Dung Vuong
Founder at Wiki Cabinet Media
- Tham gia
- 26/11/2019
- Bài viết
- 0
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:
Physarum polycephalum thông minh như thế nào?
Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề Ve sầu và vòng đời đầy khắc nghiệt. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé!
Trong thế giới côn trùng, ve sầu được coi là loài có tuổi thọ cao. Thông thường, ve sầu có vòng đời từ 3 đến 5 năm, một số khác có vòng đời dài hơn. Ve sầu định kỳ Magicicada là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất, lên tới 17 năm. Giai đoạn ấu trùng chiếm phần lớn vòng đời và trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng trong suốt 17 năm dưới lòng đất.
Với chu kỳ sống khác thường đó, chúng sẽ chui lên mặt đất để thực hiện quá trình lột xác cuối cùng để trở thành ve trưởng thành vào khoảng tháng 4 – 5. Sau đó, chúng gặp nhau, kết đôi và cho ra đời những thế hệ tương lai. Mùa giao phối của ve sầu thường kéo dài 15 – 20 ngày, khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ duy trì nòi giống, chúng sẽ chết.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng, thời gian sinh trưởng dưới lòng đất của ve sầu là các số nguyên tố 3, 5, 13 và 17. Sự thích ứng với cuộc sống dài đằng đẵng trong lòng đất giúp chúng tránh được các mối nguy hiểm từ ong bắp cày, bọ ngựa hoặc chính các con ve khác.
Như bạn đã biết, khi mùa hè đến, ve sầu sẽ bất chấp mọi nguy hiểm để tìm bạn tình trong khoảng thời gian vô cùng eo hẹp. Có lẽ, lời lý giải cho tất cả những hành vi kỳ lạ đều nhằm mục đích thu hút những con cái. Đánh đổi cuộc sống trong lòng đất an toàn bằng những ngày ngắn ngủi trên mặt đất để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản – đó là nhiệm vụ quan trọng nhất và là mục đích duy nhất của ve sầu.
Ve sầu có khả năng khuếch đại âm thanh lớn bởi có bụng của chúng có cấu tao rỗng. Chỉ cần lắc mình, dùng cách tạo nhịp cho bài hát độc đáo của chúng. Các loài ve khác nhau tạo ra âm thành khác nhau với cường độ và độ cao khác nhau để thu hút bạn tình.
Sau khi giao phối, ve sầu cái sẽ đào những rành nhỏ trên vỏ cây rồi đẻ trứng vào đó. Chúng có thể đào đi đà lại những rãnh tương tự cho tới khi đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống đất, tiếp tục đào những đường hầm dưới lòng đất để trú ngụ. Độ sâu của các đường hầm này từ 30 cm cho tới 2.5 m. Chúng hút nhựa cây và các chất dinh dưỡng khác trong đất để sinh trưởng và phát triển.
Một con ve sầu sẽ trải qua 5 lần lột xác trong đời, 4 lần trong lòng đất và 1 lần trên mặt đất. Sau khi hoàn thành 4 lần lột xác đầu tiên, nó sẽ chui lên mặt đất, hoàn thành lần lột xác thứ 5 và phát triển thành con trưởng thành.
Nói chung, ve sầu thường chui lên khỏi mặt đất sau trận mưa vào mùa hè, lúc này đất tương đối ẩm và tơi xốp, thích hợp cho việc xông đất. Ngay khi con trưởng thành trở lại mặt đất, chúng bắt đầu kế hoạch sinh sản của chính mình, bởi vì không còn nhiều thời gian nữa.
Tại sao ve sầu lại có sự sắp đặt cuộc đời vô lý như vậy?
Rõ ràng, điều này chỉ là phi lý từ quan điểm của con người, nhưng đối với một con ve sầu, đây có thể là kế hoạch sinh tồn tốt nhất mà nó đã tìm ra và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng chứng là chúng đã và đang sinh trường và phát triển theo cách này qua hàng tỷ năm tiến hóa.
Đây là loài côn trùng phải trải qua 5 lần lột xác, có thể thấy trước khi biến thái chúng rất yếu và dễ tổn thương. Nếu lúc lựa chọn cuộc sống trên mặt đất thì quá nguy hiểm, chúng có thể bị ăn thịt trước khi trưởng thành.
Không chỉ các loài động vật khác muốn ăn ve sầu mà con người chúng ta cũng luôn muốn tìm bắt loài côn trùng thơm ngon này.
Cuộc sống dưới lòng đất có đủ thức ăn, ít thiên địch, an toàn hơn trên mặt đất, giúp chúng sống sót qua mùa đông lạnh giá hay những ngày hè nóng bức.
Sự sống bị kiểm soát bởi nấm ký sinh
Môi trường sinh sống của ve sầu rất đặc biệt, chúng sử dụng lối sống đặc biệt đó để bí mật thực hiện kế hoạch sinh sản của chúng.
Có một loại nấm ký sinh đã lây nhiễm ve sầu trước khi chúng được chui lên mặt đất.
Ve sầu bị nhiễm bệnh sẽ không biểu hiện bệnh trong suốt thời gian sống trong lòng đất. Chỉ một tuần sau lần lột xác cuối cùng, phần bụng của nó sẽ bị ăn mòn và rụng đi, thay vào đó là lớp bào tử màu vàng của nấm, ngụy trang thành bụng.
Lúc này, ve sầu chưa chết, vẫn đang bay lượn với chiếc “bụng giả” không thuộc về mình, tìm bạn tình để hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Ve sầu chỉ có một mục đích duy nhất, đó là sinh sản, và nấm chỉ có một mục đích, lây lan qua quá trình sinh sản của ve sầu.
Dưới sự kiểm soát của nấm, ve sầu trở nên bất thường. Ve sầu đực thậm chí sẽ hoạt động vượt quá giới hạn, tìm mọi cách để thu hút những con ve sầu cái, thậm chí là cả với ve sầu đực. Ngay cả khi không có bụng, việc sinh sản sẽ không dừng lại, và để thực hiện mục đích duy nhất là lây lan mầm bệnh.
Cuộc sống vô cùng khắc nghiệt
Dường như cuộc đời của loài ve sầu rất khắc nghiệt, mới nhìn thấy thế giới này được vài ngày đã phải đối mặt với cái chết. Và trong lần sung sướng duy nhất này lại bị nấm ký sinh kiểm soát khiến nó trở nên vô cùng khốn khổ.
Nhưng dù sao thì đây cũng là một cách sinh tồn của riêng chúng và đã trải qua rất nhiều thế hệ trong hệ sinh thái tự nhiên.
Thiên nhiên đòi hỏi sự cộng sinh của các sinh vật khác nhau để phát triển ổn định. Ve sầu là một trong những mắt xích, nấm và người cũng là một mắt xích, mắt xích này kết nối với mắt xích khác tạo thành một chuỗi thức ăn.
Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Một số sự thật thú vị bạn biết về động vật.
Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.
Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:thiên nhiênve sầuvòng đời của ve sầu
Physarum polycephalum thông minh như thế nào?
Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề Ve sầu và vòng đời đầy khắc nghiệt. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé!
Trong thế giới côn trùng, ve sầu được coi là loài có tuổi thọ cao. Thông thường, ve sầu có vòng đời từ 3 đến 5 năm, một số khác có vòng đời dài hơn. Ve sầu định kỳ Magicicada là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất, lên tới 17 năm. Giai đoạn ấu trùng chiếm phần lớn vòng đời và trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng trong suốt 17 năm dưới lòng đất.
Với chu kỳ sống khác thường đó, chúng sẽ chui lên mặt đất để thực hiện quá trình lột xác cuối cùng để trở thành ve trưởng thành vào khoảng tháng 4 – 5. Sau đó, chúng gặp nhau, kết đôi và cho ra đời những thế hệ tương lai. Mùa giao phối của ve sầu thường kéo dài 15 – 20 ngày, khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ duy trì nòi giống, chúng sẽ chết.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng, thời gian sinh trưởng dưới lòng đất của ve sầu là các số nguyên tố 3, 5, 13 và 17. Sự thích ứng với cuộc sống dài đằng đẵng trong lòng đất giúp chúng tránh được các mối nguy hiểm từ ong bắp cày, bọ ngựa hoặc chính các con ve khác.
Như bạn đã biết, khi mùa hè đến, ve sầu sẽ bất chấp mọi nguy hiểm để tìm bạn tình trong khoảng thời gian vô cùng eo hẹp. Có lẽ, lời lý giải cho tất cả những hành vi kỳ lạ đều nhằm mục đích thu hút những con cái. Đánh đổi cuộc sống trong lòng đất an toàn bằng những ngày ngắn ngủi trên mặt đất để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản – đó là nhiệm vụ quan trọng nhất và là mục đích duy nhất của ve sầu.
Ve sầu có khả năng khuếch đại âm thanh lớn bởi có bụng của chúng có cấu tao rỗng. Chỉ cần lắc mình, dùng cách tạo nhịp cho bài hát độc đáo của chúng. Các loài ve khác nhau tạo ra âm thành khác nhau với cường độ và độ cao khác nhau để thu hút bạn tình.
Sau khi giao phối, ve sầu cái sẽ đào những rành nhỏ trên vỏ cây rồi đẻ trứng vào đó. Chúng có thể đào đi đà lại những rãnh tương tự cho tới khi đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống đất, tiếp tục đào những đường hầm dưới lòng đất để trú ngụ. Độ sâu của các đường hầm này từ 30 cm cho tới 2.5 m. Chúng hút nhựa cây và các chất dinh dưỡng khác trong đất để sinh trưởng và phát triển.
Một con ve sầu sẽ trải qua 5 lần lột xác trong đời, 4 lần trong lòng đất và 1 lần trên mặt đất. Sau khi hoàn thành 4 lần lột xác đầu tiên, nó sẽ chui lên mặt đất, hoàn thành lần lột xác thứ 5 và phát triển thành con trưởng thành.
Nói chung, ve sầu thường chui lên khỏi mặt đất sau trận mưa vào mùa hè, lúc này đất tương đối ẩm và tơi xốp, thích hợp cho việc xông đất. Ngay khi con trưởng thành trở lại mặt đất, chúng bắt đầu kế hoạch sinh sản của chính mình, bởi vì không còn nhiều thời gian nữa.
Tại sao ve sầu lại có sự sắp đặt cuộc đời vô lý như vậy?
Rõ ràng, điều này chỉ là phi lý từ quan điểm của con người, nhưng đối với một con ve sầu, đây có thể là kế hoạch sinh tồn tốt nhất mà nó đã tìm ra và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng chứng là chúng đã và đang sinh trường và phát triển theo cách này qua hàng tỷ năm tiến hóa.
Đây là loài côn trùng phải trải qua 5 lần lột xác, có thể thấy trước khi biến thái chúng rất yếu và dễ tổn thương. Nếu lúc lựa chọn cuộc sống trên mặt đất thì quá nguy hiểm, chúng có thể bị ăn thịt trước khi trưởng thành.
Không chỉ các loài động vật khác muốn ăn ve sầu mà con người chúng ta cũng luôn muốn tìm bắt loài côn trùng thơm ngon này.
Cuộc sống dưới lòng đất có đủ thức ăn, ít thiên địch, an toàn hơn trên mặt đất, giúp chúng sống sót qua mùa đông lạnh giá hay những ngày hè nóng bức.
Sự sống bị kiểm soát bởi nấm ký sinh
Môi trường sinh sống của ve sầu rất đặc biệt, chúng sử dụng lối sống đặc biệt đó để bí mật thực hiện kế hoạch sinh sản của chúng.
Có một loại nấm ký sinh đã lây nhiễm ve sầu trước khi chúng được chui lên mặt đất.
Ve sầu bị nhiễm bệnh sẽ không biểu hiện bệnh trong suốt thời gian sống trong lòng đất. Chỉ một tuần sau lần lột xác cuối cùng, phần bụng của nó sẽ bị ăn mòn và rụng đi, thay vào đó là lớp bào tử màu vàng của nấm, ngụy trang thành bụng.
Lúc này, ve sầu chưa chết, vẫn đang bay lượn với chiếc “bụng giả” không thuộc về mình, tìm bạn tình để hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Ve sầu chỉ có một mục đích duy nhất, đó là sinh sản, và nấm chỉ có một mục đích, lây lan qua quá trình sinh sản của ve sầu.
Dưới sự kiểm soát của nấm, ve sầu trở nên bất thường. Ve sầu đực thậm chí sẽ hoạt động vượt quá giới hạn, tìm mọi cách để thu hút những con ve sầu cái, thậm chí là cả với ve sầu đực. Ngay cả khi không có bụng, việc sinh sản sẽ không dừng lại, và để thực hiện mục đích duy nhất là lây lan mầm bệnh.
Cuộc sống vô cùng khắc nghiệt
Dường như cuộc đời của loài ve sầu rất khắc nghiệt, mới nhìn thấy thế giới này được vài ngày đã phải đối mặt với cái chết. Và trong lần sung sướng duy nhất này lại bị nấm ký sinh kiểm soát khiến nó trở nên vô cùng khốn khổ.
Nhưng dù sao thì đây cũng là một cách sinh tồn của riêng chúng và đã trải qua rất nhiều thế hệ trong hệ sinh thái tự nhiên.
Thiên nhiên đòi hỏi sự cộng sinh của các sinh vật khác nhau để phát triển ổn định. Ve sầu là một trong những mắt xích, nấm và người cũng là một mắt xích, mắt xích này kết nối với mắt xích khác tạo thành một chuỗi thức ăn.
Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Một số sự thật thú vị bạn biết về động vật.
Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.
Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:thiên nhiênve sầuvòng đời của ve sầu