Việt Nam sắp có thêm hàng chục...giải Nobel !? ;)

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Với chi phí 34.000 đồng điện phân nước thành hydro và oxy, sẽ tạo ra nguồn nhiệt lượng có giá 560.000 đồng. Như vậy, tính hiệu quả nhân lên nhiều lần.

Giải mã chiếc máy biến nước thành "siêu nhiên liệu"


Sau khi Báo điện tử VTC News đăng loạt bài về kỹ sư Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng và chiếc máy điều chế hydro, có khả năng biến nước thành “siêu nhiên liệu”, tòa soạn đã nhận được hàng ngàn ý kiến. Hầu hết các ý kiến bày tỏ lòng khâm phục với tài năng và đam mê của kỹ sư Vũ Hồng Khánh. Tuy nhiên, cũng còn một số độc giả đặt câu hỏi nghi ngờ.

DSC09260.jpg

Những chiếc máy điều chế hydro lớn nhỏ do ông Khánh sáng chế.

Một số câu hỏi đặt ra: “Chỉ có 1 lít nước thì làm sao mà biến thành cả ngàn lít hydro và oxy được?”. Ý của độc giả này là điều chế 1 lít nước thì cùng lắm là được… nửa lít hydro và nửa lít oxy! Vậy với nửa lít hydro thì giỏi lắm bơm đầy quả bóng, chứ sao thành nhiên liệu chạy ôtô cả trăm km, hoặc hàn xì thoải mái? Điều này, kỹ sư Vũ Hồng Khánh lý giải rằng: Khi hydro và oxy tách ra, sẽ thành thể khí, nên một lít nước điều chế được 1.680 lít hydro và oxy. Đây là tiêu chuẩn mà thế giới đã tính toán.

DSC09231.jpg

Loại máy 2kW dùng để hàn.

Câu hỏi mang tính nghi ngờ nhiều nhất thuộc về các nhà khoa học, các trí thức, các bạn sinh viên ngành tự nhiên. Họ căn cứ vào định luật bảo toàn năng lượng để phản bác sáng chế của ông Khánh. Theo đó, nếu điện phân được một lít nước có thể sẽ tốn một lượng điện tương đương hoặc nhiều hơn giá trị của lượng hydro. Như vậy, chiếc máy này không có giá trị kinh tế, mà chỉ có giá trị môi trường. Dù sao, với những lợi ích về môi trường, thì nó cũng có ý nghĩa lớn trong tương lai.
Hydro và oxy đồng thời được sinh ra trong quá trình điện phân nước, có tốc độ cháy nhanh và nhiệt độ cao. Khi cháy ở nhiệt độ cao, kết quả trở lại vị trí ban đầu là nước (H2O), không gây ô nhiễm môi trường, không có khí CO2.

Theo ông Khánh, thắc mắc về định luật bảo toàn năng lượng của độc giả là có lý. Tuy nhiên, ông Khánh đã khắc phục được nhược điểm này và đó là bí quyết của ông. Với chiếc máy của ông Khánh, chi phí cho việc điều chế 1 lít nước như sau: 1 lít nước sạch giá 5.000 đồng, 7kW điện (tương đương với 14.000 đồng, tính theo giá cao nhất), 15.000 đồng dung dịch điện phân và hóa chất. Như vậy, để điều chế 1 lít nước, lượng tiền tốn cao nhất là 34.000 đồng. Nếu giá điện rẻ hơn 2.000 đồng/kW thì giá thành sản xuất hydro sẽ thấp hơn nữa.


DSC09250.jpg

Những chiếc máy lớn (20kW) như thế này dùng trong công nghiệp nặng.

Theo tài liệu nghiên cứu của thế giới, 1.680 lít hydro và oxy điện phân từ 1 lít nước sẽ có giá trị tương đương với 160 kg than đá. 1 kg than đá có giá 3.500 đồng, như vậy 160 kg than đá là 560.000 đồng. Với chi phí 34.000 đồng điện phân 1 lít nước, sẽ tạo ra nguồn nhiệt lượng có giá 560.000 đồng so với than đá. Như vậy, tính hiệu quả nhân lên nhiều lần.

Điều quan trọng là hydro có nhiệt năng cao nhất, lên tới 3.200 độ C (nhiệt độ than chỉ được 1.600 đến 1.700 độ C). Chính vì thế, sử dụng nhiên liệu hydro trong sản xuất công nghiệp thì hiệu quả sẽ nhân lên nhiều lần và tiết kiệm được chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Việc góp phần giảm chi phí sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm, làm lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

DSC09259.jpg

Phía sau chiếc máy điều chế hydro.

Triển vọng tương lai của nhiên liệu hydro là rất lớn. Trong khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch, tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, thì nguồn nguyên liệu hydro và ôxi lại là vô tận. Sử dụng khí hydro không làm ô nhiễm môi trường, không thải ra các khí độc hại khác cho môi trường và cho người trực tiếp sản xuất.

Khao khát lớn nhất của kỹ sư Vũ Hồng Khánh là ứng dụng chiếc máy điều chế hydro để chạy ôtô một cách đại trà. Ông Khánh có niềm tin chắc chắn sẽ làm được điều đó. Tuy nhiên, trước mắt, ông đã ứng dụng chiếc máy điều chế hydro vào nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả lớn. Những chiếc máy 2kW được ứng dụng trong ngành công nghiệp hàn thép, đồng; máy 5kW dùng để cán thép, đồng; máy 20kW dùng để đốt nồi hơi, nấu thủy tinh, nung gốm sứ … Ông Khánh đã dùng khí hydro để chạy các loại máy trong xưởng của mình, đặc biệt hiệu quả là chạy chiếc máy phát điện, hàn xì, nấu sắt thép, xử lý rác thải...

DSC09268.jpg

Một chiếc máy nấu sắn thành cồn tự động do ông Khánh sáng chế.
DSC09294.jpg

Chiếc máy sản xuất vành xe đạp inox tự động do ông Khánh sáng chế từ hơn 20 năm trước vẫn chạy tốt. Ông Khánh đã mang chiếc máy này đi tham dự hội chợ hàng công nghiệp 7 lần, thì cả 7 lần đoạt huy chương vàng.

Theo ông Khánh, phương pháp điều chế hydro từ nước đã được thế giới nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, phương pháp điện phân mới chỉ dừng lại ở trong các phòng thí nghiệm hoặc quy mô nhỏ vì chi phí rất cao. Chi phí cao nhất chính là chất xúc tác (chất điện phân) chứ không phải điện năng. Điều quan trọng nhất là ông Khánh đã nghiên cứu, tìm ra được loại chất xúc tác với giá thành rẻ. Với việc tìm ra chất xúc tác đặc biệt rẻ, nên giá thành hydro sản xuất ra tương đối rẻ, cho phép thay thế hiệu quả các nguồn nguyên liệu tự nhiên đang sử dụng.

Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng chiếc máy điều chế hydro vào những vấn đề lớn, có tính toàn cầu, thì trước mắt, những chiếc máy này được ứng dụng vào những việc rất thiết thực, phục vụ đời sống, sinh lợi nhuận ngay. Theo ông Khánh, đó là cách nghiên cứu thiết thực, chứ không xa vời kiểu anh nông dân chế tạo máy bay ở Tây Ninh, hay anh nông dân sản xuất “tàu ngầm” ở Trung Quốc. Việc ứng dụng hydro vào sản xuất tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ, điều chế các chất đặc biệt… sẽ là tương lai không xa, nếu Nhà nước đầu tư, các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu ngay từ bây giờ.

Theo VTC
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top Bottom