- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Báo cáo “Hiện trạng Internet toàn cầu” của Pingdom vừa đưa ra danh sách 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều nhất. Việt Nam đứng thứ 20.
Pingdom cho biết, Top 20 quốc gia có 1,47 tỷ người sử dụng Internet, chiếm 82% tổng số cư dân mạng toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có 3/20 quốc gia sử dụng tiếng Anh, hoặc 4 nếu tính cả Ấn Độ.
Trung Quốc đứng đầu bảng cả về dân số lẫn lượng người sử dụng Internet. Lượng cư dân mạng của Trung Quốc gần gấp đôi so với Mỹ. Chỉ tính riêng số người dùng Internet ở 2 quốc gia này đã bằng một nửa tổng số người dùng của cả top 15 nước.
Theo danh sách, những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng là những nơi có tỷ lệ thâm nhập Internet cao nhất như Anh (82,5%), Hàn Quốc (81,1%), Đức (79,1%), Nhật Bản (78,2%) và Mỹ (76,3%).
Tuy nhiên, khi tỷ lệ thâm nhập Internet ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Philippines và Nga tăng lên, cán cân quyền lực trên Internet sẽ bắt đầu chuyển dịch. Trong 5-10 năm tới, trật tự của danh sách 20 quốc gia hàng đầu sẽ thay đổi về căn bản.
Pingdom cho biết, Top 20 quốc gia có 1,47 tỷ người sử dụng Internet, chiếm 82% tổng số cư dân mạng toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có 3/20 quốc gia sử dụng tiếng Anh, hoặc 4 nếu tính cả Ấn Độ.
Danh sách 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới.
Ấn Độ tuy đứng thứ 4 về lượng người dùng Internet, nhưng tỷ lệ thâm nhập Internet thực tế chỉ là 6,9% do dân số đông thứ 2 thế giới.
Trung Quốc đứng đầu bảng cả về dân số lẫn lượng người sử dụng Internet. Lượng cư dân mạng của Trung Quốc gần gấp đôi so với Mỹ. Chỉ tính riêng số người dùng Internet ở 2 quốc gia này đã bằng một nửa tổng số người dùng của cả top 15 nước.
Theo danh sách, những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng là những nơi có tỷ lệ thâm nhập Internet cao nhất như Anh (82,5%), Hàn Quốc (81,1%), Đức (79,1%), Nhật Bản (78,2%) và Mỹ (76,3%).
So sánh số người dùng Internet với dân số ở top 20 quốc gia.
Báo cáo chỉ ra rằng, những quốc gia có số người dùng Internet thấp so với tổng số dân thì có tiềm năng phát triển lớn hơn các quốc gia đông người dùng Internet. Tuy nhiên, khi tỷ lệ thâm nhập Internet ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Philippines và Nga tăng lên, cán cân quyền lực trên Internet sẽ bắt đầu chuyển dịch. Trong 5-10 năm tới, trật tự của danh sách 20 quốc gia hàng đầu sẽ thay đổi về căn bản.
Theo VnEconomy