồn.
Trong năm 2011, theo báo cáo của VNG thì công ty và Tencent chỉ giao dịch với nhau vỏn vẻn 5 tỷ đồng.
Phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền biểu quyết
Trong tình huống của VNG hiện tại, việc làm rõ 2 quyền trên là rất quan trọng bởi vì công ty hiện đã mua lại lượng cổ phiếu quỹ tương đương 23% vốn điều lệ.
VNG đã mua lại 5,84 triệu cổ phiếu quỹ - số cổ phiếu này được coi là không lưu hành và không có quyền biểu quyết. Tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hiện là 19,56 triệu cổ phiếu.
Ông Lê Hồng Minh đang nắm 19% cổ phần, tương ứng 4,83 triệu cổ phiếu. Nhưng tính trên số cổ phiếu có quyền biểu quyết thì tỷ lệ biểu quyết sẽ tăng lên thành 4,83/19,56=24,68%.
Đối với tỷ lệ sở hữu tối đa 49% với nhà đầu tư nước ngoài, con số này chỉ tính trên vốn điều lệ, tức tổng lượng cổ phiếu đã phát hành.
Giả sử nhà đầu tư nước ngoài nắm 49% vốn điều lệ của VNG thì khi đó họ sẽ nắm tới 63,6% quyền biểu quyết – một tỷ lệ đủ để chi phối hoạt động của công ty.
Với việc Tencent đang nắm giữ 31% cổ phần, tính theo quyền biểu quyết sẽ là 40,56%. Với tỷ lệ này, Tencent có thể phủ quyết những quyết định yêu cầu phải có sự chấp thuận của ít nhất 65%-75% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Với tỷ lệ biểu quyết này cùng với việc có 2 người liên quan trong HĐQT, tác động của Tencent đối với hoạt động của VNG là rất lớn.
Nếu VNG tiếp tục mua thêm cổ phiếu quỹ thì dù không mua bán gì nhưng quyền biểu quyết của ông Lê Hồng Minh cũng như Tencent cũng sẽ tăng lên.
Ý kiến của thành viên camaptrang - HVA Forum
Hiện nay trong VinaGame có nguyên một Team lập trình người Trung Quốc.
Bạn nếu biết rõ thì phán, còn đừng đoán mò ... Zing lọc bỏ Hoàng Sa và Trường Sa là do chính Zing muốn làm hài lòng tập đoàn đối tác Trung Quốc của họ, chả chính quyền nào ra quyết định bắt buộc Zing cả
Vì Zing chỉ là 1 công Ty GAME và Cộng đồng ảo, không phải là nhà phát hành bản đồ, do đó việc họ in hay post bản đồ chỉ là do nó tự làm chứ không qua kiểm duyệt.
=> Việc VNG có là con của 1 tập đoàn China thì cái này chỉ là thông tin bên lề, nhưng xuất hiện từ lâu, và chưa có ai kiểm chứng. Nhưng theo những gì mình nghe từ bạn mình (làm trong VNG) thì có thể tin đồn trên mạng là chính xác (và nghe nói đâu VNG cũng dính đến 1 vài nhân vật cấp cao của VN).
Nghe nói đâu là đa phần Game online đều mua source của trung quốc , ngoài zing ra còn nhiều cty khác nữa, mình có 1 anh bạn thân trước làm cho VNG sau mỡ cty riêng cũng mua source game của china về kinh doanh.
VNG đang có một dự án cùng với công ty Cimigo là thu thập thông tin người dùng Internet Việt Nam ..... và dự án này mới bắt đầu tiến hành
Bạn quảng cáo chi VNG quá rồi đó, vì lí do mình không đã kích VNG vì họ kinh doanh họ có quyền mua source của ai, và họ có quyền thuê ai viết.
Còn các bài viết hay các lời nói ca tụng chỉ là 1 phía, bạn là ai tôi cũng chả cần biết, việc bạn có được source code của zing me thì vậy bạn là người của VNG ??? nếu bạn là người của VNG thì việc bạn bảo vệ VNG là hoàn toàn bình thường.
Nếu tôi là 1 doanh nghiệp (và hiện nay đang như vậy) thì dù nhà nước có văn bản chỉ thị không đề cập tới trường sa hoàng sa, thì tôi hoặc có đề cập , hoặc không , chẳng có thể đổ thừa nhà nước, tại sao hàng ngàn doanh nghiêp trên bản đồ có hoàng sa, trường sa hay bản thân cái web hoangsa.org nó không bị chặn hay bị bắt ... NGUỴ BIỆN CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP BÁN NƯỚC À ??
Nhưng chắc chắn 1 điều là hiện nay VNG là 1 phần Tencent - Trung Quốc
Source: Thebusiness.vn tổng hợp