- Tham gia
- 7/11/2011
- Bài viết
- 90
Theo CỔNG THÔNG TIN VĂN BẰNG 2, hiện trên cả nước có hơn 30 trường Đại học – Học viện tuyển sinh thường xuyên hệ Văn bằng 2 với số lượng ngành nghề phong phú. Mặt khác, các chương trình Cao học được mở ra với các “chiêu” tuyển sinh vô cùng đa dạng: Tuyển sinh trong và ngoài nước, các học bổng du học…
Với những cá nhân đã tốt nghiệp đại học muốn nâng cao trình độ, trước nhiều lựa chọn như vậy, quyết định thế nào là đúng đắn nhất, phù hợp nhất và không gây lãng phí thời gian?
Nguyên nhân nào khiến số đông chúng ta tìm kiếm đào tạo sau đại học?
Quan niệm trọng bằng cấp thái quá: Bằng cấp chưa chắc đã giúp con người làm việc hiệu quả, đó chỉ là một nền tảng để có thể xem xét tiềm năng và khả năng phát triển tiếp theo của con người. Tuy nhiên ở Việt Nam, quan điểm coi trọng bằng cấp quá đáng và xem bằng cấp là công cụ hàng đầu để thành công đã tạo nên một trào lưu đi học để có bằng cấp cao, bằng này bằng kia… mà nhiều khi người học không quan tâm đúng mức đến chất lượng của việc học.
Bất cập trong hướng nghiệp Việt Nam: Theo điều tra mới đây của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trên 70% học sinh THPT không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ. Hạn chế này đã dẫn đến việc nhiều sinh viên chọn sai ngành, học trái ngành do không hiểu được bản thân mình cần gì và muốn gì, khi nhìn lại thì đã muộn… Và phải bỏ thêm thời gian để theo đuổi cái mới.
Phân vân
“Mình nên học thêm văn bằng 2, thi lại trường khác hay học lên Cao học để tấm bằng có giá trị hơn?”; “mình đang phân vân không biết nên học văn bằng 2 hay học cao học”; “Mình vừa muốn học văn bằng 2, vừa muốn học Cao học, chọn lựa thế nào đây?” là những câu hỏi khó trả lời của không ít cá nhân muốn trau dồi hậu Đại học. Đa số chúng ta có tâm lý cân nhắc trên là do cả học văn bằng 2 và Cao học đều có những mặt ích lợi riêng.
Xác định rõ ràng mục đích học
Việc học văn bằng 2 thích hợp khi: Bạn muốn đầu tư thời gian cho các ngành Ngoại ngữ, Kế toán, Tài chính ngân hàng, CNTT… Tức là những ngành có tính ứng dụng thực tiễn cao; Ngành chính của bạn khó xin việc, khó ứng dụng khi không có thêm chuyên môn ngành khác hỗ trợ; Bạn có thời gian và thực sự yêu thích, đam mê ngành văn bằng 2 do chính bản thân bạn chọn lựa… Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng việc có trong tay 2 văn bằng cử nhân không đồng nghĩa với việc sẽ kiếm được 1 công việc ở vị trí cao hơn, vì lượng kiến thức tiếp thu được ở hai bằng chỉ ở mức trung, không chuyên sâu, cao cấp.
Đối với việc học Cao học cũng có những yêu cầu riêng: Nếu bạn cảm thấy mình học sai ngành, trái ngành thì đừng đâm đầu để học cao hơn. Cũng như đừng sai lầm đi học vì các bạn mình cũng học… Cần xác định rõ mình tâm huyết thực sự với ngành mình đã chọn, và muốn bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên sâu, cao cấp để dành cho tương lai, mong muốn vừa có kinh nghiệm làm việc vừa có bằng cấp cao để xứng đáng được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn về sau. Đối với các bạn đã ra trường được 3-5 năm, khi các bạn đã đạt được độ chín đủ để tích lũy kinh nghiệm làm việc, đủ thời gian để đạt được vị trí cao trong công việc thì việc học Cao học là rất thích hợp.
Lời kết
Không hề có một tiêu chuẩn nào chính xác tuyệt đối để chúng ta có thể theo đó mà quyết định việc của mình. Khi đứng giữa hai ngã rẽ, một là học văn bằng 2 và một là học Cao học, để đi đúng con đường dành cho mình, mỗi người phải xác định rõ ràng mục đích học, suy nghĩ thật kỹ theo cả hai hướng khách quan và chủ quan, cũng như có tầm nhìn xa, định hướng một kế hoạch về lâu về dài cho bản thân. Bên cạnh đó, việc thăng tiến lên vị trí cao đòi hỏi không những bằng cấp mà cả kinh nghiệm bản thân và có bằng cấp chưa hẳn đã làm được việc.
Nguồn
https://blog.first-viec-lam.com/bai-cong-tac-so-2-lua-chon-hau-dai-hoc-–-van-bang-2-hay-cao-hoc.html
Với những cá nhân đã tốt nghiệp đại học muốn nâng cao trình độ, trước nhiều lựa chọn như vậy, quyết định thế nào là đúng đắn nhất, phù hợp nhất và không gây lãng phí thời gian?
Nguyên nhân nào khiến số đông chúng ta tìm kiếm đào tạo sau đại học?
Quan niệm trọng bằng cấp thái quá: Bằng cấp chưa chắc đã giúp con người làm việc hiệu quả, đó chỉ là một nền tảng để có thể xem xét tiềm năng và khả năng phát triển tiếp theo của con người. Tuy nhiên ở Việt Nam, quan điểm coi trọng bằng cấp quá đáng và xem bằng cấp là công cụ hàng đầu để thành công đã tạo nên một trào lưu đi học để có bằng cấp cao, bằng này bằng kia… mà nhiều khi người học không quan tâm đúng mức đến chất lượng của việc học.
Bất cập trong hướng nghiệp Việt Nam: Theo điều tra mới đây của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trên 70% học sinh THPT không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ. Hạn chế này đã dẫn đến việc nhiều sinh viên chọn sai ngành, học trái ngành do không hiểu được bản thân mình cần gì và muốn gì, khi nhìn lại thì đã muộn… Và phải bỏ thêm thời gian để theo đuổi cái mới.
Phân vân
“Mình nên học thêm văn bằng 2, thi lại trường khác hay học lên Cao học để tấm bằng có giá trị hơn?”; “mình đang phân vân không biết nên học văn bằng 2 hay học cao học”; “Mình vừa muốn học văn bằng 2, vừa muốn học Cao học, chọn lựa thế nào đây?” là những câu hỏi khó trả lời của không ít cá nhân muốn trau dồi hậu Đại học. Đa số chúng ta có tâm lý cân nhắc trên là do cả học văn bằng 2 và Cao học đều có những mặt ích lợi riêng.
Xác định rõ ràng mục đích học
Việc học văn bằng 2 thích hợp khi: Bạn muốn đầu tư thời gian cho các ngành Ngoại ngữ, Kế toán, Tài chính ngân hàng, CNTT… Tức là những ngành có tính ứng dụng thực tiễn cao; Ngành chính của bạn khó xin việc, khó ứng dụng khi không có thêm chuyên môn ngành khác hỗ trợ; Bạn có thời gian và thực sự yêu thích, đam mê ngành văn bằng 2 do chính bản thân bạn chọn lựa… Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng việc có trong tay 2 văn bằng cử nhân không đồng nghĩa với việc sẽ kiếm được 1 công việc ở vị trí cao hơn, vì lượng kiến thức tiếp thu được ở hai bằng chỉ ở mức trung, không chuyên sâu, cao cấp.
Đối với việc học Cao học cũng có những yêu cầu riêng: Nếu bạn cảm thấy mình học sai ngành, trái ngành thì đừng đâm đầu để học cao hơn. Cũng như đừng sai lầm đi học vì các bạn mình cũng học… Cần xác định rõ mình tâm huyết thực sự với ngành mình đã chọn, và muốn bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên sâu, cao cấp để dành cho tương lai, mong muốn vừa có kinh nghiệm làm việc vừa có bằng cấp cao để xứng đáng được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn về sau. Đối với các bạn đã ra trường được 3-5 năm, khi các bạn đã đạt được độ chín đủ để tích lũy kinh nghiệm làm việc, đủ thời gian để đạt được vị trí cao trong công việc thì việc học Cao học là rất thích hợp.
Lời kết
Không hề có một tiêu chuẩn nào chính xác tuyệt đối để chúng ta có thể theo đó mà quyết định việc của mình. Khi đứng giữa hai ngã rẽ, một là học văn bằng 2 và một là học Cao học, để đi đúng con đường dành cho mình, mỗi người phải xác định rõ ràng mục đích học, suy nghĩ thật kỹ theo cả hai hướng khách quan và chủ quan, cũng như có tầm nhìn xa, định hướng một kế hoạch về lâu về dài cho bản thân. Bên cạnh đó, việc thăng tiến lên vị trí cao đòi hỏi không những bằng cấp mà cả kinh nghiệm bản thân và có bằng cấp chưa hẳn đã làm được việc.
Nguồn
https://blog.first-viec-lam.com/bai-cong-tac-so-2-lua-chon-hau-dai-hoc-–-van-bang-2-hay-cao-hoc.html