Vì 2 từ "cố gắng", tôi trở thành người trầm cảm

Thoi Gian

Không có tuổi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2014
Bài viết
525
Mỗi một người mệt mỏi và tìm đến bạn, thay vì nói cố gắng lên, hãy nói nghỉ ngơi đi, hãy buông và khi nào có thể, hãy trở lại.

Tôi viết những dòng này không phải là cần lời khuyên hay gì khác, chỉ là muốn tâm sự với các bạn về câu chuyện của mình mà thôi.

Có thể những ai biết tôi mà đọc được những dòng này sẽ nhếch mép rằng:“Có được cuộc sống như mày thì có gì mà phải kêu ca hay than phiền, hãy nhìn người khác xem, chẳng ai có được một phần cuộc sống của mày đâu”. Tôi cũng nghĩ thế, và đấy là động lực duy nhất giúp tôi đứng vững đến thời điểm này, nhưng cũng chính điều đó đã khiến tôi trở nên trầm cảm và cô đơn như thế.

Tôi là con gái Hà Nội gốc. Không những là người Hà Nội, gia đình tôi từ mấy đời trước đã là địa chủ, đến thời bố mẹ tôi cũng là những người rất thành đạt và giàu có ở Việt Nam. Nhưng may mắn là mặc dù bố mẹ tôi bận rộn công việc nhưng từ bé đến lớn tôi chưa bao giờ phải lo nghĩ về bất cứ chuyện gì. Bố mẹ, anh chị luôn luôn chăm sóc tôi rất kĩ càng, quan tâm tới tôi từ tinh thần đến vật chất. Tôi học trong một trường quốc tế bậc nhất ở Hà Nội, bạn bè cũng đều là những người thuộc tầng lớp thượng lưu, nên thực sự chúng tôi chơi với nhau rất dễ dàng.Trong suốt những năm tháng ấy, tôi đã sống một cuộc sống hạnh phúc và yên bình như thế.

bi-ap-luc-chi-vi-loi-dong-vien-phai-co-gang-1-fd867.jpg


Năm 2010, bất động sản phát triển mạnh, bố tôi chuyển hướng kinh doanh khách sạn, du lịch ở những tỉnh phía Nam. Khu bố tôi tâm đắc nhất là B.T. Xác định đây là hướng đầu tư lâu dài và lại không muốn xa gia đình, bố tôi ngỏ ý cả nhà chuyển vào B.T sống một thời gian, đồng thời cũng coi như đi du lịch, thay đổi không khí. Vậy là tôi cũng chuyển trường. Lúc ấy, B.T chưa có trường quốc tế nên bố đã chạy cho tôi vào trường chuyên T.H.Đ. Nhưng rồi ch.uyện ấy cũng lộ ra vì trước đây tôi học trường quốc tế nên thực sự khi chuyển vào trường chuyên tôi không thể theo kịp. Tôi cũng không có bạn, lại thêm chuyện học kém nên tôi càng bị xa lánh, ngay cả thầy cô giáo cũng không ưa tôi.

Bạn nào từng học trường quốc tế cũng biết, ở môi trường quốc tế rất coi trọng nhân quyền, học là chơi và chơi là học nên vô cùng thoải mái. Qua 15 năm học, những điều ấy đã xây dựng nên con người tôi theo cách của phương Tây nên khi chuyển vào mội môi trường rất Việt Nam này, tôi thực sự bị sốc. Những ngày tới trường giống như đi đến địa ngục vậy, tôi cứ lủi thủi như một bóng ma. Không biết bao nhiêu lần tôi nghe thấy bạn bè và thầy cô nói bóng gió là“Con nhà giàu lắm tiền, học làm quái gì?”hay“Tưởng nhà mình giàu mãi được à?”mà ứa nước mắt. Đã nhiều lần, tôi định nói với bố mẹ về chuyện chuyển lại về Hà Nội, nhưng cứ thấy bố mẹ vất vả, bận rộn như vậy để lo cho mình, vậy mà chỉ vì chuyện này lại khiến công việc của bố bị tạm dừng, cả nhà phải xa nhau nên lại thôi.

Mỗi lần mẹ tâm sự với tôi, mẹ đều nói:“Con phải thấy là con rất may mắn mới có được một cuộc sống nhiều người mơ ước như vậy nên con phải cố gắng”. Tất cả mọi người, ai cũng bảo tôi phải “cố gắng”, nên tôi cũng chỉ biết “cố gắng”. Tôi không hiểu lắm nghĩa của từ “cố gắng” cụ thể là thế nào, lúc ấy tôi chỉ biết “cố gắng” có nghĩa là chịu đựng, đừng để cho ai biết mình cũng yếu đuối lắm, mình cũng bị tổn thương bởi những điều nhỏ nhặt... Và cứ thế, tôi chịu đựng những ngày tháng như địa ngục, tôi tách dần khỏi mọi người, tôi không có bạn, và đương nhiên cũng không có bạn thân. Dần dần, tôi cũng bỏ luôn thói quen chia sẻ với bố mẹ. Lúc ấy, chính tôi cũng không biết rằng mình đang mắc chứng trầm cảm.

Thời gian đó, tôi nghĩ rằng, cách duy nhất để cứu bản thân mình là đi du học. Thế nhưng, anh trai và chị gái ruột của tôi đã kết hôn, chỉ còn tôi nhỏ nhất sống với bố mẹ nên ngay từ đầu bố đã nói là sẽ không cho tôi đi đâu cả. Vì điều này nên tôi đã giấu bố mẹ thi lấy học bổng. Mặc dù tôi học văn hoá rất kém nhưng do học trường quốc tế nên tiếng Anh của tôi cũng khá. Tôi nhanh chóng giành được học bổng bán phần đi Úc. Sau khi cố gắng thuyết phục, bố mẹ cũng ủng hộ tôi đi.

bi-ap-luc-chi-vi-loi-dong-vien-phai-co-gang-2-fd867.jpg


17 tuổi, cuộc sống của tôi một lần nữa thay đổi ở Úc. Cuộc sống ở đây khác hẳn với môi trường quốc tế ở Việt Nam mà tôi đã từng sống. Tôi phát hiện ngôi trường tôi đã học là một ngôi trường dịch vụ, có nghĩa là trả tiền và nhận được những dịch vụ tốt nhất theo nghĩa “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Một môi trường quốc tế thực sự, mọi thứ bình đẳng và mọi người được tôn trọng. Tôi đã thực sự rất sốc khi một anh chàng tán tỉnh mình lại bắt share tiền mỗi lần đi ăn. Với công việc, nếu tôi muốn nhận được 100$ thì tôi phải kiếm cho chủ ít nhất 400$/ngày… Thế nhưng, tất cả những điều ấy càng đẩy tôi vào cái hố đen của bản thân. Mẹ và gia đình lại một lần nữa nói tôi phải “cố gắng”. Vì từ “cố gắng'', tôi lao đầu vào học và làm triền miên. Trong vòng hơn 1 tháng trời, mỗi ngày tôi chỉ ngủ có 3 tiếng đồng hồ. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, tôi ngất đi và tỉnh dậy trong bệnh viện. Và sau đó là quãng thời gian dài tôi phải điều trị tâm lý và chịu sự quản thúc của chính phủ Úc để tránh không làm điều gì dại dột…

Bây giờ, tất cả mọi chuyện đã qua. Cũng gần 3 năm kể từ ngày tôi bắt đầu sang Úc. Quãng thời gian trước kia chỉ giống như một kí ức buồn của riêng tôi. Tôi nhớ có một người từng nói thế này:“Mỗi một người mệt mỏi và tìm đến bạn, thay vì nói cố gắng lên, hãy nói nghỉ ngơi đi, hãy buông và khi nào có thể, hãy trở lại”. Thế đấy, chỉ vì từ “cố gắng” mà người ta cứ tưởng là động lực nhưng thật sự nếu đi quá giới hạn thì động lực ấy sẽ biến thành áp lực.

Theo Hannah Han
 
×
Quay lại
Top