- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Phần lớn các bạn sau khi đã trải qua quãng đời sinh viên đều nói rằng: “Học cấp 3 vui hơn”. Không phải sinh viên nào cũng tìm được sự hứng thú trong những tiết học. Nhiều bạn thường ca cẩm: “Ước gì mình được quay lại thời phổ thông, tuy có áp lực và còn phải học thêm, chẳng có thời gian thư giãn, nhưng bù lại rất vui và nhiều kỉ niệm. Bây giờ thoải mái, tự quyết định mọi thứ, nhưng mỗi ngày trôi qua đều rất tẻ nhạt”
Trong một cuộc khảo sát nhỏ do người viết thực hiện, có 78/100 sinh viên nói rằng họ cảm thấy chán khi đi học, 11/100 sinh viên hay cúp tiết nếu cảm thấy lười, 5/100 sinh viên không đi học nếu không có điểm danh, và chỉ có 6/100 sinh viên thật sự tìm được hứng thú thật sự khi nghe giảng.
Muốn khắc phục, ta phải tìm ra rõ nguyên do
Trừ những lý do chủ quan từ chính bản thân mỗi sinh viên, còn có những lý do khách quan phổ biến sau:
Sự nghiêm chỉnh bao trùm
Sinh viên được mặc định là phải nghiêm túc, chững chạc. Nếu như thời học sinh được nô đùa, cười giỡn vô tư, thoải mái, thì khi vào đại học, trong một giảng đường lớn với rất nhiều sinh viên, bạn phải tỏ ra là người đứng đắn, ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Các sinh viên đều chỉ lên lớp để hoàn thành việc của mình, không cần biết đến mọi người xung quanh. Hơn nữa, giảng đường luôn rất im lặng và có sự nghiêm chỉnh nhất định, nên bạn muốn hòa đồng, thân thiện hoặc tạo một trò nào đó hài hước, thì bạn càng trở nên “khác người”
Chính vì sự nghiêm túc mặc định như thế mà giảng đường trở nên nghiêm trang hơn. Và dần dần điều đó trở thành sự đơn điệu và tẻ nhạt, sinh viên không được bộc lộ tính cách thật sự của mình
Bạn bè không thân
Một lý do chính đáng cho việc “cảm thấy chán”. Vì thường thì đi học không chỉ lên trường nghe giảng rồi về. Ai cũng có nhu cầu muốn giao tiếp, trò chuyện, kết nối bạn bè. Nếu điều này thiếu thì mỗi ngày đi học đều rất cô đơn
B.Vân (sinh viên năm 1 ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Lớp mình không có nhiều nữ. Con trai thì rất khó tìm được người phù hợp quan điểm để trò chuyện. Thế là mỗi ngày đi học đều khá nặng nề, mình chỉ muốn nhanh chóng kết thúc. Hiện nay, do bạn bè đã hòa đồng hơn một chút, nên mình cảm thấy ổn hơn rất nhiều, nhưng dù sao học trong một lớp có nhiều bạn nữ vẫn vui hơn”
Càng lớn, tìm được một người bạn thân càng khó. Vì con người chúng ta có xu hướng khép kín với những người tiếp xúc với mình chưa nhiều.
Lượng kiến thức quá nhiều được truyền đạt liên tục
Ở cấp 3, nếu ta được học nhiều môn trong một buổi và cứ cách 45 phút thì được nghỉ giữa giờ, thì lên đại học, có thể bạn chỉ học một môn duy nhất trong suốt 5 tiết liền, và chỉ được nghỉ 15 phút vào giữa giờ. Thầy cô liên tục nói, liên tục truyền đạt, và khi đầu óc bạn trở nên “quá tải”, bạn sẽ mất tập trung và rồi không hiểu bài dần dần, thế là chán và không muốn học nữa…
Dù rằng sinh viên nào cũng đã từng trải qua quãng thời gian khổ ải vào năm cuối cấp thời phổ thông, nhưng họ sẽ cảm thấy rất nản nếu như không có đam mê, nghị lực và mục tiêu cụ thể
Điều kiện đi lại, sức khỏe…
Nhiều sinh viên do ở xa nhà, hoặc nhà xa trường, nên điều kiện đi lại hơi gặp bất tiện
M.Hoa (sinh viên ĐH Sư phạm Kĩ thuật) chia sẻ: “Mình ở nhà trọ gần trường, đi bộ khoảng 30 phút là tới. Nhưng ngày nào cũng đi như thế thì khi vào học sẽ rất mệt. Khi mình đã có phương tiện đi lại thì mình phải chuyển chỗ trọ. Nói chung, thời gian đến trường luôn mất thời gian khá nhiều với mình”
Còn Lan Anh (sinh viên ĐH Ngân Hàng) phải đi 3 tuyến xe buýt trong gần 2 giờ đồng hồ mới đến được trường, rồi cũng mất ngần ấy thời gian từ trường về nhà. “Trong những ngày mát mẻ, trời đẹp và xe buýt không đông thì chẳng có gì phàn nàn. Nhưng mình thường xuyên phải ở trên xe buýt trong trạng thái chen lấn, rồi những ngày mưa, nắng gắt… Thật sự đến được trường rất khó khăn, điều kiện ăn uống cũng bất tiện, sức khỏe ngày một hao mòn, khả năng tập trung cũng giảm”
Không có sự ràng buộc
Nếu năm lớp 12, mục tiêu lớn lao của bạn là được vào đại học, thì lên đại học, mục tiêu của bạn là gì?
“Lên đại học, muốn học thì học, nghỉ thì nghỉ, ở xa nhà, ba mẹ không quản lý, sự tự giác mà thiếu thì dễ nản như chơi. Hơn nữa, một phần vì nhiều bạn nghĩ, đã vào được đại học thì sẽ tốt nghiệp đại học được. Và rồi họ tự cho phép mình thư giãn, giải trí…đến kì thi mới lao đầu vào học” — H.Như (sinh viên trường ĐH KHTN) bày tỏ
Còn H.Nam (sinh viên ĐH Công Nghiệp) thì phát biểu: “Mục tiêu của sinh viên khi đã vào được đại học, phần lớn là…không bị nợ môn nào. Rất ít bạn có tinh thần cầu tiến và tự giác. Đa phần họ học cho có, hoặc học lệch, tự tìm kiếm kinh nghiệm bằng cách đi tìm việc làm… Hiếm ai có mặt trên giảng đường đầy đủ. Vì không phải môn nào cũng hấp dẫn…”
Nhiều sự chi phối khác
Ngoài ra, sinh viên còn bị chi phối vì:
· Chuyện tiền bạc: Khi đang túng thiếu, gia đình thì khó khăn nên chưa gửi tiền lên được, bụng thì đói, sinh viên sẽ chẳng còn tâm trạng để nhét chữ vào đầu
· Chuyện tình cảm: Đây là một điều rất thường xảy ra
· Điện thoại di động, laptop... tưởng chừng là công cụ hỗ trợ cho sinh viên học tập, liên lạc, nhưng nó cũng góp phần khiến sinh viên xao nhãng hơn nếu mang những thiết bị ấy lên giảng đường
Sau khi tìm hiểu được nguyên do, bạn hãy khắc phục những nhược điểm đó càng nhanh càng tốt, để mỗi ngày đến giảng đường là một niềm vui, bạn nha!
Trong một cuộc khảo sát nhỏ do người viết thực hiện, có 78/100 sinh viên nói rằng họ cảm thấy chán khi đi học, 11/100 sinh viên hay cúp tiết nếu cảm thấy lười, 5/100 sinh viên không đi học nếu không có điểm danh, và chỉ có 6/100 sinh viên thật sự tìm được hứng thú thật sự khi nghe giảng.
Muốn khắc phục, ta phải tìm ra rõ nguyên do
Trừ những lý do chủ quan từ chính bản thân mỗi sinh viên, còn có những lý do khách quan phổ biến sau:
Sự nghiêm chỉnh bao trùm
Sinh viên được mặc định là phải nghiêm túc, chững chạc. Nếu như thời học sinh được nô đùa, cười giỡn vô tư, thoải mái, thì khi vào đại học, trong một giảng đường lớn với rất nhiều sinh viên, bạn phải tỏ ra là người đứng đắn, ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Các sinh viên đều chỉ lên lớp để hoàn thành việc của mình, không cần biết đến mọi người xung quanh. Hơn nữa, giảng đường luôn rất im lặng và có sự nghiêm chỉnh nhất định, nên bạn muốn hòa đồng, thân thiện hoặc tạo một trò nào đó hài hước, thì bạn càng trở nên “khác người”
Chính vì sự nghiêm túc mặc định như thế mà giảng đường trở nên nghiêm trang hơn. Và dần dần điều đó trở thành sự đơn điệu và tẻ nhạt, sinh viên không được bộc lộ tính cách thật sự của mình
Bạn bè không thân
Một lý do chính đáng cho việc “cảm thấy chán”. Vì thường thì đi học không chỉ lên trường nghe giảng rồi về. Ai cũng có nhu cầu muốn giao tiếp, trò chuyện, kết nối bạn bè. Nếu điều này thiếu thì mỗi ngày đi học đều rất cô đơn
B.Vân (sinh viên năm 1 ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Lớp mình không có nhiều nữ. Con trai thì rất khó tìm được người phù hợp quan điểm để trò chuyện. Thế là mỗi ngày đi học đều khá nặng nề, mình chỉ muốn nhanh chóng kết thúc. Hiện nay, do bạn bè đã hòa đồng hơn một chút, nên mình cảm thấy ổn hơn rất nhiều, nhưng dù sao học trong một lớp có nhiều bạn nữ vẫn vui hơn”
Càng lớn, tìm được một người bạn thân càng khó. Vì con người chúng ta có xu hướng khép kín với những người tiếp xúc với mình chưa nhiều.
Lượng kiến thức quá nhiều được truyền đạt liên tục
Ở cấp 3, nếu ta được học nhiều môn trong một buổi và cứ cách 45 phút thì được nghỉ giữa giờ, thì lên đại học, có thể bạn chỉ học một môn duy nhất trong suốt 5 tiết liền, và chỉ được nghỉ 15 phút vào giữa giờ. Thầy cô liên tục nói, liên tục truyền đạt, và khi đầu óc bạn trở nên “quá tải”, bạn sẽ mất tập trung và rồi không hiểu bài dần dần, thế là chán và không muốn học nữa…
Dù rằng sinh viên nào cũng đã từng trải qua quãng thời gian khổ ải vào năm cuối cấp thời phổ thông, nhưng họ sẽ cảm thấy rất nản nếu như không có đam mê, nghị lực và mục tiêu cụ thể
Điều kiện đi lại, sức khỏe…
Nhiều sinh viên do ở xa nhà, hoặc nhà xa trường, nên điều kiện đi lại hơi gặp bất tiện
M.Hoa (sinh viên ĐH Sư phạm Kĩ thuật) chia sẻ: “Mình ở nhà trọ gần trường, đi bộ khoảng 30 phút là tới. Nhưng ngày nào cũng đi như thế thì khi vào học sẽ rất mệt. Khi mình đã có phương tiện đi lại thì mình phải chuyển chỗ trọ. Nói chung, thời gian đến trường luôn mất thời gian khá nhiều với mình”
Còn Lan Anh (sinh viên ĐH Ngân Hàng) phải đi 3 tuyến xe buýt trong gần 2 giờ đồng hồ mới đến được trường, rồi cũng mất ngần ấy thời gian từ trường về nhà. “Trong những ngày mát mẻ, trời đẹp và xe buýt không đông thì chẳng có gì phàn nàn. Nhưng mình thường xuyên phải ở trên xe buýt trong trạng thái chen lấn, rồi những ngày mưa, nắng gắt… Thật sự đến được trường rất khó khăn, điều kiện ăn uống cũng bất tiện, sức khỏe ngày một hao mòn, khả năng tập trung cũng giảm”
Không có sự ràng buộc
Nếu năm lớp 12, mục tiêu lớn lao của bạn là được vào đại học, thì lên đại học, mục tiêu của bạn là gì?
“Lên đại học, muốn học thì học, nghỉ thì nghỉ, ở xa nhà, ba mẹ không quản lý, sự tự giác mà thiếu thì dễ nản như chơi. Hơn nữa, một phần vì nhiều bạn nghĩ, đã vào được đại học thì sẽ tốt nghiệp đại học được. Và rồi họ tự cho phép mình thư giãn, giải trí…đến kì thi mới lao đầu vào học” — H.Như (sinh viên trường ĐH KHTN) bày tỏ
Còn H.Nam (sinh viên ĐH Công Nghiệp) thì phát biểu: “Mục tiêu của sinh viên khi đã vào được đại học, phần lớn là…không bị nợ môn nào. Rất ít bạn có tinh thần cầu tiến và tự giác. Đa phần họ học cho có, hoặc học lệch, tự tìm kiếm kinh nghiệm bằng cách đi tìm việc làm… Hiếm ai có mặt trên giảng đường đầy đủ. Vì không phải môn nào cũng hấp dẫn…”
Nhiều sự chi phối khác
Ngoài ra, sinh viên còn bị chi phối vì:
· Chuyện tiền bạc: Khi đang túng thiếu, gia đình thì khó khăn nên chưa gửi tiền lên được, bụng thì đói, sinh viên sẽ chẳng còn tâm trạng để nhét chữ vào đầu
· Chuyện tình cảm: Đây là một điều rất thường xảy ra
· Điện thoại di động, laptop... tưởng chừng là công cụ hỗ trợ cho sinh viên học tập, liên lạc, nhưng nó cũng góp phần khiến sinh viên xao nhãng hơn nếu mang những thiết bị ấy lên giảng đường
Sau khi tìm hiểu được nguyên do, bạn hãy khắc phục những nhược điểm đó càng nhanh càng tốt, để mỗi ngày đến giảng đường là một niềm vui, bạn nha!
(Sưu tầm)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: