Vì sao bạn nên kiêng kị khi tổ chức đám cưới?

tranthu81858

Thành viên
Tham gia
22/12/2016
Bài viết
0
Kiêng kị trong đám cưới có còn phù hợp trong cuộc sống hiện đại không? Đó chính là những điều mà bạn đang quan tâm và muốn tìm câu trả lời. Trên thực tế thì đâu là những quan điểm lạc hậu cần được xóa bỏ và đâu là những nét đẹp truyền thống có giá trị văn hóa tinh thần của người Việt. Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về kiêng kị trong cưới hỏi Việt Nam và những hủ tục cần được xóa bỏ để đám cưới diễn ra thành công, mãi là ấn tượng đẹp trong lòng mọi người.
luu-y-khi-trang-tri-tiec-cuoi-ngoai-troi.jpg
Còn theo góc nhìn chuyên môn của các nhà khoa học thì hạnh phúc gia đình, suôn sẻ trong cuộc sống phụ thuộc và cá tính, kĩ năng của cặp vợ chồng. Vì thế, dù có kiêng kị nhưng những cuộc hôn nhân “đồng sàng dị mộng” khó mà đồng cảm và chia sẻ cùng nhau những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân được.

>>Bạn có muốn tìm hiểu về dịch vụ tráp ăn hỏi, tráp dạm ngõ tại cưới hỏi trọn gói Venus?

Mặt khác, truyền thống cưới hỏi của người Việt thì việc kiêng kị cũng là nét đẹp văn hóa. Và cho đến ngày nay, việc lựa chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới vẫn được duy trì. Những quan niệm lạc hậu mang tính chất mê tín dị đoan được loại bỏ để không ảnh hưởng đến đám cưới. Bạn cũng không nên mù quáng thực hiện mà hãy có sự chọn lọc và tham khảo từ những bậc cao niên.

Ngày giờ đẹp
Người Việt Nam rất kiêng kị, không chỉ chọn ngày giờ đẹp tổ chức lễ cưới mà ngày giờ cho lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu đều được xem kĩ càng. Ngoài hợp mạng, hợp tuổi còn chọn ngày cưới vào ngày Hoàng đạo, tránh những ngày Hắc đạo, Tam tai, Sát chủ, ngày Rằm…

Quan niệm làm đám cưới vào ngày đẹp thì cuộc sống sau này sẽ yên ả, thuận lợi. Vì vậy nhà nào cũng nhờ xem kỹ giờ, ngày, tháng, năm cho tốt và hợp tuổi cho hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn nên làm ra.

Theo các thầy tử vi, cưới hỏi vào ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không phòng, cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con...

Chọn được ngày đẹp đón dâu, còn phải chọn giờ Hoàng đạo để chú rể xuất phát.

Tới nhà cô dâu cũng phải giờ Hoàng đạo mới được vào đón dâu. Đón xong về đến nhà chú rể lại phải chờ giờ Hoàng đạo mới được vào nhà.

Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm cô dâu ở tuổi kim lâu – tuổi có số đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro (như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi…).

Ngoài ra tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly, cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

Ăn hỏi thế nào để không vô duyên?
- Khi nhà trai đến ăn hỏi, cô gái không được ló mặt ra trước (vì sẽ bị coi là vô duyên, thiếu lễ phép), mà phải ở trong phòng tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể vào đón cô dâu mới được ra để mời nước họ hàng.

>>Có thể bạn quan tâm: Lễ ăn hỏi 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp bao gồm những gì?

- Trong đám hỏi ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cau (dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai) để cúng ông bà tổ tiên. Sở dĩ nhà gái không được dùng dao cắt, vì dân gian cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.

Ở miền Nam, chú rể sẽ là người xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ, ai làm nhanh hơn được coi là về sau sẽ "nắm quyền" nhà.
 
×
Quay lại
Top