- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hành động ném đá, soi mói bắt lỗi người khác của một bộ phận bạn trẻ chẳng khác nào 'giết người không dao'.
Tháo gỡ chuyện khó đỡ tập tập 11 có tên Who are you? của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu "vạch mặt" thực trạng nhức nhối hiện nay: Anh hùng bàn phím. Từ những câu chuyện xảy ra khiến dư luận quan tâm thời gian qua, thầy Khắc Hiếu đã chỉ ra có 7 loại anh hùng bàn phím.
Anh hùng bàn phím được ví như là kẻ giết người giấu tay. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Khái niệmnàyđã không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ. Theo thầy Hiếu, một trong những người gây tổn thương nhiều nhất trên thế giới mạng chính là các anh hùng bàn phím.
Vô tư ném đá mà không cần biết hậu quả. Ảnh: Chụp từ màn hình.
7 loại anh hùng bàn phím đó là:
- Ném đá mà không cần biết hậu quả. Họ chết mặc họ, họ khổ thôi cũng thây kệ, ta cứ ném thẳng tay nào.
- Phê phán bất bình trong khi chưa hiểu rõ nội tình. Sự thật mặc kệ, miễn là tôi thấy đứa đó tệ thì chắc chắn là nó tệ.
- Soi mói bắt lỗi. Không thấy căn nhà đẹp mà chỉ thấy một viên gạch xấu.
Mặc sức buông những lời chỉ trích gay gắt. Ảnh: Chụp từ màn hình.
- Comment kinh khủng, quan tòa còn xấu hơn thằng phạm nhân.
- Vô nhà người khác chửi chặt chém chuyện không liên quan mình.
- Ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều miễn phí
- Lên án cái xấu nhưng vẫn like và share kịch liệt.
Đánh trúng tâm lý của nhiều người, video đang nhận được nhiều bình luận và chia sẻ đồng tình. Phạm Hiển bình luận: “Thầy nói quá đúng. Thực trạng này đang diễn ra nhan nhản và làm “ô nhiễm” mạng xã hội”.
“Chuẩn không cần chỉnh thầy ạ. Video ngắn gọn, súc tích làm bật được thực trạng nhức nhối hiện nay”, Ha Anh nói.
Rain Nguyen gửi gắm: “Trước khi chỉ trích người khác thì ta nên xem xét những điều mà ta muốn nói là đúng hay sai. Chỉ một lời nói xúc phạm của bạn khi vô tình lướt web vì cảm thấy không thích có thể gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Hãy suy nghĩ trước khi phát ngôn sẽ giảm bớt sự tổn thương cho người khác”.
“Con dao có thể làm đau đớn về thể xác. Lời nói thì làm đau đớn về tinh thần. Máu chảy, vết thương cơ thể người ta còn có thể đi giám định để luận tội thủ phạm. Còn đau đớn, dằn vặt với vết thương tinh thần thì vô hình và chẳng ai xử tội” là lời thầy Khắc Hiếu muốn gửi gắm.
Video
Tháo gỡ chuyện khó đỡ tập tập 11 có tên Who are you? của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu "vạch mặt" thực trạng nhức nhối hiện nay: Anh hùng bàn phím. Từ những câu chuyện xảy ra khiến dư luận quan tâm thời gian qua, thầy Khắc Hiếu đã chỉ ra có 7 loại anh hùng bàn phím.
Anh hùng bàn phím được ví như là kẻ giết người giấu tay. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Vô tư ném đá mà không cần biết hậu quả. Ảnh: Chụp từ màn hình.
7 loại anh hùng bàn phím đó là:
- Ném đá mà không cần biết hậu quả. Họ chết mặc họ, họ khổ thôi cũng thây kệ, ta cứ ném thẳng tay nào.
- Phê phán bất bình trong khi chưa hiểu rõ nội tình. Sự thật mặc kệ, miễn là tôi thấy đứa đó tệ thì chắc chắn là nó tệ.
- Soi mói bắt lỗi. Không thấy căn nhà đẹp mà chỉ thấy một viên gạch xấu.
Mặc sức buông những lời chỉ trích gay gắt. Ảnh: Chụp từ màn hình.
- Comment kinh khủng, quan tòa còn xấu hơn thằng phạm nhân.
- Vô nhà người khác chửi chặt chém chuyện không liên quan mình.
- Ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều miễn phí
- Lên án cái xấu nhưng vẫn like và share kịch liệt.
Đánh trúng tâm lý của nhiều người, video đang nhận được nhiều bình luận và chia sẻ đồng tình. Phạm Hiển bình luận: “Thầy nói quá đúng. Thực trạng này đang diễn ra nhan nhản và làm “ô nhiễm” mạng xã hội”.
“Chuẩn không cần chỉnh thầy ạ. Video ngắn gọn, súc tích làm bật được thực trạng nhức nhối hiện nay”, Ha Anh nói.
Rain Nguyen gửi gắm: “Trước khi chỉ trích người khác thì ta nên xem xét những điều mà ta muốn nói là đúng hay sai. Chỉ một lời nói xúc phạm của bạn khi vô tình lướt web vì cảm thấy không thích có thể gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Hãy suy nghĩ trước khi phát ngôn sẽ giảm bớt sự tổn thương cho người khác”.
“Con dao có thể làm đau đớn về thể xác. Lời nói thì làm đau đớn về tinh thần. Máu chảy, vết thương cơ thể người ta còn có thể đi giám định để luận tội thủ phạm. Còn đau đớn, dằn vặt với vết thương tinh thần thì vô hình và chẳng ai xử tội” là lời thầy Khắc Hiếu muốn gửi gắm.
Video
Theo Ione
Hiệu chỉnh bởi quản lý: