Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Một trong các bước thành lập công ty là phải xác định được loại hình công ty mình muốn thành lập. Bài viết sau đây Luật sư Lawkey sẽ nêu ra các ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp: công ty hợp danh để người đọc có thể hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này:

Theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định về công ty hợp danh:

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1. Ưu điểm của công ty hợp danh:

Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung - thành viên hợp danh.

Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

Đồng thời, việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó.

Nhược điểm của công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.
Như vậy bài viết trên đây công ty luật Lawkey đã cung cấp những thông tin về ưu điểm cũng như nhược điểm của công ty hợp danh.
 
×
Quay lại
Top