Việt Nam nợ nước ngoài 29 tỉ USD

miss_you_52

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/2/2011
Bài viết
1
Bộ Tài chính vừa công bố bản tin nợ nước ngoài số 6. Theo đó, trong năm 2010 VN đã vay thêm 1 tỉ USD, nâng tổng số nợ lên 29 tỉ USD. Bộ Tài chính khẳng định an toàn, trong khi các chuyên gia cho rằng nên cẩn thận...

Đánh giá khoản nợ 29 tỉ USD, ông Nguyễn Thành Đô - cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - cho rằng con số này là phù hợp với nhu cầu và chiến lược, các định hướng về nợ của đất nước. Với số vay như vậy, theo ông Đô, việc trả nợ hằng năm vẫn đang nằm trong khả năng của đất nước. Ông Đô cho biết tính từ năm 1993 đến nay, VN luôn trả được nợ và trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, chưa bao giờ để nợ nước ngoài quá hạn, vượt khả năng thanh toán.
Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, riêng quý 1-2010 VN phải trả trên 329 triệu USD cả gốc và lãi, phí. Các doanh nghiệp, tổ chức được Chính phủ bảo lãnh cũng phải dành số tiền trả gốc và lãi, phí trong quý 1-2010 là trên 127 triệu USD. Với số nợ hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền VN phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2016 với trên 1,7 tỉ USD trả nợ gốc và trên 250 triệu USD trả lãi. Trước mắt, năm 2011 VN sẽ phải trả nợ khoảng 1,1 tỉ USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2025, VN cũng còn phải trả 764 triệu USD/năm tiền gốc và 91 triệu USD lãi...
Hiện nay, nhiều tập đoàn đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế huy động vốn trong năm tới khiến nợ của VN sẽ tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Đô cho biết tất cả các khoản vay sẽ được kiểm soát kỹ.
Theo ông Đoàn Hồng Quang - chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới tại VN, các quốc gia đang phát triển như VN vay là bình thường nhưng điều quan trọng nhất cần tính đến là khả năng trả nợ. Hiện VN đang vay khá nhiều từ Nhật Bản, chủ yếu vay bằng đồng yen. Trong khi đó, đồng yen lên giá vẫn thường được nhắc đến khá nhiều và đây là bài toán ngay với nước Nhật. Vì vậy, ông Quang cho rằng nếu vay nhiều bằng đồng yen và đồng tiền này lên giá, đồng USD cũng lên giá ở VN thì khi đến hạn trả nợ, việc phải mua USD rồi dùng USD mua yen trả nợ sẽ khiến VN phải chịu tăng giá kép, gánh nặng trả nợ nhiều lên không ít.
“Vì vậy, theo tôi, VN ngoài việc tính đến khả năng trả nợ khi vay, cần tính toán kỹ việc vay bằng đồng tiền nào để tránh rủi ro tỉ giá, nhất là với đồng yen và cả USD” - ông Quang nói.
Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất
Theo số liệu do Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính soạn thảo, tổng nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ VN bảo lãnh tính đến ngày 30-6-2010 là 29 tỉ USD, quy ra tiền Việt khoảng 537.800 tỉ đồng (GDP của VN năm 2010 là khoảng 104 tỉ USD). Như vậy, so với tổng nợ tính đến hết năm 2009 27,9 tỉ USD, nợ năm 2010 của VN đã tăng trên 1 tỉ USD. Trong tổng số nợ trên, nợ của Chính phủ là trên 25 tỉ USD, nợ Chính phủ bảo lãnh là trên 3,9 tỉ USD.
Theo Bộ Tài chính, VN đã vay nhiều nhất từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) với số tiền 6,1 tỉ USD, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 3,8 tỉ USD, các chủ nợ tư nhân khác 2,4 tỉ USD... Nợ song phương với các quốc gia khác, VN hiện nợ Nhật Bản nhiều nhất (trên 8,4 tỉ USD), tiếp theo là Pháp (trên 1 tỉ USD), Nga (579 triệu USD), Trung Quốc (448 triệu USD)... Với Mỹ, VN chỉ nợ trên 89 triệu USD.
 
Việt Nam nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD

Các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán gồm 214,5 triệu USD của Vinashin (nay là SBIC) và 96,4 từ các dự án khác.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố tháng này, đến cuối năm 2013, tổng giá trị các khoản vay nước ngoài được Chính phủ cho vay lại đạt 12,14 tỷ USD. Trong đó, các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán đạt 310,9 triệu USD, chủ yếu là từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), trị giá 214,5 triệu USD. Số còn lại là của 62 dự án đã bị xử lý theo thủ tục phá sản, đang cơ cấu lại nợ, khoanh nợ hoặc chờ bán tài sản để thu nợ...

Tổng dư nợ các dự án có nợ quá hạn đạt hơn 1,26 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng dư nợ cho vay lại, gồm 1,02 tỷ USD từ Vinashin và gần 240 triệu USD của các dự án.

"Kết quả kiểm toán cho thấy việc đối chiếu với các cơ quan cho vay lại chưa được Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thực hiện kịp thời, còn tình trạng Ngân hàng Phát biểu (VDB) trả nợ, lãi về quỹ tích lũy theo quý hoặc theo tháng, không đúng thời hạn quy định tại hợp đồng cho vay lại", báo cáo nêu.

vinashin-2270-1432314090.jpg

Số nợ quá hạn từ Vinashin vẫn đang tạo áp lực lên các khoản vay của Việt Nam.

Liên quan đến nợ công, một lần nữa Kiểm toán Nhà nước nhắc lại câu chuyện Bộ Tài chính đã thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ. Việc báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số báo cáo tại báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013.

Công tác tổ chức và quản lý nợ công vẫn chưa được tập trung thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay, dẫn đến bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ cũng như khuyến khích sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm. Việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối thống nhất còn khó khăn, dẫn đến sai sót. Hệ thống mẫu biểu báo cáo về nợ công chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa được các đơn vị tham gia quản lý nợ công lập đầy đủ hoặc gửi kịp thời.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay tổng dư nợ công đến 31/12/2013 theo Luật quản lý nợ công là gần 2 triệu tỷ đồng, bằng 54,5% GDP, tăng gần 19% so với năm 2012. Cơ cấu nợ của Chính phủ tiếp tục thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay trong nước, giảm tỷ trọng nợ vay nước ngoài.

Cuối năm 2013, dư nợ nước ngoài của Chính phủ tương đương 763.198 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Dư nợ vay trong nước đạt 764.933 tỷ đồng, tăng 39%.

Về nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, dư nợ đạt 188.486 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Tuy đây không phải là các khoản do Chính phủ trực tiếp đi vay, nhưng kiểm toán cũng cảnh báo một phần có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân là quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, triển khai chậm, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị chi phí, rủi ro hối đoái, dòng tiền… dẫn đến việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả...

Tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh, hầu hết các chủ dự án chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư, song chưa báo cáo đầy đủ tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án. 38 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng đều chưa đăng ký tài sản đảm bảo. Các chủ đầu tư dự án thực hiện chế độ báo cáo không kịp thời, đầy đủ theo quy định, một số dự án nộp phí bảo lãnh chậm hoặc khó khăn chưa nộp phí bảo lãnh.

Trong nước, số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đạt 207.576 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012. Trái phiếu được bảo lãnh Chính phủ phát hành có kỳ hạn ngắn (2-5 năm), trong khi không ít dự án có thời gian cho vay kéo dài từ 5-12 năm, dẫn đến rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, làm tăng hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu để đảo nợ hoặc rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng do ngân sách gánh chịu.

Báo cáo cũng phản ánh vệc quản lý nợ chính quyền địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đến 31/12/2013, nợ của chính quyền địa phương là 30.016 tỷ đồng, không bao gồm khoản vay VDB 22.760 tỷ đồng. Theo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính tổng hợp nợ chính quyền địa phương theo số liệu báo cáo của các địa phương, không nắm đầy đủ, chính xác nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Số dư quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài đến cuối năm 2013 đạt 49.885 tỷ đồng. Nhưng theo Kiểm toán Nhà nước, việc lập kế hoạch chi hoàn trả ngân sách từ quỹ không sát thực tế; chuyển trả ngân sách các khoản trả nợ nước ngoài vay về cho vay lại không kịp thời; chưa theo dõi nguồn hình thành tài sản, nguồn hình thành và cơ cấu hình thành quỹ; không đánh giá lại số dư các khoản ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ kế toán...

Phương Linh - Chí Hiếu
 
×
Quay lại
Top Bottom