- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
(Dân trí) - Trẻ rất sợ nếu biết những ngày sắp tới phải chịu cảnh phân tách gia đình, càng sợ và buồn hơn khi rơi vào trạng thái bị cấm cản gần gũi, phát triển tình cảm với người cha hoặc mẹ. Vì thế, khi đã chẳng thể sống chung một mái nhà thì các ông bố, bà mẹ nên khéo léo ứng xử để con cái cảm thấy không quá bị tổn thương, dẫn đến trầm cảm.
Thống nhất những điều cần nói
Cần thống nhất ngay từ đầu về câu từ, cách thức chuẩn bị nói với con. Có thể đề cập thẳng vấn đề với lời lẽ nhẹ nhàng, đơn giản, ví dụ như: “Mẹ biết (các) con đã thấy bố mẹ cãi nhau nhiều, vì thế sau khi thảo luận kĩ càng, bố mẹ quyết định không sống cùng nhau nữa. Con sẽ ở cùng mẹ/bố, còn bố/mẹ sẽ rời đi. Tuy nhiên chúng ta vẫn là một gia đình”. Nếu hoàn cảnh cho phép, hãy nói rõ về kế hoạch gặp gỡ, thời gian vui chơi, để trẻ thấy rằng bố mẹ luôn yêu thương và còn quan tâm chúng. Đối với trẻ lớn, chúng đủ thông minh để yêu cầu bố mẹ đưa ra một lời giải thích chính đáng cho những mâu thuẫn dẫn đến tình trạng mỗi người một nơi như thế. Cần chuẩn bị tốt tâm lý, tìm kiếm nguyên nhân tế nhị nhất, không nên bày tỏ quá chi tiết, cụ thể, đồng thời ôn hòa, xoa dịu xúc cảm mất mát của trẻ bằng tình yêu, giúp chúng hiểu rằng cuộc chia tay không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Thế nhưng đừng hứa những gì mà hai người không thể đem đến cho con cái, để tránh những hi vọng mơ hồ. Nhiều đứa trẻ thấy bố mẹ không giữ đúng lời hứa, đâm ra buồn bã trở nên tự kỷ khi nghĩ mình bị bỏ rơi.
Nói khi có cả hai
... và giải thích nguyên nhân ngắn gọn, xử lý công bằng với nhau, không trách móc, đổ lỗi, bởi điều đó chỉ khiến trẻ thêm phần bối rối, khổ sở, cũng không lôi kéo con về phía mình hay buộc chúng phải tránh xa người kia. Hành vi đó hoàn toàn bất công với trẻ.
Bố mẹ nên tiết chế cảm xúc. Đừng quá xúc động, thể hiện sự phẫn nộ, căm thù, ghét bỏ hay khinh bỉ. Cũng không nên khóc lóc, xót xa. Trong khoảnh khắc này, trẻ đang bị tổn thương. Nước mắt của hai người chỉ khiến chúng thêm phần sợ hãi.
Giúp con đối mặt với sự thật
Khi bố mẹ chia tay, trẻ chắc chắn không thể tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm, xấu hổ với bạn bè. Đối với trẻ đã lớn, rất cần sự quan tâm đặc biệt của người thân, thầy cô và bè bạn. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động đoàn thể, đưa chúng giao lưu, tình nguyện ở làng trẻ SOS, để chúng vơi đi suy nghĩ về cuộc hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ, đồng thời để chúng hiểu mình vẫn còn may mắn khi vẫn còn đầy đủ các bậc sinh thành.
Kiểm soát hành vi khi gần con
- Khi có trẻ, bố mẹ không nên lại tiếp tục cuộc chiến cãi vã.
- Tuyệt đối không nên nói xấu, chê bai đối phương trước mặt con cái hay để con cái nghe được những lời lẽ không hay về bố/mẹ thông qua một nhân vật thứ 3.
- Đừng quá thể hiện cảm xúc khi có trẻ, điều này chỉ khiến chúng hoang mang, lo sợ vì những ngày đen tối và cuộc sống địa ngục trong tương lai.
- Không lợi dụng trẻ làm cầu nối giữa hai người.
- Đừng can thiệp vào quan hệ của con với bố/mẹ, rồi cố gắng tỏ ra mình là bà mẹ/ông bố tốt, còn người kia là ông bố/bà mẹ tồi.
- Không gây áp lực, hối thúc trẻ lựa chọn đứng về phía ai.
- Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.
Cần thống nhất ngay từ đầu về câu từ, cách thức chuẩn bị nói với con. Có thể đề cập thẳng vấn đề với lời lẽ nhẹ nhàng, đơn giản, ví dụ như: “Mẹ biết (các) con đã thấy bố mẹ cãi nhau nhiều, vì thế sau khi thảo luận kĩ càng, bố mẹ quyết định không sống cùng nhau nữa. Con sẽ ở cùng mẹ/bố, còn bố/mẹ sẽ rời đi. Tuy nhiên chúng ta vẫn là một gia đình”. Nếu hoàn cảnh cho phép, hãy nói rõ về kế hoạch gặp gỡ, thời gian vui chơi, để trẻ thấy rằng bố mẹ luôn yêu thương và còn quan tâm chúng. Đối với trẻ lớn, chúng đủ thông minh để yêu cầu bố mẹ đưa ra một lời giải thích chính đáng cho những mâu thuẫn dẫn đến tình trạng mỗi người một nơi như thế. Cần chuẩn bị tốt tâm lý, tìm kiếm nguyên nhân tế nhị nhất, không nên bày tỏ quá chi tiết, cụ thể, đồng thời ôn hòa, xoa dịu xúc cảm mất mát của trẻ bằng tình yêu, giúp chúng hiểu rằng cuộc chia tay không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Thế nhưng đừng hứa những gì mà hai người không thể đem đến cho con cái, để tránh những hi vọng mơ hồ. Nhiều đứa trẻ thấy bố mẹ không giữ đúng lời hứa, đâm ra buồn bã trở nên tự kỷ khi nghĩ mình bị bỏ rơi.
Nói khi có cả hai
... và giải thích nguyên nhân ngắn gọn, xử lý công bằng với nhau, không trách móc, đổ lỗi, bởi điều đó chỉ khiến trẻ thêm phần bối rối, khổ sở, cũng không lôi kéo con về phía mình hay buộc chúng phải tránh xa người kia. Hành vi đó hoàn toàn bất công với trẻ.
Bố mẹ nên tiết chế cảm xúc. Đừng quá xúc động, thể hiện sự phẫn nộ, căm thù, ghét bỏ hay khinh bỉ. Cũng không nên khóc lóc, xót xa. Trong khoảnh khắc này, trẻ đang bị tổn thương. Nước mắt của hai người chỉ khiến chúng thêm phần sợ hãi.
Giúp con đối mặt với sự thật
Khi bố mẹ chia tay, trẻ chắc chắn không thể tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm, xấu hổ với bạn bè. Đối với trẻ đã lớn, rất cần sự quan tâm đặc biệt của người thân, thầy cô và bè bạn. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động đoàn thể, đưa chúng giao lưu, tình nguyện ở làng trẻ SOS, để chúng vơi đi suy nghĩ về cuộc hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ, đồng thời để chúng hiểu mình vẫn còn may mắn khi vẫn còn đầy đủ các bậc sinh thành.
Kiểm soát hành vi khi gần con
- Khi có trẻ, bố mẹ không nên lại tiếp tục cuộc chiến cãi vã.
- Tuyệt đối không nên nói xấu, chê bai đối phương trước mặt con cái hay để con cái nghe được những lời lẽ không hay về bố/mẹ thông qua một nhân vật thứ 3.
- Đừng quá thể hiện cảm xúc khi có trẻ, điều này chỉ khiến chúng hoang mang, lo sợ vì những ngày đen tối và cuộc sống địa ngục trong tương lai.
- Không lợi dụng trẻ làm cầu nối giữa hai người.
- Đừng can thiệp vào quan hệ của con với bố/mẹ, rồi cố gắng tỏ ra mình là bà mẹ/ông bố tốt, còn người kia là ông bố/bà mẹ tồi.
- Không gây áp lực, hối thúc trẻ lựa chọn đứng về phía ai.
- Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.
C.Nguyễn
Theo Dummy
Theo Dummy
Hiệu chỉnh bởi quản lý: