Vì sao Starbucks bị ghét?

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Hẳn phải có nguyên nhân gì đó khiến thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks bị nhiều người ghét bỏ. Thế nên, cửa hàng “Dumb Starbucks” mới xuất hiện ở Los Angeles hồi tuần trước ngay lập tức đã trở thành đề tài bán tán sôi nổi từ Tây sang Đông đang đến vậy. Theo USA Today, nhà bình luận Bruce Horovitz đã chỉ ra 4 nguyên nhân khiến Starbucks bị ghét đến vậy.



Cà phê Starbucks có giá khá “cắt cổ”
Hàng triệu khác hàng cảm thấy vô cùng xót xa khi rút ví để chi trả cho loại đồ uống này. Một cốc Starbucks có thể tiêu tốn tới 5 USD ở nước ngoài, còn sau khi đã có “visa” đến Việt Nam thì rẻ nhất cũng vào khoảng 80.000 VND/cốc. Trong khi đó, người Việt Nam thường thưởng thức những cốc cà phê giá mức trung bình từ 20-40.000/cốc, chưa nói đến các quán cà phê vỉa hè chỉ 10.000 VND/cốc. Chính vì vậy,không khó hiểu khi bên cạnh hương vị chưa hợp lắm với người Việt Nam, giá cắt cổ cũng khiến cho cửa hàng của Starbucks chìm vào cảnh yên ắng sau những ngày đầu gây tò mò.

Thực tế, cà phê Starbucks cũng không đặc biệt gì hơn các cửa hàng khác. Song hãng có lợi thế vô cùng lớn mà không phải cửa hàng nào cũng có được: vị trí đắc địa. Các cửa hàng của Starbucks thường nằm trên trục đường có hàng ngàn người qua lại mỗi ngày. Đường thì không thiếu, nhưng vị trí đắc địa thì cố nhiên là hàng hiếm. Và chủ đất sẽ không đời nào cho thuê lại với một cái giá “êm ái” cả. Còn Starbucks thì dĩ nhiên sẽ không gánh khoản tiền này, tất cả đều được đổ hết vào cốc cà phê của khách hàng. Song Starbucks có thể thành công ở phương Tây vì văn hóa “vừa đi vừa uống” của họ, nhất là khi họ đang vội đi làm, chẳng ai lại muốn tốn thời gian đi một quãng đường xa hơn chỉ để uống cà phê. Trong khi ở Việt Nam, cà phê thường mang đậm chất “thưởng thức” hơn.

Starbucks quá thành công

Cổ phiếu Starbucks đã tăng 35% so với năm ngoái và doanh thu là 14,9 tỷ USD trong năm 2013, cao hơn nhiều so với 13,3 tỷ USD trong năm trước đó. Có ai nổi tiếng và thành công mà không đi kèm sự ganh tỵ đâu. Trong kinh đó, đó là hiệu ứng tiêu cực của sự thành công. Và Starbucks cũng chẳng ngoại lệ.

Starbucks ở khắp mọi nơi

Theo kết quả khảo cứu năm 2012, Starbucks có 20.000 cơ sở ở 62 quốc gia, thậm chí trong vòng 5km, một nửa dân số người Mỹ sống cùng với Starbucks. Đến vợ chồng “tình chàng ý thiếp nồng thắm” mà suốt ngày nhìn thấy nhau còn sinh tâm lý “chán” nữa là Starbucks.

Nhiều người ghen tị với thành công của Starbucks

CEO của Starbucks Howard Schultz’s khẳng định, “Có hàng triệu người ghét Strarbuks và người sáng lập của nó, Howard Schultz, vì ông ấy đã có ý tưởng tuyệt vời, không chỉ ở sân nhà mà còn trên toàn thế giới”. Nhưng “sự tuyệt vời đó” lại đang lạc lõng ở Việt Nam – nơi mọi người uống cà phê theo thói quen nhâm nhi và thư giãn hơn là vừa chạy hộc tốc, vừa thở hổn hển, vừa nhấp một ngụm cà phê giải khát như người Mỹ.

Theo: https://daotaokhoinghiep.tuoitre24.vn/Chia-se-kinh-nghiem-thanh-cong-1/Vi-sao-Starbucks-bi-ghet.html
 
×
Quay lại
Top