- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Những hòn đá thần kỳ trong truyền thuyết Viking lừng lẫy hóa ra có thật.
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng xác thực về hòn đá bí ẩn trong câu truyện cổ, hòn đá được các thủy thủ tàu Viking gọi là đá Mặt Trời, dùng để xác định phương hướng trong những ngày mưa bão.
Con thuyền mô tả lại chuyến thám hiểm của thủy thủ Viking.
Trước khi con người phát minh ra la bàn, những nhà thám hiểm Na-uy từng có hành trình vượt đại dương hàng ngàn km đến Greenland, vùng đất được cho là Bắc Mỹ. Truyền thuyết mô tả, các thủy thủ không biết sợ hãi này đã định hướng được mặt trời và các vì sao rất chính xác dựa trên loại một đá kỳ lạ cùng kiến thức mốc bờ, hướng gió và sóng.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia tranh cãi về giả thuyết người Viking quan sát hiệu ứng ánh sáng trên hòn đá để xác định vị trí mặt trời qua lớp mây dày đặc. Gần đây, nghiên cứu mới thực hiện trên tinh thể được phát hiện từ một con tàu bị đắm vào năm 1592 cho thấy, loại đá này thực sự tồn tại. Nhóm các nhà nghiên cứu do ông Guy Ropars, đến từ Đại học Rennes ở Brittany (Pháp), khẳng định họ đã có câu trả lời.
Loại đá mặt trời trong suốt và lấp lánh.
Các nhà khoa học tìm ra trên con tàu đắm một loại đá can-xít trong suốt có khả năng khúc xạ ánh sáng. Phát hiện này mở ra lời giải rằng các thủy thủ Viking đã nhận thức được công dụng của đá can-xít và dùng chúng để xác định phương hướng. Loại đá này có thể tìm hướng mặt trời chính xác đến từng độ. Ánh sáng khi đi qua can-xít dẫn tới hiện tượng khúc xạ kép. Các tia sáng bị tách thành hai phần. Sóng điện từ dao động theo hướng vuông góc với hướng chuyển động, các nhà khoa học giải thích.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, đến kỷ nguyên của la bàn, nhiều thủy thủ vẫn sử dụng đá can-xít như một vật phòng bị.
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng xác thực về hòn đá bí ẩn trong câu truyện cổ, hòn đá được các thủy thủ tàu Viking gọi là đá Mặt Trời, dùng để xác định phương hướng trong những ngày mưa bão.
Trước khi con người phát minh ra la bàn, những nhà thám hiểm Na-uy từng có hành trình vượt đại dương hàng ngàn km đến Greenland, vùng đất được cho là Bắc Mỹ. Truyền thuyết mô tả, các thủy thủ không biết sợ hãi này đã định hướng được mặt trời và các vì sao rất chính xác dựa trên loại một đá kỳ lạ cùng kiến thức mốc bờ, hướng gió và sóng.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia tranh cãi về giả thuyết người Viking quan sát hiệu ứng ánh sáng trên hòn đá để xác định vị trí mặt trời qua lớp mây dày đặc. Gần đây, nghiên cứu mới thực hiện trên tinh thể được phát hiện từ một con tàu bị đắm vào năm 1592 cho thấy, loại đá này thực sự tồn tại. Nhóm các nhà nghiên cứu do ông Guy Ropars, đến từ Đại học Rennes ở Brittany (Pháp), khẳng định họ đã có câu trả lời.
Các nhà khoa học tìm ra trên con tàu đắm một loại đá can-xít trong suốt có khả năng khúc xạ ánh sáng. Phát hiện này mở ra lời giải rằng các thủy thủ Viking đã nhận thức được công dụng của đá can-xít và dùng chúng để xác định phương hướng. Loại đá này có thể tìm hướng mặt trời chính xác đến từng độ. Ánh sáng khi đi qua can-xít dẫn tới hiện tượng khúc xạ kép. Các tia sáng bị tách thành hai phần. Sóng điện từ dao động theo hướng vuông góc với hướng chuyển động, các nhà khoa học giải thích.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, đến kỷ nguyên của la bàn, nhiều thủy thủ vẫn sử dụng đá can-xít như một vật phòng bị.