- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Bên cạnh những bạn chăm chỉ học hành, vẫn có một số nam sinh viên sa vào các tệ nạn mà đến lúc nhận ra thì mọi chuyện đã rồi.
Một bộ phận sinh viên vẫn vừa học vừa tìm việc làm thêm... Ai cũng nói sướng nhất, vui nhất, khổ nhất là được sống trong quảng đời sinh viên. Có lẽ đúng như vậy, sinh viên sướng vì có thể ăn, ngủ, học hành lúc nào tùy thích, không một ai quản lí, không một ai nhắc nhở. Cuộc sống sinh viên vui vì thích tụ tập bạn bè lúc nào là tùy ý, khổ vì phải sống xa nhà, đôi lúc đó là một thiệt thòi lớn. Nhưng chính những điều ấy đã làm cho một bộ phận sinh viên nhất là các bạn nam sa vào các tệ nạn mà đến lúc nhận ra thì mọi chuyện đã rồi.
Tệ nạn cờ bạc
Bài bạc,tệ nạn mà ta cứ tưởng chỉ dành cho những người giàu có, nhiều tiền nhiều của mới tham gia. Ta những tưởng chỉ có những người giàu có mới có những trận sang nước ngoài tham gia vào cuộc vui đỏ đen. Nhưng ngay ở cả giới sinh viên, những người “vô sản” đang còn sống phụ thuộc vào sự trợ cấp của bố mẹ cũng mang cái máu cờ bạc.
Đêm nào cũng vậy, phòng trọ của H (sinh viên năm 4, trường Đại học KHXH&NV) cũng bật đèn sáng trưng, ai đi qua cũng nghĩ phòng này chăm chỉ học hành. Nhưng chỉ có sống gần khu trọ của Hưng thì mọi người mới biết được họ đang làm gì trong đó. Phòng của H rộng chưa đầy 10m2 mà có tận 5 người ở, chật chội, nóng nực, lại ồn ào nữa. Người này học thì người kia chơi điện tử, tám chuyện,cuối cùng chẳng ai học hành gì nữa mà rủ nhau chơi bài. Bởi một lí do đơn giản, tất cả đều được chơi. Ban đầu chỉ là chơi cho vui, chơi xem ai thua để rửa bát, lau phòng, đi chợ nấu cơm. Dần già, chơi nhiều đến mức chuyên nghiệp, rồi chuyển sang chơi ăn tiền. Cuộc chơi được diễn ra từ 7 giờ tối cho đến gần 3 giờ sáng mới kết thúc. Có hôm chơi thâu đêm, ồn ào, chửi thề nhau khiến nhiều người trong khu trọ thấy khó chịu.
Đêm thì chơi hết đêm, đến gần sáng lăn ra ngủ khi đến lớp thì ngáp ngắn, ngáp dài ngồi ngủ gật,lăn ra bàn ngủ, thậm chí có bạn bỏ học về phòng ngủ.
Ở khu trọ của P. (trường Cao đẳng Công thương) thì việc chơi bài của mấy bạn nam đã là chuyện thường ngày ở huyện. Ngày nào cũng đánh bài, sáng ra tụ tập nhau đánh bài cho đến trưa, đi ăn cơm xong về lại đánh tiếp. Đêm thì đánh đến tận 12 giờ đêm. Mấy bạn nam khu trọ của P. không đánh ăn tiền mà đánh để uống nước, có hôm đánh bài ai thua thì phải bỏ tiền mua bia. Và những cuộc nhậu lại tiếp diễn sau những cuộc đỏ đen. Uống bia, la hét ầm ĩ làm cho P. và những người trong khu trọ không học hành gì được. P. chia sẻ “ Hôm nào mấy anh trong khu trọ cũng đánh bài, đánh chán thì rủ nhau nhậu nhẹt. Ghê lắm, làm ồn ào cả khu trọ nhưng con gái chẳng ai dám nói. Vì có nói thì họ cũng kêu là phòng trọ bỏ tiền ra thuê, thích làm gì thì làm. Cái chính là do ý thức của bản thân mỗi người thôi”.
Bạn T.V.T ( Đại học Thể dục Thể thao), là một nạn nhân của những trận đỏ đen. Bạn kể “ Ban đầu mình chỉ đánh cho vui, sau đó thấy cũng không ảnh hưởng gì lắm nên cứ thế là lao đầu vào. Rồi mình tham gia với cả một hội ở trong khu trọ. Đánh bài xong ai thua thì phải bỏ tiền mua bia về uống, uống xong còn đi đánh bida nữa. Hôm đó nhóm kia thua mà không chịu bỏ tiền, thế là bọn mình chửi nhau, sau đó là đánh nhau. Hậu quả là mình bị đứt gân ngón tay phải đi bệnh viện nối gân. May mà gia đình không biết”.
Còn những lần đánh bài được các bạn sinh viên tận dụng mọi lúc mọi nơi, ở trong lớp học vào giờ ra chơi. Ở những quán café, ở công viên hay ở bất cứ đâu mà các bạn cho là thuận tiện nhất.
Những “game thủ” đáng gờm
Theo quy định thì các quán nét 11 giờ là phải đóng cửa. Nhưng bên ngoài thì đóng cửa, bên trong vẫn còn rất nhiều nam sinh viên đang cố “cày game” trong đó. S (sinh viên Đại học Bách Khoa), một tay chơi game nổi tiếng. Nổi tiếng vì game gì bạn cũng biết, nổi tiếng vì thời gian của bạn phần lớn ở trong các quán nét. Ngay cả việc ăn, uống cũng diễn ra tại quán nét. S chơi game nhiều đến nỗi khi bước chân vào Đại học thị lực của bạn còn rất tốt nhưng chỉ sau một năm với niềm đam mê game thị lực của bạn đã giảm xuống đáng kể, mắt bị cận thị tới 3 độ.
Đang là một sinh viên có học lực khá, với thú đam mê game S đã tuột dốc hẳn so với bạn bè. Không còn thiết tha gì với học hành, S đắm mình trong thế giới game. Nhiều hôm chơi liên tiếp 2 ngày liền mà không biết đến chuyện về phòng, không biết đến tắm rửa. Khi bước chân ra khỏi những “ trận chiến ảo” S giống như một người vừa bước từ trong rừng ra, đầu tóc quần áo xộc xệch.
N sinh viên Kinh tế luật, sống trong kí túc xá nhưng bạn bè cùng phòng chẳng ai nhớ mặt mũi của Nam vì thời gian bạn về kí túc rất ít. Phần lớn bạn sống trong quán nét, nơi nóng nực và suốt ngày chơi những trò chơi bạo lực. Bao nhiêu tiền bạc bố mẹ gửi cho ăn học Nam dành hết vào việc chơi game, ăn uống thì thất thường nhưng uống café và thức cày game thì là một chuyện không thể thiếu của bạn. Nhiều hôm trên lớp có bài kiểm tra giữa kì, bạn bè gọi N đến làm bài thì N kêu là bị ốm hay đại loại bận việc gì đấy rồi nhờ bạn bè làm hộ. Trong lớp ai cũng tưởng N nói thật nên một hai môn còn làm giùm nhưng sau đó phát hiện ra việc N chuyên bỏ học là vì phải vui thú với các trò chơi bạo lực trên Internet thì các bạn đã không bao che giúp N nữa.
Học hành ngày một sa sút, người thì ngày càng gày còm ốm yếu, tiền bạc thì đổ hết vào game, nhiều hôm hết tiền N đi vay tiền bạn. Hết chỗ vay, N đành chơi điện tử chịu vì dù sao chủ quán cũng quen mặt rồi. Nợ nần lại thêm chồng chất, các chủ quán nét tìm N đòi nợ. Giờ đây N phải cắm hết giấy tờ, cắm cả cái laptop bố mẹ mua cho để phục vụ việc học để trả nợ cũng không đủ.
Cá độ bóng đá
Vào những mùa bóng đá, cả làng Đại học Thủ đức lại ồn ào và náo nhiệt hẳn lên vì những tiếng gào, tiếng la hét theo trái bóng đang lăn trên sân cỏ. Những tiếng la hét, cổ vũ ấy phải đến 4 giờ hoặc 5 giờ sáng mới kết thúc. Và sau những lần rát họng mỏi cổ vì cổ vũ nhiệt tình ấy, khi ra về kẻ cười người khóc. Không phải vì đội nào thắng, đội nào thua mà là vì các bạn tham gia vào trò chơi cá độ bóng đá. Có bạn cá độ một lần vài trăm nghìn, có bạn cá độ lên đến vài triệu. Và dĩ nhiên được mất trong những trận cá độ này thì không ai có thể nói trước được, có bạn thắng được một vài lần thì ham. Có bạn bị thua thì cay cú phải gỡ lại bằng được và thế là các bạn cứ thế lao vào.
Tham gia cá độ bóng đá, N ( Đại học Thể dục Thể thao) phải thức hết đêm này qua đêm khác, không chỉ vậy lại còn đầu tư tiền để đi café xem đá bóng. Mỗi lần cá độ hết cả trăm nghìn, lần cao nhất Nghĩa mất ngót 1 triệu. “ Nhưng số tiền ấy vẫn còn ít so với những bạn sinh viên gia đình có điều kiện. Những bạn đó một lần tham gia cá độ phải mất vài triệu là ít”. N chia sẻ.
Lần nào cứ vào mùa bóng đá, tôi lại được chứng kiến một người bạn của mình vò đầu bứt tai ngồi tính tính toán toán xem ngày mai đội nào thắng, đội nào thua.Tính xong thì nhảy cẩng lên và chắc chắn đêm nay mình sẽ thắng, nhưng qua ngày mai lại thấy người bạn ấy ủ rũ, lại vùi đầu vào cuốn tập để trên bàn. Không phải để học mà để tính đường đi nước bước của các cầu thủ bóng đá, tính xem đội nào thắng đội nào thua. Thậm chí còn tính xem nên cá cược bao nhiêu, hôm trước được mất bao nhiêu.
Nhìn khuôn mặt của những bạn nam sinh viên tham gia cá độ bơ phờ, tóc tai quần áo không được quan tâm chỉn chu như những ngày thường.Những lúc ấy phải tự hỏi rằng, không biết các bạn còn nhớ đến chính bản thân mình là sinh viên và nhiệm vụ là phải lo học hành không nữa…
Và hậu quả là rất nhiều bạn khi kết thúc mùa bóng đá phải trốn nợ, nhiều bạn do nợ quá nhiều lo chủ nợ tìm đến để đánh đã phải bỏ học trốn về quê. Nhiều bạn nợ nhiều nhưng không có điều kiện để trả đã làm những điều dại dột khiến cho cha mẹ phải buồn lòng.
Như LT. ( Đại học Đồng Tháp) gia đình thuộc vào dạng khá giả cho nên khi thua cá độ mất mấy chục triệu bạn bỏ học về nhà xin tiền bố mẹ để trả nợ. Bố mẹ bạn biết được điều đó đã rất sốc vì cứ nghĩ con cái chăm chỉ học hành nên xin bao nhiêu tiền cũng cho lại không để cho bạn phải thiếu thốn cái gì. Tất nhiên bố mẹ sẽ không dám để bạn tiếp tục đi học nếu bạn không chịu suy nghĩ lại những việc bạn đã làm.
Nhiều bạn còn nghĩ đến con đường cùng là trộm cắp tài sản của người khác. Một điều rất rõ là trong mùa bóng đá ở rất nhiều nơi, nhất là làng Đại học Thủ đức xảy ra tình trạng mất trộm rất nhiều.
Hậu quả cho những tệ nạn đó
Với các bạn sinh viên khi tham gia một trò chơi nào đó vì mục đích giải trí sau những giờ học tập căng thẳng thì đó là một điều nên làm. Nhưng các bạn tham gia những trò chơi mà được liệt vào danh sách là tệ nạn thì cực kì nguy hiểm. Nó ảnh hưởng không chỉ đến riêng bản thân các bạn mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến bố mẹ.
Đi học nhưng các bạn đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhiều bạn do mải mê với những “thú vui” đó mà quên đi việc học. Hậu quả là đi học nhưng không vào lớp, rớt môn, nợ môn liên tục. Không được học những kì tiếp theo. Những bạn bước vào năm cuối nhưng lại không được xét đi thực tập vì học không đủ số tín chỉ qui định.
Khi ấy các bạn sẽ mất đi lòng tin của bố mẹ, mất đi lòng tin của thầy cô và bạn bè. Tương lai của các bạn không chỉ bị trì hoãn, bị lùi lại một bước mà còn bị vấy lên đó những vết mực đen khó xóa mờ. Theo các bạn đánh đổi tất cả những điều đó để theo đuổi những thú vui và trò chơi không đáng thì có nên không? Hãy để cho cuộc sống sinh viên vui có, sướng có, buồn, khổ cũng có theo đúng nghĩa của nó các bạn nhé!
Tệ nạn cờ bạc
Bài bạc,tệ nạn mà ta cứ tưởng chỉ dành cho những người giàu có, nhiều tiền nhiều của mới tham gia. Ta những tưởng chỉ có những người giàu có mới có những trận sang nước ngoài tham gia vào cuộc vui đỏ đen. Nhưng ngay ở cả giới sinh viên, những người “vô sản” đang còn sống phụ thuộc vào sự trợ cấp của bố mẹ cũng mang cái máu cờ bạc.
Đêm nào cũng vậy, phòng trọ của H (sinh viên năm 4, trường Đại học KHXH&NV) cũng bật đèn sáng trưng, ai đi qua cũng nghĩ phòng này chăm chỉ học hành. Nhưng chỉ có sống gần khu trọ của Hưng thì mọi người mới biết được họ đang làm gì trong đó. Phòng của H rộng chưa đầy 10m2 mà có tận 5 người ở, chật chội, nóng nực, lại ồn ào nữa. Người này học thì người kia chơi điện tử, tám chuyện,cuối cùng chẳng ai học hành gì nữa mà rủ nhau chơi bài. Bởi một lí do đơn giản, tất cả đều được chơi. Ban đầu chỉ là chơi cho vui, chơi xem ai thua để rửa bát, lau phòng, đi chợ nấu cơm. Dần già, chơi nhiều đến mức chuyên nghiệp, rồi chuyển sang chơi ăn tiền. Cuộc chơi được diễn ra từ 7 giờ tối cho đến gần 3 giờ sáng mới kết thúc. Có hôm chơi thâu đêm, ồn ào, chửi thề nhau khiến nhiều người trong khu trọ thấy khó chịu.
Đêm thì chơi hết đêm, đến gần sáng lăn ra ngủ khi đến lớp thì ngáp ngắn, ngáp dài ngồi ngủ gật,lăn ra bàn ngủ, thậm chí có bạn bỏ học về phòng ngủ.
Ở khu trọ của P. (trường Cao đẳng Công thương) thì việc chơi bài của mấy bạn nam đã là chuyện thường ngày ở huyện. Ngày nào cũng đánh bài, sáng ra tụ tập nhau đánh bài cho đến trưa, đi ăn cơm xong về lại đánh tiếp. Đêm thì đánh đến tận 12 giờ đêm. Mấy bạn nam khu trọ của P. không đánh ăn tiền mà đánh để uống nước, có hôm đánh bài ai thua thì phải bỏ tiền mua bia. Và những cuộc nhậu lại tiếp diễn sau những cuộc đỏ đen. Uống bia, la hét ầm ĩ làm cho P. và những người trong khu trọ không học hành gì được. P. chia sẻ “ Hôm nào mấy anh trong khu trọ cũng đánh bài, đánh chán thì rủ nhau nhậu nhẹt. Ghê lắm, làm ồn ào cả khu trọ nhưng con gái chẳng ai dám nói. Vì có nói thì họ cũng kêu là phòng trọ bỏ tiền ra thuê, thích làm gì thì làm. Cái chính là do ý thức của bản thân mỗi người thôi”.
Bạn T.V.T ( Đại học Thể dục Thể thao), là một nạn nhân của những trận đỏ đen. Bạn kể “ Ban đầu mình chỉ đánh cho vui, sau đó thấy cũng không ảnh hưởng gì lắm nên cứ thế là lao đầu vào. Rồi mình tham gia với cả một hội ở trong khu trọ. Đánh bài xong ai thua thì phải bỏ tiền mua bia về uống, uống xong còn đi đánh bida nữa. Hôm đó nhóm kia thua mà không chịu bỏ tiền, thế là bọn mình chửi nhau, sau đó là đánh nhau. Hậu quả là mình bị đứt gân ngón tay phải đi bệnh viện nối gân. May mà gia đình không biết”.
Còn những lần đánh bài được các bạn sinh viên tận dụng mọi lúc mọi nơi, ở trong lớp học vào giờ ra chơi. Ở những quán café, ở công viên hay ở bất cứ đâu mà các bạn cho là thuận tiện nhất.
Những “game thủ” đáng gờm
Theo quy định thì các quán nét 11 giờ là phải đóng cửa. Nhưng bên ngoài thì đóng cửa, bên trong vẫn còn rất nhiều nam sinh viên đang cố “cày game” trong đó. S (sinh viên Đại học Bách Khoa), một tay chơi game nổi tiếng. Nổi tiếng vì game gì bạn cũng biết, nổi tiếng vì thời gian của bạn phần lớn ở trong các quán nét. Ngay cả việc ăn, uống cũng diễn ra tại quán nét. S chơi game nhiều đến nỗi khi bước chân vào Đại học thị lực của bạn còn rất tốt nhưng chỉ sau một năm với niềm đam mê game thị lực của bạn đã giảm xuống đáng kể, mắt bị cận thị tới 3 độ.
Đang là một sinh viên có học lực khá, với thú đam mê game S đã tuột dốc hẳn so với bạn bè. Không còn thiết tha gì với học hành, S đắm mình trong thế giới game. Nhiều hôm chơi liên tiếp 2 ngày liền mà không biết đến chuyện về phòng, không biết đến tắm rửa. Khi bước chân ra khỏi những “ trận chiến ảo” S giống như một người vừa bước từ trong rừng ra, đầu tóc quần áo xộc xệch.
N sinh viên Kinh tế luật, sống trong kí túc xá nhưng bạn bè cùng phòng chẳng ai nhớ mặt mũi của Nam vì thời gian bạn về kí túc rất ít. Phần lớn bạn sống trong quán nét, nơi nóng nực và suốt ngày chơi những trò chơi bạo lực. Bao nhiêu tiền bạc bố mẹ gửi cho ăn học Nam dành hết vào việc chơi game, ăn uống thì thất thường nhưng uống café và thức cày game thì là một chuyện không thể thiếu của bạn. Nhiều hôm trên lớp có bài kiểm tra giữa kì, bạn bè gọi N đến làm bài thì N kêu là bị ốm hay đại loại bận việc gì đấy rồi nhờ bạn bè làm hộ. Trong lớp ai cũng tưởng N nói thật nên một hai môn còn làm giùm nhưng sau đó phát hiện ra việc N chuyên bỏ học là vì phải vui thú với các trò chơi bạo lực trên Internet thì các bạn đã không bao che giúp N nữa.
Học hành ngày một sa sút, người thì ngày càng gày còm ốm yếu, tiền bạc thì đổ hết vào game, nhiều hôm hết tiền N đi vay tiền bạn. Hết chỗ vay, N đành chơi điện tử chịu vì dù sao chủ quán cũng quen mặt rồi. Nợ nần lại thêm chồng chất, các chủ quán nét tìm N đòi nợ. Giờ đây N phải cắm hết giấy tờ, cắm cả cái laptop bố mẹ mua cho để phục vụ việc học để trả nợ cũng không đủ.
Cá độ bóng đá
Vào những mùa bóng đá, cả làng Đại học Thủ đức lại ồn ào và náo nhiệt hẳn lên vì những tiếng gào, tiếng la hét theo trái bóng đang lăn trên sân cỏ. Những tiếng la hét, cổ vũ ấy phải đến 4 giờ hoặc 5 giờ sáng mới kết thúc. Và sau những lần rát họng mỏi cổ vì cổ vũ nhiệt tình ấy, khi ra về kẻ cười người khóc. Không phải vì đội nào thắng, đội nào thua mà là vì các bạn tham gia vào trò chơi cá độ bóng đá. Có bạn cá độ một lần vài trăm nghìn, có bạn cá độ lên đến vài triệu. Và dĩ nhiên được mất trong những trận cá độ này thì không ai có thể nói trước được, có bạn thắng được một vài lần thì ham. Có bạn bị thua thì cay cú phải gỡ lại bằng được và thế là các bạn cứ thế lao vào.
Tham gia cá độ bóng đá, N ( Đại học Thể dục Thể thao) phải thức hết đêm này qua đêm khác, không chỉ vậy lại còn đầu tư tiền để đi café xem đá bóng. Mỗi lần cá độ hết cả trăm nghìn, lần cao nhất Nghĩa mất ngót 1 triệu. “ Nhưng số tiền ấy vẫn còn ít so với những bạn sinh viên gia đình có điều kiện. Những bạn đó một lần tham gia cá độ phải mất vài triệu là ít”. N chia sẻ.
Lần nào cứ vào mùa bóng đá, tôi lại được chứng kiến một người bạn của mình vò đầu bứt tai ngồi tính tính toán toán xem ngày mai đội nào thắng, đội nào thua.Tính xong thì nhảy cẩng lên và chắc chắn đêm nay mình sẽ thắng, nhưng qua ngày mai lại thấy người bạn ấy ủ rũ, lại vùi đầu vào cuốn tập để trên bàn. Không phải để học mà để tính đường đi nước bước của các cầu thủ bóng đá, tính xem đội nào thắng đội nào thua. Thậm chí còn tính xem nên cá cược bao nhiêu, hôm trước được mất bao nhiêu.
Nhìn khuôn mặt của những bạn nam sinh viên tham gia cá độ bơ phờ, tóc tai quần áo không được quan tâm chỉn chu như những ngày thường.Những lúc ấy phải tự hỏi rằng, không biết các bạn còn nhớ đến chính bản thân mình là sinh viên và nhiệm vụ là phải lo học hành không nữa…
Và hậu quả là rất nhiều bạn khi kết thúc mùa bóng đá phải trốn nợ, nhiều bạn do nợ quá nhiều lo chủ nợ tìm đến để đánh đã phải bỏ học trốn về quê. Nhiều bạn nợ nhiều nhưng không có điều kiện để trả đã làm những điều dại dột khiến cho cha mẹ phải buồn lòng.
Như LT. ( Đại học Đồng Tháp) gia đình thuộc vào dạng khá giả cho nên khi thua cá độ mất mấy chục triệu bạn bỏ học về nhà xin tiền bố mẹ để trả nợ. Bố mẹ bạn biết được điều đó đã rất sốc vì cứ nghĩ con cái chăm chỉ học hành nên xin bao nhiêu tiền cũng cho lại không để cho bạn phải thiếu thốn cái gì. Tất nhiên bố mẹ sẽ không dám để bạn tiếp tục đi học nếu bạn không chịu suy nghĩ lại những việc bạn đã làm.
Nhiều bạn còn nghĩ đến con đường cùng là trộm cắp tài sản của người khác. Một điều rất rõ là trong mùa bóng đá ở rất nhiều nơi, nhất là làng Đại học Thủ đức xảy ra tình trạng mất trộm rất nhiều.
Hậu quả cho những tệ nạn đó
Với các bạn sinh viên khi tham gia một trò chơi nào đó vì mục đích giải trí sau những giờ học tập căng thẳng thì đó là một điều nên làm. Nhưng các bạn tham gia những trò chơi mà được liệt vào danh sách là tệ nạn thì cực kì nguy hiểm. Nó ảnh hưởng không chỉ đến riêng bản thân các bạn mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến bố mẹ.
Đi học nhưng các bạn đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhiều bạn do mải mê với những “thú vui” đó mà quên đi việc học. Hậu quả là đi học nhưng không vào lớp, rớt môn, nợ môn liên tục. Không được học những kì tiếp theo. Những bạn bước vào năm cuối nhưng lại không được xét đi thực tập vì học không đủ số tín chỉ qui định.
Khi ấy các bạn sẽ mất đi lòng tin của bố mẹ, mất đi lòng tin của thầy cô và bạn bè. Tương lai của các bạn không chỉ bị trì hoãn, bị lùi lại một bước mà còn bị vấy lên đó những vết mực đen khó xóa mờ. Theo các bạn đánh đổi tất cả những điều đó để theo đuổi những thú vui và trò chơi không đáng thì có nên không? Hãy để cho cuộc sống sinh viên vui có, sướng có, buồn, khổ cũng có theo đúng nghĩa của nó các bạn nhé!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: