tranvo.huunhan1
Thành viên
- Tham gia
- 3/2/2015
- Bài viết
- 12
Viêm xoang mũi là bệnh vô cùng phổ biến ngày nay và có thể gâp ở mọi lứa tuổi Ở các lứa tuổi khác nhau với đặc điểm sinh lý khác nhau ta sẽ có những biểu hiện và tình trạng bệnh khác nhau Hiểu rõ những đặc điểm này sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như co cách chữa viêm xoang mũi hiệu quả nhất
Đặc điểm viêm xoang ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, sự lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan, bộ phận, bao gồm cả đường hô hấp. Đầu mũi thường bị gục xuống do các sụn vùng này yếu đi, làm hẹp đường không khí đi qua. Các tuyến tiết nhầy bị teo lại, lượng dịch tiết ra giảm đi làm mũi xoang bị khô. Cùng với việc hệ thống lông chuyển (có tác dụng đẩy các dị vật như bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp) hoạt động kém đi, sự bảo vệ niêm mạc mũi xoang bị giảm đáng kể, niêm mạc trở nên mong manh, dễ bị tổn thương.
Người già thường mắc các loại bệnh mạn tính khác, nhất là tiểu đường, viêm phế quản mạn tính,… nên sức đề kháng suy giảm nhiều, hệ thống miễn dịch yếu kém, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Sự suy giảm hoạt động của các tế bào bảo vệ (các loại bạch cầu) cũng như các phản ứng miễn dịch khác còn khiến cho các triệu chứng viêm xoang ở người cao tuổi trở nên mờ nhạt, khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của người già. Mặt khác, việc nằm viện điều trị các bệnh của người cao tuổi còn khiến họ dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện, vốn kháng rất nhiều loại kháng sinh.
Việc tuân thủ điều trị viêm xoang ở người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn, có thể do trí nhớ giảm sút, chưa được quan tâm đầy đủ hoặc mắc phối hợp các bệnh khác.
Các loại thuốc dùng để chữa viêm xoang cho người già cũng hạn chế hơn do các tác dụng phụ có thể gặp ảnh hưởng đến sức khỏe người già nhiều hơn, sự tương tác với các thuốc chữa các bệnh khác cũng nhiều hơn.
Điều trị viêm xoang ở người già
Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng phương pháp điều trị viêm xoang ở người lớn tuổi cơ bản vẫn tương tự như ở người trưởng thành. Điều trị nội khoa được chỉ định trong đa số các trường hợp với các nhóm thuốc thường dùng:
Kháng sinh: dùng đường uống, nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, đồng thời tránh vi khuẩn nhân cơ hội xoang mũi bị bệnh mà tấn công. Thuốc thường được kê như: cefalosporin thế hệ 3 (cefuroxim,…), nhóm quinolon (ciprofloxacin,…),… Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ, dùng đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian, chỉ dừng thuốc khi có các biểu hiện lạ, các tác dụng không mong muốn và điều này đã được thông báo với bác sỹ điều trị, tránh tự ý dùng thuốc, bỏ thuốc khiến vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Corticoid: do khi dùng đường uống, corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ: tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương, phù,… nên nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng xịt tại chỗ. Các loại thuốc hay được chỉ định như: budesonid, fluticason, beclomethason,… do có hiệu quả và độ an toàn tương đối cao. Khi có biểu hiện chảy máu cam sau khi dùng thuốc xịt, người bệnh nên liên hệ với bác sỹ để chuyển sang loại thuốc khác. Để đảm bảo hiệu quả, trước khi xịt mũi, người bệnh nên rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Mặc dù dạng xịt đã hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc trong thời gian dài và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và kiểm soát các tác dụng phụ có thể gặp.
Kháng histamin: loratadin, fexofenadin, cetirizin,… có thể được kê phối hợp với corticoid để làm tăng hiều quả điều trị. Ở người lớn tuổi nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin,… vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, tụt huyết áp,…
Kháng viêm, giảm đau: có thể dùng đường tại chỗ hoặc đường uống.
Sự lão hóa và các bệnh lý toàn thân đi kèm khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh nói chung, trong đó có viêm xoang trở nên khó khăn. Do vậy, ở lứa tuổi này, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh trở nên rất quan trọng và nên được hiện tối đa. Một cuộc sống nhàn nhã, vui vầy bên con cháu và được người thân quan tâm chăm sóc giúp người cao tuổi có tinh thần khỏe mạnh cũng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
Đặc điểm viêm xoang ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, sự lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan, bộ phận, bao gồm cả đường hô hấp. Đầu mũi thường bị gục xuống do các sụn vùng này yếu đi, làm hẹp đường không khí đi qua. Các tuyến tiết nhầy bị teo lại, lượng dịch tiết ra giảm đi làm mũi xoang bị khô. Cùng với việc hệ thống lông chuyển (có tác dụng đẩy các dị vật như bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp) hoạt động kém đi, sự bảo vệ niêm mạc mũi xoang bị giảm đáng kể, niêm mạc trở nên mong manh, dễ bị tổn thương.
Người già thường mắc các loại bệnh mạn tính khác, nhất là tiểu đường, viêm phế quản mạn tính,… nên sức đề kháng suy giảm nhiều, hệ thống miễn dịch yếu kém, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Sự suy giảm hoạt động của các tế bào bảo vệ (các loại bạch cầu) cũng như các phản ứng miễn dịch khác còn khiến cho các triệu chứng viêm xoang ở người cao tuổi trở nên mờ nhạt, khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của người già. Mặt khác, việc nằm viện điều trị các bệnh của người cao tuổi còn khiến họ dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện, vốn kháng rất nhiều loại kháng sinh.
Việc tuân thủ điều trị viêm xoang ở người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn, có thể do trí nhớ giảm sút, chưa được quan tâm đầy đủ hoặc mắc phối hợp các bệnh khác.
Các loại thuốc dùng để chữa viêm xoang cho người già cũng hạn chế hơn do các tác dụng phụ có thể gặp ảnh hưởng đến sức khỏe người già nhiều hơn, sự tương tác với các thuốc chữa các bệnh khác cũng nhiều hơn.
Điều trị viêm xoang ở người già
Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng phương pháp điều trị viêm xoang ở người lớn tuổi cơ bản vẫn tương tự như ở người trưởng thành. Điều trị nội khoa được chỉ định trong đa số các trường hợp với các nhóm thuốc thường dùng:
Kháng sinh: dùng đường uống, nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, đồng thời tránh vi khuẩn nhân cơ hội xoang mũi bị bệnh mà tấn công. Thuốc thường được kê như: cefalosporin thế hệ 3 (cefuroxim,…), nhóm quinolon (ciprofloxacin,…),… Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ, dùng đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian, chỉ dừng thuốc khi có các biểu hiện lạ, các tác dụng không mong muốn và điều này đã được thông báo với bác sỹ điều trị, tránh tự ý dùng thuốc, bỏ thuốc khiến vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Corticoid: do khi dùng đường uống, corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ: tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương, phù,… nên nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng xịt tại chỗ. Các loại thuốc hay được chỉ định như: budesonid, fluticason, beclomethason,… do có hiệu quả và độ an toàn tương đối cao. Khi có biểu hiện chảy máu cam sau khi dùng thuốc xịt, người bệnh nên liên hệ với bác sỹ để chuyển sang loại thuốc khác. Để đảm bảo hiệu quả, trước khi xịt mũi, người bệnh nên rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Mặc dù dạng xịt đã hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc trong thời gian dài và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và kiểm soát các tác dụng phụ có thể gặp.
Kháng histamin: loratadin, fexofenadin, cetirizin,… có thể được kê phối hợp với corticoid để làm tăng hiều quả điều trị. Ở người lớn tuổi nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin,… vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, tụt huyết áp,…
Kháng viêm, giảm đau: có thể dùng đường tại chỗ hoặc đường uống.
Sự lão hóa và các bệnh lý toàn thân đi kèm khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh nói chung, trong đó có viêm xoang trở nên khó khăn. Do vậy, ở lứa tuổi này, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh trở nên rất quan trọng và nên được hiện tối đa. Một cuộc sống nhàn nhã, vui vầy bên con cháu và được người thân quan tâm chăm sóc giúp người cao tuổi có tinh thần khỏe mạnh cũng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.