CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, ĐÔ THỊ (BCP50)
Posted on
Tháng Hai 24, 2022
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt
- Nước thải từ khu vực vệ sinh
Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm như BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…
+
Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
+
Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
+ Nước thoát sàn: Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.
Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước (SS):
– Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
– Các chất hữu cơ không tan;
– Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.
Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:
- Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
- Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
- Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.
Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vật phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.
Coliform
Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ. Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.
Phương pháp xử lý hóa học
Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.
Phương pháp xử lý sinh học
Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
II. MEN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
SỰ TĂNG CƯỜNG VI SINH CỦA BCP50 CÓ THỂ :
• Giảm bùn
• Tăng hiệu quả nước thải đầu ra
• Giảm mùi
• Khởi động hệ thống nhanh chóng
BCP50 CHỨA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG:
– SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CẢ 02 ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ VÀ HIẾU KHÍ;
– PHÂN HỦY CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ GỒM PROTEIN, CHẤT BÉO, CÁC CARBOHYDRATE VÀ CÁC HYDROCACBON CHỌN LỌC
Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 để được tư vấn và giải đáp