- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Trong chuyến thăm Hà Nội từ ngày 7 đến 9/9, ông Robin Gwynn, đặc phái viên của Anh về an ninh khí hậu cho các quốc gia dễ bị tổn thương, có các cuộc tiếp xúc với các cơ quan chính phủ nhằm khuyến khích Việt Nam tác động đến kế hoạch toàn cầu về biến đổi khi hậu cùng với những quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Nội dung bài viết của ông Robin Gwynn có tựa đề “Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu”
Việt Nam, nếu cùng hành động với những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu, hoàn toàn có cơ hội tác động đến kế hoạch toàn cầu về vấn đề này.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, với một đường bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp. Chính các vùng châu thổ này tập trung phần lớn các hoạt động kinh tế và dân cư đông đúc nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển.
Hơn nữa, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Những điều này đồng nghĩa với việc hậu qủa của biến đổi khí hậu như những cơn bão với cấp độ mạnh hơn và thường xuyên hơn, hay mực nước biển dâng cao rất có thể sẽ làm mất đất và kế sinh nhai của dân, và do đó có thể buộc hàng trăm nghìn người phải di cư.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, David Miliband, chỉ ra rằng “một số quốc gia chịu trách nhiệm nhiều nhất trong sự gia tăng khí thải và mối nguy hiểm của biến đổi khí hậu lại ít bị ảnh hưởng nhất, trong khi đó những nước không tham gia nhiều vào quá trình này lại phải chịu ảnh hưởng hơn cả.”
Hiện nay biến đổi khí hậu vẫn đang diễn ra. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy mực nước biển tại khu vực Đông Nam Á đã tăng lên, hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới cũng xuất hiện với cường độ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên điều tệ hại nhất còn chưa tới.
ADB tiên đoán tính tới năm 2100, nhiệt độ có thể tăng thêm 4,8 độ C, đồng thời mực nước biển sẽ dâng cao thêm 70 cm, và điều này có thể biến nhiều vùng rộng lớn thuộc khu vực châu thổ sông Mekong ngập trong nước.
Xét dưới góc độ kinh tế, Đông Nam Á có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn với con số dự đoán thâm hụt 6.7 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội kết hợp (combined GDP) hàng năm cho đến năm 2100, nhiều hơn hai lần so với mức trung bình của cả thế giới. Sản lượng gạo có thể giảm 50 phần trăm cho đến năm 2100 và điều này vô cùng quan trọng với một quốc gia như Việt Nam.
Vậy cần phải có những chính sách phối hợp nhằm giúp các quốc gia này thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thế giới sẽ chưa thể giải quyết vấn đề này trừ phi khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải được giảm xuống.
Các nước phát triển cần phải giảm thiểu một lượng lớn khí thải. Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong việc giảm trừ khí thải. Ngành lâm nghiệp đóng góp lớn nhất trong việc thực thi các biện pháp hiệu quả nhằm giảm khí thải trong vùng và giảm trừ hậu quả của biến đổi khí hậu gồm có tái trồng rừng, giảm khí thải do phá rừng và thoái hoá rừng gây ra, và tăng cường quản lý rừng.
Bản báo cáo của ADB cho thấy trong ngành năng lượng, có thể giảm tới 40 phần trăm lượng khí thải với mức chi phí âm – tức là bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, và giảm tiếp 40 phần trăm nữa với mức chi phí nhỏ hơn 1 phần trăm GDP.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đem đến cho Đông Nam Á cơ hội bắt đầu quá trình dịch chuyển hướng tới nền kinh tế giảm thải khí carbon những chương trình “đầu tư xanh” có thể củng cố nền kinh tế, tạo việc làm, và giảm đói nghèo.
Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 15 (UNFCCC tại Copenhagen (Đan Mạch) sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Việt Nam, cùng với các quốc gia dễ bị tổn thương khác cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán này.
Do mức độ tổn hại mà Việt Nam có thể phải gánh chịu do biến đổi khí hậu gây ra và vì lợi ích quốc gia, Việt Nam cần phải tác động đến các nền kinh tế lớn, nhằm hành động khẩn cấp hướng tới một hiệp ước toàn cầu công bằng và toàn diện cho giai đoạn sau năm 2012.
Về cơ bản, hành động nhằm đối phó biến đổi khí hậu là rất cần thiết để thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo. Các nước giàu hơn cần phát triển kinh tế đi đôi với giảm thiểu khí carbon, nếu không các nước dễ bị tổn thương sẽ phải chịu hậu quả.
Kết luận tại Hội nghị Copenhagen cần phải hướng tới giới hạn sự gia tăng nhiệt độ xuống 2 độ C, đặt ra những mục tiêu đầy thử thách cho các nước phát triển và hành động cụ thể đối với các nước đang phát triển, và đạt được nguồn vốn hỗ trợ toàn bộ kế hoạch này.
Thủ tướng Anh gần đây đề xuất các nước phát triển và đang phát triển cần phối hợp chặt chẽ nhằm đạt được nguồn tài chính 100.000 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2020 để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Số tiền này sẽ giúp chi trả cho những kế hoạch giảm khí thải bằng việc sử dụng các công nghệ tốt hơn cho môi trường, tránh thoái hoá rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển.
Nước Anh tin rằng thị trường các bon toàn cầu (mua bán khí thải) cần được mở rộng và củng cố, nhằm đóng góp một phần lớn cho số tiền nêu trên. Và tất cả các quốc gia cần áp dụng một biện pháp minh bạch và thường xuyên cập nhật, dựa vào khả năng chi trả và lượng khí thải để quyết định mức đóng góp của mỗi quốc gia, mặc dù vậy những nước nghèo nhất nên được miễn trừ.
Tại Hội nghị Copenhagen, tất cả chúng ta cần phải đạt được thoả thuận về một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch này sẽ được thảo ra bởi tất cả các nước và tất cả mọi người đều tham gia triển khai.
Đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực ngoại giao trong thời đại của chúng ta. Nó có ý nghĩa quan trọng không kém so với bất kỳ hiệp ước hoà bình nào và liên quan tới tất cả chúng ta. Nhưng đây là thử thách mà chúng ta không thể né tránh.
Nội dung bài viết của ông Robin Gwynn có tựa đề “Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu”
Việt Nam, nếu cùng hành động với những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu, hoàn toàn có cơ hội tác động đến kế hoạch toàn cầu về vấn đề này.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, với một đường bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp. Chính các vùng châu thổ này tập trung phần lớn các hoạt động kinh tế và dân cư đông đúc nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển.
Hơn nữa, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Những điều này đồng nghĩa với việc hậu qủa của biến đổi khí hậu như những cơn bão với cấp độ mạnh hơn và thường xuyên hơn, hay mực nước biển dâng cao rất có thể sẽ làm mất đất và kế sinh nhai của dân, và do đó có thể buộc hàng trăm nghìn người phải di cư.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, David Miliband, chỉ ra rằng “một số quốc gia chịu trách nhiệm nhiều nhất trong sự gia tăng khí thải và mối nguy hiểm của biến đổi khí hậu lại ít bị ảnh hưởng nhất, trong khi đó những nước không tham gia nhiều vào quá trình này lại phải chịu ảnh hưởng hơn cả.”
Hiện nay biến đổi khí hậu vẫn đang diễn ra. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy mực nước biển tại khu vực Đông Nam Á đã tăng lên, hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới cũng xuất hiện với cường độ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên điều tệ hại nhất còn chưa tới.
ADB tiên đoán tính tới năm 2100, nhiệt độ có thể tăng thêm 4,8 độ C, đồng thời mực nước biển sẽ dâng cao thêm 70 cm, và điều này có thể biến nhiều vùng rộng lớn thuộc khu vực châu thổ sông Mekong ngập trong nước.
Xét dưới góc độ kinh tế, Đông Nam Á có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn với con số dự đoán thâm hụt 6.7 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội kết hợp (combined GDP) hàng năm cho đến năm 2100, nhiều hơn hai lần so với mức trung bình của cả thế giới. Sản lượng gạo có thể giảm 50 phần trăm cho đến năm 2100 và điều này vô cùng quan trọng với một quốc gia như Việt Nam.
Vậy cần phải có những chính sách phối hợp nhằm giúp các quốc gia này thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thế giới sẽ chưa thể giải quyết vấn đề này trừ phi khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải được giảm xuống.
Các nước phát triển cần phải giảm thiểu một lượng lớn khí thải. Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong việc giảm trừ khí thải. Ngành lâm nghiệp đóng góp lớn nhất trong việc thực thi các biện pháp hiệu quả nhằm giảm khí thải trong vùng và giảm trừ hậu quả của biến đổi khí hậu gồm có tái trồng rừng, giảm khí thải do phá rừng và thoái hoá rừng gây ra, và tăng cường quản lý rừng.
Bản báo cáo của ADB cho thấy trong ngành năng lượng, có thể giảm tới 40 phần trăm lượng khí thải với mức chi phí âm – tức là bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, và giảm tiếp 40 phần trăm nữa với mức chi phí nhỏ hơn 1 phần trăm GDP.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đem đến cho Đông Nam Á cơ hội bắt đầu quá trình dịch chuyển hướng tới nền kinh tế giảm thải khí carbon những chương trình “đầu tư xanh” có thể củng cố nền kinh tế, tạo việc làm, và giảm đói nghèo.
Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 15 (UNFCCC tại Copenhagen (Đan Mạch) sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Việt Nam, cùng với các quốc gia dễ bị tổn thương khác cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán này.
Do mức độ tổn hại mà Việt Nam có thể phải gánh chịu do biến đổi khí hậu gây ra và vì lợi ích quốc gia, Việt Nam cần phải tác động đến các nền kinh tế lớn, nhằm hành động khẩn cấp hướng tới một hiệp ước toàn cầu công bằng và toàn diện cho giai đoạn sau năm 2012.
Về cơ bản, hành động nhằm đối phó biến đổi khí hậu là rất cần thiết để thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo. Các nước giàu hơn cần phát triển kinh tế đi đôi với giảm thiểu khí carbon, nếu không các nước dễ bị tổn thương sẽ phải chịu hậu quả.
Kết luận tại Hội nghị Copenhagen cần phải hướng tới giới hạn sự gia tăng nhiệt độ xuống 2 độ C, đặt ra những mục tiêu đầy thử thách cho các nước phát triển và hành động cụ thể đối với các nước đang phát triển, và đạt được nguồn vốn hỗ trợ toàn bộ kế hoạch này.
Thủ tướng Anh gần đây đề xuất các nước phát triển và đang phát triển cần phối hợp chặt chẽ nhằm đạt được nguồn tài chính 100.000 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2020 để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Số tiền này sẽ giúp chi trả cho những kế hoạch giảm khí thải bằng việc sử dụng các công nghệ tốt hơn cho môi trường, tránh thoái hoá rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển.
Nước Anh tin rằng thị trường các bon toàn cầu (mua bán khí thải) cần được mở rộng và củng cố, nhằm đóng góp một phần lớn cho số tiền nêu trên. Và tất cả các quốc gia cần áp dụng một biện pháp minh bạch và thường xuyên cập nhật, dựa vào khả năng chi trả và lượng khí thải để quyết định mức đóng góp của mỗi quốc gia, mặc dù vậy những nước nghèo nhất nên được miễn trừ.
Tại Hội nghị Copenhagen, tất cả chúng ta cần phải đạt được thoả thuận về một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch này sẽ được thảo ra bởi tất cả các nước và tất cả mọi người đều tham gia triển khai.
Đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực ngoại giao trong thời đại của chúng ta. Nó có ý nghĩa quan trọng không kém so với bất kỳ hiệp ước hoà bình nào và liên quan tới tất cả chúng ta. Nhưng đây là thử thách mà chúng ta không thể né tránh.