Viêm xoang và biến chứng ở đường thở

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Hiện nay ở nước ta có một con số đáng báo động về căn bệnh viêm xoang mũi đó là khoảng 20% dân số nước ta đã và có nguy cơ mắc bệnh Viêm xoang mũi tuy căn bản là không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại rất dai dẳng và khó lòng chữa dứt được căn bệnh này

Nguyên nhân gây ra thì có rất nhiều mình có nói ở dưới nhưng chủ yếu là do viêm mũi dị ứng biến chứng sang viêm xoang Bài viết này hãy cùng tìm hiểu một biến chứng của viêm xoang đó là biến chứng đường thở của viêm xoang

dau-nua-dau-truoc-do-viem-xoang.jpg


Nguyên nhân gây viêm xoang

Viêm xoang mũi được xem là căn bệnh của thời hiện đại, do rất nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm:

 Căng thẳng thần kinh: áp lực công việc, học tập,…

 Sức đề kháng kém.

 Ô nhiễm môi trường: bụi bẩn, khói thuốc lá, nấm mốc,…

 Dị vật trong mũi: lệch, vẹo vách ngăn, polyp nhỏ trong mũi,…

 Dị ứng: phấn hoa, đồ hải sản, trứng, sữa,…

 Nội tiết tố.

 Viêm VA.

Trên đây là những tác nhân chính gây viêm xoang. Bệnh viêm xoang có thể điều trị tận gốc, nhanh chóng. Thậm chí, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần nếu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, ngược lại, bệnh viêm xoang cũng có thể dẫn tới những biến chứng đường thở vô cùng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời, dứt điểm.

Viêm xoang gây biến chứng đường thở

Viêm xoang không được điều trị tận gốc, tái phát nhiều lần, bệnh ngày một nặng hơn có thể gây nên những biến chứng đường thở nguy hiểm như: viêm họng, loạn cảm họng, viêm thanh quản, u làn thanh quản, viêm đường hô hấp dưới, viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa.

Viêm họng

Viêm họng gần như là bệnh đi kèm với viêm xoang, vì triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang là nghạt, tắc mũi, khó thở bằng mũi, khiến cho bệnh nhân phải thở bằng miệng để hít lượng oxy theo nhu cầu, không khí đi qua miệng không được làm ấm, ẩm, sạch như khi đi qua mũi. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới họng, viêm họng do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp.

Người mắc viêm xoang dẫn tới viêm họng do mủ mũi chẩy trực tiếp xuống họng (viêm xoang sau, viêm đa xoang), hoặc do không biết cách xì mũi (trẻ em) hay không tiện xì mũi (đang giao tiếp, làm việc) mà thường khịt mũi, hít mũi xuống họng nên rất dễ gây viêm họng.

Viêm họng cấp là một thể biến chứng viêm họng ở bệnh nhân viêm xoang. Người bệnh thường có các biểu hiện rõ rệt như đau, rát họng. Thường gặp trong viêm xoang cấp hay viêm xoang mãn đợt cấp. Đặc biệt đối với trẻ có VA, mủ từ mũi xoang chảy xuống họng luôn đọng, bám lại ở VA gây viêm VA cấp.

Viêm xoang mãn tính còn có thể dẫn tới viêm họng mãn với các triệu chứng điển hình như: ngứa, rát họng, họng luôn có đờm, mủ, có mùi hôi khó chịu. Viêm họng hạt do mủ từ xoang chảy xuống họng thường xuyên, gây kích thích niêm mạc họng, làm các hạt polyp ở thành sau họng to, đỏ.

Đối với trường hợp viêm họng hạt, nếu bệnh nhân không giải quyết viêm xoang, chỉ nhìn hiện tượng tại chỗ, thực hiện đốt họng hạt, bất kể bằng phương tiện gì, đốt điện (nóng), đốt lạnh (với nito lỏng…) hay đốt họng hạt bằng laze đều gây hại. Vì sau đó vài ngày, mủ trên xoang vẫn chảy xuống họng nên sẽ làm tăng tổn thương ở họng, dễ đưa tới viêm tấy mủ họng.

Loạn cảm họng

Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở họng như đau nhói từng lúc, vướng mắc như bị hóc xương,… do viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang sau gây ra. Khi bệnh nhân đi khám họng, không thấy tổn thương gì nên được gọi chung là loạn cảm họng.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân mắc viêm đa xoang, nhất là viêm xoang sau mãn tính, với triệu chứng chủ yếu là ho- khan tiếng.

Viêm thanh quản cấp có thể gặp trong các đợt cấp của viêm xoang mãn tính hay trong viêm xoang cấp, nhất là ở trẻ nhỏ do không biết xì mũi, khạc đờm ra ngoài nên mủ trên xoang chảy xuống và bị ứ đọng lại ở họng.

Trẻ đến 5 tuổi cần biết đến thể viêm thanh quản khi có sốt, ho, tiếng khóc, nói không bị khan hoặc chỉ khan nhẹ. Nhưng điều đó có thể dẫn tới khó thở, được gọi là viêm thanh quản dưới thanh môn, bệnh diễn biến nhanh, có thể dẫn tới viêm phổi, nguy hại tới tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị ngay.

Bệnh nhân có thể bị viêm thanh quản mãn tính khi xuất hiện các triệu chứng như: tiếng nói khàn, giọng nói không trong, nói, hát không vang, chóng bị mệt, mất tiếng, hay bị ho, có đờm vướng,… Bệnh này thường gặp ở những người mắc viêm xoang mãn tính.

Bệnh nhân mắc viêm thanh quản mãn tính sau khi điều trị sẽ trở lại bình thường, nhưng khi mệt, hay thay đổi thời tiết thì bệnh sẽ tái phát, không dứt hẳn nên gây khó chịu trong giao tiếp.

U lành thanh quản

Những người làm những công việc hay phải nói nhiều như: giáo viên, phát thanh viên, bán hàng, diễn viên,… có tỷ lệ bị hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh. Tuy là u lành, nhưng bệnh kéo dài dẫn đến khàn, mất tiếng, không thể tiếp tục làm việc.

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm khí phế quản cấp với các biểu hiện: ho, khó thở,… Ở trẻ em, tình trạng khó thở rõ ràng hơn, có tiếng khò khè, thở rít được xếp vào dạng viêm khí phế quản co thắt với các cơn về đêm, thường xuyên hàng tuần, tháng, không điều trị được dứt điểm nếu như chưa phát hiện và điều trị viêm xoang.

Viêm phế quản mãn tính là biến chứng phổ biến của viêm xoang sau ở người lớn, nhất là với người cao tuổi với dấu hiệu ho dai dẳng, ho nhiều về đêm, ho có nhiều đờm, mủ.

Viêm phế quản mãn tính với viêm xoang sau được gọi là hội chứng Mounier- Kuhn. Đặc biệt đối với viêm xoang sau có polyp mũi xoang có thể dẫn đến tổn thương chức năng của toàn bộ niêm mạc đường hô hấp, rất khó hồi phục, thường dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp.

Viêm xoang mãn tính

Thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, hen xuyễn hay đã bị cơ hen xuyễn thì bệnh càng nặng hơn, các cơn hen xảy ra nhiều hoen, dễ dẫn tới các cơn hen xuyễn nguy kịch với tình trạng khó thở nặng, cơn kéo dài, khó cắt được cơn trong điều trị.

Viêm tai giữa

Biến chứng viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Thực thế, niêm mạc tai giữa cũng là niêm mạc đường thở trên mũi xoang nên ngay trong viêm xoan cấp hay các đợt cấp của viêm xoang thì niêm mạc tai giữa cũng bị viêm.

Viêm xoang sau mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở gờ lỗ vòi tai, khi khịt khạc, mủ qua lỗ vòi tai lên hòm tai gây viêm tai giữa. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, ống vòi tai ngắn, rộng lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lạ càng dễ xâm nhập vào hòm tai hơn.

Với những biến chứng nguy hiểm trên mong là khi đã biết rõ các bạn nên cố gắng chữa viêm xoang một cách tích cực và triệt để tránh biến chứng của bệnh
 
×
Quay lại
Top Bottom