Uống trà là một hoạt động tinh tế và mang tính xã hội. Thời gian uống trà là thời gian để nghiền ngẫm chuyện đời, để tạm thoát khỏi cuộc sống náo nhiệt và cũng thể thanh thản, phục hồi năng lượng. Từ xưa đến nay, mỗi nước đều có một nghi thức uống trà riêng biệt cho mình.
* Ở phương Đông: Người ta xem việc uống trà là thói quen trong cuộc sống. Khởi thủy, trà là một loại lá thuốc, sau biến dần thành thức uống, mà quê hương đầu tiên là Trung Hoa. Từ đây, nghi thức uống trà đã vượt biên giới và được Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á hấp thu khá rõ nét. Ngày nay, nghệ thuật uống trà Trung Hoa được biết đến như là tạo giây phút nghỉ ngơi thoải mái trong lúc "đối ẩm" với bạn trà. Thời phong kiến Trung Quốc, trong các nghi lễ, những nhân vật có thế lực thường được thuộc cấp dâng tặng danh trà nổi tiếng thơm ngon. Còn trong suốt đám cưới của người phương Đông, trà luôn được chiêu đãi và ngụ ý chúc đôi uyên ương sống lâu và chung thủy.
* Ở Nga: Truyền thống uống trà ở Nga thường gắn liền với ấm Samovar - một chiếc bình trà lớn, kiểu dáng tinh tế, duy trì hàng lít nước ở nhiệt độ cao. Vì thời tiết nước Nga lạnh giá nên người Nga quan niệm trà là loại thức uống làm ấm tim cũng như làm ấm cơ thể. Âm trà Samovar và đường viên luôn được chuẩn bị sẵn khi có khách thăm hoặc khi cả gia đình quây quần bên nhau. Trước khi chiêu ngụm nước trà nóng, người Nga cho viên đường vào giữa răng và nhấp nháp vị ngọt dịu cùng hương vị trà.
* Ở Morocco: Người Morocco thường thưởng thức loại trà xanh thượng hạng. Họ luôn dùng trà khi có dịp ngồi quây quần bên nhau. Theo quan niệm, điều này cũng có nghĩa là khách đừng vội đứng lên cáo từ sớm. Thông thường, chủ nhà (nam giới) hoặc con trai trưởng trong gia đình sẽ đương nhiên lãnh việc pha trà, trừ khi vợ của chủ nhà, tôn kính khách của chồng, đứng lên mời chồng pha trà. Hai bình trà được chuẩn bị cùng một lúc. Chủ nhà phải chuẩn bị đủ 3 loại nước pha được chiết từ nước sôi. Loại nước sau phải nóng hơn loại nước trước. Theo truyền thống, trà được rót từ rất cao phía trên những chiếc ly nhỏ đặt trong khay kim loại chạm khắc đẹp. Và đúng theo nghi thức, khách sẽ ngưng uống trà sau lần pha trà thứ ba.
* Ở Anh: Dân Anh rất thích tác phẩm "Năm giờ uống trà" của nữ công tước Bedford - người đã tạo lập thói quen uống trà vào buổi chiều của người Anh. Ngày nay, các bà nội trợ Anh vẫn nói khiếu thẩm mỹ bậc nhất của mình bằng việc trang bàn uống trà phủ khăn, hoa tươi, bộ đồ uống bằng bạc và sứ Trung Hoa. Món trà người Anh thường dùng đãi khách là trà sữa hoặc trà chanh.
* Ở Nhật: Việc thưởng trà ở Nhật đã có bề dày văn hóa lâu dài và là hình thức tôn kính cái đẹp Thiền lý, trong đó các thành viên (trà đồ) tập trung thanh lọc tâm hồn bằng việc tĩnh lại với tự nhiên. Triết lý thưởng trà nay đã trở thành một nghi thức luật cao cấp: trà đạo, chính thức thiết lập vaò thời Mạc Phủ tướng quân thế kỷ 15. Trà thất bằng gỗ nằm trong vườn cảnh, có đường nhỏ rải sỏi dẫn đến. Sau khi nhẹ bước trên đường trải sỏi, trà đồ tự rũ bỏ thế giới ồn ào để hướng về thiên nhiên tĩnh lặng. Chủ nhà chỉ bắt đầu pha trà bằng bột trà xanh khi các trà đồ đã yên vị và trà thất hoàn toàn yên lặng. Suốt quá trình ngồi với tư thế đặc biệt, sự thuần khiết và hòa hợp sẽ được các trà đồ thể hiện để biểu đạt các đẹp thực sự. Mỗi động tác pha trà và uống trà sẽ được các thành viên thực hiện và quan sát rất cẩn trọng. Nhấp từng ngụm trà màu hổ phách nóng hổi đựng trong chén trắng tinh tế, trà đồ quên hết dục vọng, đắm mình trong không gian - thời gian tĩnh lặng; và tâm hồn hoàn toàn yên bình...
* Ở phương Đông: Người ta xem việc uống trà là thói quen trong cuộc sống. Khởi thủy, trà là một loại lá thuốc, sau biến dần thành thức uống, mà quê hương đầu tiên là Trung Hoa. Từ đây, nghi thức uống trà đã vượt biên giới và được Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á hấp thu khá rõ nét. Ngày nay, nghệ thuật uống trà Trung Hoa được biết đến như là tạo giây phút nghỉ ngơi thoải mái trong lúc "đối ẩm" với bạn trà. Thời phong kiến Trung Quốc, trong các nghi lễ, những nhân vật có thế lực thường được thuộc cấp dâng tặng danh trà nổi tiếng thơm ngon. Còn trong suốt đám cưới của người phương Đông, trà luôn được chiêu đãi và ngụ ý chúc đôi uyên ương sống lâu và chung thủy.
* Ở Nga: Truyền thống uống trà ở Nga thường gắn liền với ấm Samovar - một chiếc bình trà lớn, kiểu dáng tinh tế, duy trì hàng lít nước ở nhiệt độ cao. Vì thời tiết nước Nga lạnh giá nên người Nga quan niệm trà là loại thức uống làm ấm tim cũng như làm ấm cơ thể. Âm trà Samovar và đường viên luôn được chuẩn bị sẵn khi có khách thăm hoặc khi cả gia đình quây quần bên nhau. Trước khi chiêu ngụm nước trà nóng, người Nga cho viên đường vào giữa răng và nhấp nháp vị ngọt dịu cùng hương vị trà.
* Ở Morocco: Người Morocco thường thưởng thức loại trà xanh thượng hạng. Họ luôn dùng trà khi có dịp ngồi quây quần bên nhau. Theo quan niệm, điều này cũng có nghĩa là khách đừng vội đứng lên cáo từ sớm. Thông thường, chủ nhà (nam giới) hoặc con trai trưởng trong gia đình sẽ đương nhiên lãnh việc pha trà, trừ khi vợ của chủ nhà, tôn kính khách của chồng, đứng lên mời chồng pha trà. Hai bình trà được chuẩn bị cùng một lúc. Chủ nhà phải chuẩn bị đủ 3 loại nước pha được chiết từ nước sôi. Loại nước sau phải nóng hơn loại nước trước. Theo truyền thống, trà được rót từ rất cao phía trên những chiếc ly nhỏ đặt trong khay kim loại chạm khắc đẹp. Và đúng theo nghi thức, khách sẽ ngưng uống trà sau lần pha trà thứ ba.
* Ở Anh: Dân Anh rất thích tác phẩm "Năm giờ uống trà" của nữ công tước Bedford - người đã tạo lập thói quen uống trà vào buổi chiều của người Anh. Ngày nay, các bà nội trợ Anh vẫn nói khiếu thẩm mỹ bậc nhất của mình bằng việc trang bàn uống trà phủ khăn, hoa tươi, bộ đồ uống bằng bạc và sứ Trung Hoa. Món trà người Anh thường dùng đãi khách là trà sữa hoặc trà chanh.
* Ở Nhật: Việc thưởng trà ở Nhật đã có bề dày văn hóa lâu dài và là hình thức tôn kính cái đẹp Thiền lý, trong đó các thành viên (trà đồ) tập trung thanh lọc tâm hồn bằng việc tĩnh lại với tự nhiên. Triết lý thưởng trà nay đã trở thành một nghi thức luật cao cấp: trà đạo, chính thức thiết lập vaò thời Mạc Phủ tướng quân thế kỷ 15. Trà thất bằng gỗ nằm trong vườn cảnh, có đường nhỏ rải sỏi dẫn đến. Sau khi nhẹ bước trên đường trải sỏi, trà đồ tự rũ bỏ thế giới ồn ào để hướng về thiên nhiên tĩnh lặng. Chủ nhà chỉ bắt đầu pha trà bằng bột trà xanh khi các trà đồ đã yên vị và trà thất hoàn toàn yên lặng. Suốt quá trình ngồi với tư thế đặc biệt, sự thuần khiết và hòa hợp sẽ được các trà đồ thể hiện để biểu đạt các đẹp thực sự. Mỗi động tác pha trà và uống trà sẽ được các thành viên thực hiện và quan sát rất cẩn trọng. Nhấp từng ngụm trà màu hổ phách nóng hổi đựng trong chén trắng tinh tế, trà đồ quên hết dục vọng, đắm mình trong không gian - thời gian tĩnh lặng; và tâm hồn hoàn toàn yên bình...