- Tham gia
- 16/12/2009
- Bài viết
- 121
Trước thông tin về trận bão từ lớn có thể xảy ra, tại Việt Nam đã xuất hiện quan ngại về ảnh hưởng của bão từ đến việc vận hành vệ tinh Vinasat-1 - vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam.
Anh Đinh Quốc Trí, quản trị kỹ thuật của phòng nghiên cứu không gian F-Space, ĐH FPT, cho biết tác động của những trận bão từ có cường độ mạnh đến hoạt động của các vệ tinh trên quỹ đạo là rất lớn. Dao động từ trường trong các trận bão từ có thể làm mất tín hiệu liên lạc giữa vệ tinh với mặt đất và phá hỏng các linh kiện trong vệ tinh. Tùy mức độ tác động mà vệ tinh có thể lệch quỹ đạo, thay đổi tốc độ hoặc ngừng hoạt động, rơi từ từ và bốc cháy trong khí quyển.
“Nhìn chung, đây chỉ là một trận bão từ có cường độ yếu. Với cường độ này, bão từ không ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh Vinasat-1”, TS Châu nhận định.
Theo TS Châu, dựa trên cường độ bão từ được xếp theo cấp từ G1 - G5 tương ứng với các cấp yếu, trung bình, vừa, mạnh, rất mạnh. Trong đó, bão từ cấp trung bình (200 nT) trở lên mới có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Nhận định trên của TS Châu được ông ông Hoàng Phúc Thắng, Phó Đài điều khiển Quế Dương khẳng định: "Trận bão từ vừa rồi không ảnh hưởng gì đến việc vận hành của vệ tinh Vinasat-1. Mọi hoạt động điều khiển vệ tinh vẫn diễn ra bình thường".
Nhiều thập kỷ trước, do chưa có những biện pháp bảo vệ nên trên thế giới đã xảy ra rất nhiều sự cố hỏng vệ tinh do tác động của bão từ. Ngày nay, khi chế tạo vệ tinh các nhà sản xuất đã sử dụng những vật liệu có khả năng chống sự biến thiên rất mạnh của từ trường, cải thiện đang kể khả năng chống chịu của vệ tinh trước những cơn bão từ.
"may ko việc gì"
Anh Đinh Quốc Trí, quản trị kỹ thuật của phòng nghiên cứu không gian F-Space, ĐH FPT, cho biết tác động của những trận bão từ có cường độ mạnh đến hoạt động của các vệ tinh trên quỹ đạo là rất lớn. Dao động từ trường trong các trận bão từ có thể làm mất tín hiệu liên lạc giữa vệ tinh với mặt đất và phá hỏng các linh kiện trong vệ tinh. Tùy mức độ tác động mà vệ tinh có thể lệch quỹ đạo, thay đổi tốc độ hoặc ngừng hoạt động, rơi từ từ và bốc cháy trong khí quyển.
Ảnh. (Nguồn: baodatviet.vn)
Ngày 4.8, TS Hà Duyên Châu, Viện Vật lý địa cầu, cho biết: cơn bão từ được các chuyên gia NASA dự báo đã tác động lên Trái đất từ 18g GMT cùng ngày (1 giờ Việt Nam). Những kết quả đo ban đầu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy tác động của bão từ không mạnh, với cường độ chỉ đạt tới 107 nT. Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi và phân tích các dữ liệu của trận bão từ này.“Nhìn chung, đây chỉ là một trận bão từ có cường độ yếu. Với cường độ này, bão từ không ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh Vinasat-1”, TS Châu nhận định.
Theo TS Châu, dựa trên cường độ bão từ được xếp theo cấp từ G1 - G5 tương ứng với các cấp yếu, trung bình, vừa, mạnh, rất mạnh. Trong đó, bão từ cấp trung bình (200 nT) trở lên mới có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Nhận định trên của TS Châu được ông ông Hoàng Phúc Thắng, Phó Đài điều khiển Quế Dương khẳng định: "Trận bão từ vừa rồi không ảnh hưởng gì đến việc vận hành của vệ tinh Vinasat-1. Mọi hoạt động điều khiển vệ tinh vẫn diễn ra bình thường".
Nhiều thập kỷ trước, do chưa có những biện pháp bảo vệ nên trên thế giới đã xảy ra rất nhiều sự cố hỏng vệ tinh do tác động của bão từ. Ngày nay, khi chế tạo vệ tinh các nhà sản xuất đã sử dụng những vật liệu có khả năng chống sự biến thiên rất mạnh của từ trường, cải thiện đang kể khả năng chống chịu của vệ tinh trước những cơn bão từ.
"may ko việc gì"