- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Chuyện đã qua khá lâu rồi nhưng tôi vẫn chưa yên được trong lòng, thấy muốn nói ra. Xin kể lại với các bạn như một tâm tình và sẽ càng hay nếu nhận được ý kiến của mọi người.Hôm ấy chúng tôi đến công ty sớm hơn mọi ngày.
Buổi họp sắp bắt đầu. Mọi người lấy viết, máy tính, sổ tay đặt lên bàn. Anh phụ trách kỹ thuật lo chỉnh máy chiếu LCD cho màn hình được rõ nét. Ai cũng gấp gáp. Đợt này công ty đón phái đoàn giám đốc cao cấp từ châu Âu qua, không khí chuẩn bị khá chu đáo.
Kevin, giám đốc tiếp thị, đứng dậy đi lấy nước. Trước khi ra cửa anh hỏi: "Các bạn có ai muốn uống gì không? Tôi mang vào cho".
Cả phòng họp gồm các giám đốc phòng ban, kẻ trả lời có, người trả lời không bằng thứ tiếng Anh trôi chảy mà họ vẫn nói hàng ngày. Tuy nhiên chỉ có một trong số gần mười câu trả lời đó có kèm theo chữ "cảm ơn".
Chiều hôm ấy Kevin nói với tôi: "Mình thấy rất lạ là tại sao người Việt Nam không nói cảm ơn. Hồi sáng, người nói "yes" thì thiếu "please", còn người trả lời "no" thì không kèm theo chữ "thanks".
Tôi cười buồn. Tuy không phải tất cả đều như thế nhưng phải công nhận là nhận xét của anh ta đúng. Đối với người nước ngoài, khi ai đó tỏ ý muốn giúp đỡ gì cho mình thì ta nên cảm ơn ngay, không phụ thuộc vào việc có nhận sự giúp đỡ đó hay không. Với người Việt Nam, từ nhỏ trẻ em không được hướng dẫn rõ ràng như vậy.
Tôi xin ví dụ bằng hai đoạn văn sau đây:
1. Bé Hoa nghe tiếng chuông liền chạy ra mở cửa. Bác Liên đi chợ về một tay xách giỏ thức ăn, tay kia cầm chiếc bánh bao hỏi bé Hoa:
- Con ăn bánh bao không?
- Dạ không, con ăn sáng rồi.
Đối với chúng ta, như thế là đã quá lễ phép, không cần bắt bẻ gì nữa. Vì thế, bé Hoa sẽ không nói cảm ơn với bác Liên hay bất kỳ ai khi bé không nhận quà.
2. Cả nhà ai cũng quý Hương vì cô vừa giỏi giang, xinh đẹp lại rất khiêm nhường. Dì Hai thường bảo: "Thằng Quân có phước lắm mới gặp được người vợ như thế".
Hôm nay toàn thể giáo viên lên quận họp. Hương loay hoay dắt chiếc xe tay ga ra cửa, Quân từ trên cầu thang chạy xuống nói vọng ra:
- Xe nặng đấy, để anh dắt ra cho.
- Được rồi, cảm ơn anh.
- Ôi, sao lại nói cảm ơn. Em khách sáo quá!
Thế đấy! tiếng cảm ơn bị từ chối còn chữ khách sáo thì bị dùng sai.
Vì quan niệm như thế nên chúng ta ngại nói lời cảm ơn và dẫn đến hình ảnh không hay trong mắt của người nước ngoài. Liệu mình có thể làm được gì để giúp cải thiện hình ảnh đó không? Tôi nghĩ rằng có thể.
Hãy dạy cho con trẻ biết nói cảm ơn từ khi còn nhỏ, cả lúc nhận lẫn lúc từ chối lời mời. Việc này tuy nhỏ nhưng tôi tin là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em, nhất là giúp trẻ tránh được thái độ vô ơn. Trong thế giới đẹp đẽ này, bao nhiêu phần được xây bằng những điều to tát, bao nhiêu phần được xây từ những cái nhỏ nhoi? Tôi nghĩ rằng núi lớn non cao cũng rất cần hoa cỏ, biển rộng sông dài cũng không thể thiếu suối khe. Viết lên những dòng tâm sự trên tôi chỉ muốn chúng ta cùng góp sức để làm đẹp cho đời từ những phần nhỏ nhoi đó, điều đó vừa sức với tôi cũng như đa số mọi người.
Buổi họp sắp bắt đầu. Mọi người lấy viết, máy tính, sổ tay đặt lên bàn. Anh phụ trách kỹ thuật lo chỉnh máy chiếu LCD cho màn hình được rõ nét. Ai cũng gấp gáp. Đợt này công ty đón phái đoàn giám đốc cao cấp từ châu Âu qua, không khí chuẩn bị khá chu đáo.
Kevin, giám đốc tiếp thị, đứng dậy đi lấy nước. Trước khi ra cửa anh hỏi: "Các bạn có ai muốn uống gì không? Tôi mang vào cho".
Cả phòng họp gồm các giám đốc phòng ban, kẻ trả lời có, người trả lời không bằng thứ tiếng Anh trôi chảy mà họ vẫn nói hàng ngày. Tuy nhiên chỉ có một trong số gần mười câu trả lời đó có kèm theo chữ "cảm ơn".
Chiều hôm ấy Kevin nói với tôi: "Mình thấy rất lạ là tại sao người Việt Nam không nói cảm ơn. Hồi sáng, người nói "yes" thì thiếu "please", còn người trả lời "no" thì không kèm theo chữ "thanks".
Tôi cười buồn. Tuy không phải tất cả đều như thế nhưng phải công nhận là nhận xét của anh ta đúng. Đối với người nước ngoài, khi ai đó tỏ ý muốn giúp đỡ gì cho mình thì ta nên cảm ơn ngay, không phụ thuộc vào việc có nhận sự giúp đỡ đó hay không. Với người Việt Nam, từ nhỏ trẻ em không được hướng dẫn rõ ràng như vậy.
Tôi xin ví dụ bằng hai đoạn văn sau đây:
1. Bé Hoa nghe tiếng chuông liền chạy ra mở cửa. Bác Liên đi chợ về một tay xách giỏ thức ăn, tay kia cầm chiếc bánh bao hỏi bé Hoa:
- Con ăn bánh bao không?
- Dạ không, con ăn sáng rồi.
Đối với chúng ta, như thế là đã quá lễ phép, không cần bắt bẻ gì nữa. Vì thế, bé Hoa sẽ không nói cảm ơn với bác Liên hay bất kỳ ai khi bé không nhận quà.
2. Cả nhà ai cũng quý Hương vì cô vừa giỏi giang, xinh đẹp lại rất khiêm nhường. Dì Hai thường bảo: "Thằng Quân có phước lắm mới gặp được người vợ như thế".
Hôm nay toàn thể giáo viên lên quận họp. Hương loay hoay dắt chiếc xe tay ga ra cửa, Quân từ trên cầu thang chạy xuống nói vọng ra:
- Xe nặng đấy, để anh dắt ra cho.
- Được rồi, cảm ơn anh.
- Ôi, sao lại nói cảm ơn. Em khách sáo quá!
Thế đấy! tiếng cảm ơn bị từ chối còn chữ khách sáo thì bị dùng sai.
Vì quan niệm như thế nên chúng ta ngại nói lời cảm ơn và dẫn đến hình ảnh không hay trong mắt của người nước ngoài. Liệu mình có thể làm được gì để giúp cải thiện hình ảnh đó không? Tôi nghĩ rằng có thể.
Hãy dạy cho con trẻ biết nói cảm ơn từ khi còn nhỏ, cả lúc nhận lẫn lúc từ chối lời mời. Việc này tuy nhỏ nhưng tôi tin là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em, nhất là giúp trẻ tránh được thái độ vô ơn. Trong thế giới đẹp đẽ này, bao nhiêu phần được xây bằng những điều to tát, bao nhiêu phần được xây từ những cái nhỏ nhoi? Tôi nghĩ rằng núi lớn non cao cũng rất cần hoa cỏ, biển rộng sông dài cũng không thể thiếu suối khe. Viết lên những dòng tâm sự trên tôi chỉ muốn chúng ta cùng góp sức để làm đẹp cho đời từ những phần nhỏ nhoi đó, điều đó vừa sức với tôi cũng như đa số mọi người.