- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Trou de Fer là một trong những địa điểm tham quan ngoạn mục nhất thuộc quốc đảo La Réunion (trong Ấn Độ Dương) nằm ở ngoài khơi bờ biển cách phía đông Madagasca 700 km và cách phía tây nam Mauritius 200km.
Trou de Fer là một hẻm núi phủ đầy cây cối có độ sâu khoảng 305m, nằm giữa hai vòng đá hình cung ở trên có con sông Bras de Caverne chảy qua. Hẻm núi được chia thành hai phần riêng biệt, phần miệng lớn của hẻm núi chứa 6 thác nước nổi bật nhất và phần còn lại là khe núi hẹp tạo thành chiều dài cho hẻm núi.
Nước từ thượng nguồn con sông Bras de Caverne chảy xuống vòng cung lớn nhất nằm trên sườn núi qua bức tường của hẻm núi từ độ cao 210m tạo nên những dòng thác ấn tượng. Tùy theo mùa mà lượng nước nhiều hay ít. Vào những tháng mùa khô, nước rất ít và gần như là không có tại các thác nhưng vào mùa xuân, các dòng thác được hồi sinh và người ta đo được chiều cao lớn nhất của một trong sáu ngọn thác vào thời điểm này là 300m. Vượt qua chặng đường khoảng 3,5 km, con sông Bras de Caverne chảy vào 3 ngọn thác ấn tượng nhất ở độ cao 930m và sau đó chảy quanh co dọc theo hẻm núi hẹp cho đến khi hợp lưu với con sông Riviere du Mat chảy vào Ấn Độ Dương.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1989 cho đến nay, Trou de Fer trở là điểm đến ưa thích dành cho những người đam mê môn thể thao mạo hiểm - canyoneering. Đặc biệt ở Pháp, người ta mang môn thể thao vượt thác này đến Trou de Fer, họ sử dụng các kỹ năng như leo trèo bơi lội xuôi theo các dòng thác đổ. Trou de Fer trở thành một cái gì đó đầy thách thức đối với họ.
Sự tàn phá rừng và việc hợp nhất những loài không bản địa có tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái đảo, sự cân bằng đã được tạo ra nhưng lại không có sự tương tác với môi trường bên ngoài. Trên đảo, loài chim cu lười đã bị tuyệt chủng ngay sau khi có sự xuất hiện của những thủy thủ đến từ phương tây. Thay vào đó là những giống loài gia súc, gia cầm mới được họ mang đến hòn đảo này.
Vẻ đẹp của Trou de Fer:
Theo (Infonet )
Trou de Fer là một hẻm núi phủ đầy cây cối có độ sâu khoảng 305m, nằm giữa hai vòng đá hình cung ở trên có con sông Bras de Caverne chảy qua. Hẻm núi được chia thành hai phần riêng biệt, phần miệng lớn của hẻm núi chứa 6 thác nước nổi bật nhất và phần còn lại là khe núi hẹp tạo thành chiều dài cho hẻm núi.
Nước từ thượng nguồn con sông Bras de Caverne chảy xuống vòng cung lớn nhất nằm trên sườn núi qua bức tường của hẻm núi từ độ cao 210m tạo nên những dòng thác ấn tượng. Tùy theo mùa mà lượng nước nhiều hay ít. Vào những tháng mùa khô, nước rất ít và gần như là không có tại các thác nhưng vào mùa xuân, các dòng thác được hồi sinh và người ta đo được chiều cao lớn nhất của một trong sáu ngọn thác vào thời điểm này là 300m. Vượt qua chặng đường khoảng 3,5 km, con sông Bras de Caverne chảy vào 3 ngọn thác ấn tượng nhất ở độ cao 930m và sau đó chảy quanh co dọc theo hẻm núi hẹp cho đến khi hợp lưu với con sông Riviere du Mat chảy vào Ấn Độ Dương.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1989 cho đến nay, Trou de Fer trở là điểm đến ưa thích dành cho những người đam mê môn thể thao mạo hiểm - canyoneering. Đặc biệt ở Pháp, người ta mang môn thể thao vượt thác này đến Trou de Fer, họ sử dụng các kỹ năng như leo trèo bơi lội xuôi theo các dòng thác đổ. Trou de Fer trở thành một cái gì đó đầy thách thức đối với họ.
Hẻm núi Trou de Fer có tên tiếng anh là "Iron Hole".
Địa hình Trou de Fer được tạo ra từ núi lửa đứt gãy, cho nên việc tiếp cận vào trung tâm hòn đảo Réunion này là rất khó khăn. Chính địa hình trắc trở này đã giúp cho hòn tránh được sự xâm lấn của con người, giúp nó giữ được vẻ hoang sơ vốn có và cả những khu rừng nhiệt đới xung quanh được bảo tồn tốt, làm môi trường sinh sống yên bình cho những loài thực vật như thạch nam khổng lồ, dương xỉ, địa y... Độ cao của rừng so với mực nước biển là tương đối thấp, tuy nhiên nơi đây cũng đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp hay đô thị nhưng lại biến mất sau đó không bao lâu. Đây là nguyên nhân khiến hơn 30 loài động vật và thực vật mà trong đó có khoảng 2/3 là loài đặc hữu đã bị tuyệt chủng trên hòn đảo này trong vòng 400 năm qua.
Vẻ đẹp của Trou de Fer:
Theo (Infonet )