Ứng xử khéo léo trong cuộc sống

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Khi còn bé, cha mẹ là người đầu tiên chúng ta chia sẻ những cảm xúc của mình. Tất cả những suy nghĩ non nớt đều hướng về cha mẹ và không ai trên thế giới này tài giỏi hơn cha mẹ của mình. Nhưng lớn lên chúng ta không còn thân thiết với cha mẹ của mình như trước nữa. Vì sao thế bạn nhỉ? Bởi vì cái tôi của chúng ta trưởng thành đồng nghĩa với sự phủ định ảnh hưởng của cha mẹ đối với chúng ta. Muốn tự mình quyết định, muốn làm những gì mình thích mà không chịu sự gò bó hay cưỡng ép từ cha mẹ. Đó là lý do khiến chúng ta ngày càng đánh mất sợi dây thân thiết gắn bó với cha mẹ như thủa thiếu thời.
Lúc còn bé, chắc hẳn bạn có hàng tá câu hỏi: Tại sao lại như vậy, tại sao lại thế kia với cha mẹ của mình… Và họ, bằng sự nhẫn nại hiếm có trả lời hết những câu hỏi trời ơi của bạn. Lúc ấy bạn thấy cha mẹ mình thật tuyệt vời! Lớn lên chút nữa, cùng với sự mở mang kiến thức là những hiểu biết bắt kịp thời đại của bạn. Những gì bạn thắc mắc chỉ cần một Enter tất cả đều hiện lên màn hình vi tính. Bạn có sẵn công cụ thể tìm kiếm và không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ nữa. Lúc ấy bạn thấy cha mẹ mình thật lạc hậu, thật cũ kỹ so với thời đại máy móc này.Tuy nhiên dù bạn có biết nhiều đến thế nào thì trước khi trưởng thành bạn vẫn phải sống dựa vào cha mẹ. Bạn vẫn phải nhờ đến những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ để học hành, để tìm kiếm một công việc tốt. Có lúc bạn muốn rẽ sang một lối đi khác bạn nghĩ phù hợp với mình hơn nhưng cha mẹ lại không muốn bạn đi theo lối rẽ đó. Làm thế nào bây giờ? Cách tốt nhất là chúng ta phả học cách nói chuyện với cha mẹ như thế nào để họ không tức giận và bực mình vì thái độ của bạn.Trước tiên: hãy chọn một thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc thoại với cha mẹ Đừng nói chuyện hay cố tranh cãi khi cha mẹ bạn đang không vui hay không hài lòng về lựa chọn của bạn. Tốt nhất, tại thời điểm xảy ra xung đột dù cha mẹ la mắng thế nào bạn cũng cần giữ bình tĩnh. Hãy nhớ rằng lúc này tranh cãi với cha mẹ sẽ làm cho mọi chuyện rối tung lên và bạn chẳng giải quyết được gì cả. Hãy để mọi chuyện lắng xuống vài ngày sau đó bạn có thể gợi ý câu chuyện cũ và đừng cố giành phần thắng về mình. Hãy đối thoại với cha mẹ thay vì đối đầu bạn nhé.Tiếp theo: Lên kế hoạch sẽ nói những gìTất cả cuộc đối thoại nào cũng cần có một mục đích rõ ràng. Nếu tranh luận một cách mơ hồ rất khó để bạn có thể chiến thắng với quan điểm của mình. Bạn hãy nhớ rằng, tất cả những lời nói của chúng ta chỉ mang ý nghĩa trong 20% câu chữ. Vì thế, hãy biết mình cần nói những gì để không bị cha mẹ nắm thóp ngăn cản nhé. Thường thì cách diễn đạt súc tích gãy gọn sẽ có sức thuyết phục cao hơn là những câu nói ậm ừ, tách rời nhau đó bạn ạ.Sau đó: Hãy nói chuyện một cách cởi mở với cha mẹ và không ngần ngại thể hiện thái độ không đồng ý của bạnBạn đừng quên nói những câu có sức xoa dịu mãnh liệt như: con biết cha mẹ lo lắng cho con, con biết cha mẹ yêu thương con rất nhiều nhưng con muốn được làm việc này, việc kia … Con hứa sẽ làm tốt nếu cha mẹ đồng ý. Thường trong các cuộc tranh luận của cha mẹ và con cái, chúng ta thường khư khư giữ lấy ý kiến của mìnhquên mất việc phải thấu hiểu và cảm thông cho cha mẹ. Vì lo lắng cho mình, vì quan tâm đến mình cha mẹ mới ngăn cản chúng ta mạo hiểm trong cuộc sống. Đừng vội trách cha mẹ mà hãy tìm cách làm cho cha mẹ hiểu bạn, ủng hộ bạn đó mới là thượng sách. Còn gặp phải cha mẹ quá cố chấp thì phải làm sao nhỉ?Một mình bạn sẽ không chiến đấu nổi với thành trì kiên cố đó đâu. Tốt nhất chúng ta hãy nhờ cậy đến những người lớn khác giúp sức. Nếu bạn muốn học một ngành nào đó mà cha mẹ không đồng ý dù thuyết phục thế nào họ cũng không đồng ý mà bạn thì chỉ thích học ngành đó, hãy nhờ giáo viên chủ nhiệm hoặc một người có uy tín nói chuyện với cha mẹ của bạn. Bằng uy tín và sự hiểu biết của mình, chắc chắn thầy cô giáo của bạn sẽ chinh phục được cửa ải khó qua đó.Có những vấn đế một mình chúng ta không thể giải quyết được thì bạn đừng ngần ngại nhờ tới sự giúp đỡ của những người khác. Kinh nghiệm sống và những trãi nghiệm của họ sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống đấy.Một bí quyết cuối cùng mà mình muốn chỉ cho các bạn đó là trước khi các bạn muốn đạt được bất cứ điều gì thì hãy tạo ra sự thân thiết về cảm xúc trong gia đình của bạn. Hãy thể hiện sự quan tâm đến cha mẹ, bày tỏ tình yêu thương của mình với họ như nấu một bữa ăn ngon, làm những món mà cha mẹ thích. Hay đơn giản hơn bạn có thể trò chuyện mỗi ngày với cha mẹ của mình, bày tỏ ước muốn trong công việc và cuộc sống. Khi có sự thấu hiểu và cảm thông, cha mẹ sẽ ủng hộ bạn trên con đường mà bạn đã lựa chọn thôi! Vì hầu hết cha mẹ nào cũng muốn con mình có thể tự lập, có thể tự bươn chải trong đời, nên họ sẽ an tâm khi bạn có một đinh hướng rõ ràng trong tương lai. Quan trọng là bạn phải cho cha mẹ thấy được điều đó! Nhiều người vẫn thường than thở: tại sao cha mẹ mình lại không cho mình học ngành này chứ? Vậy có bao giờ bạn nói cho cha ẹm bạn biết vì sao bạn lại thích học nghành đó không? Và bạn sẽ làm gì khi ra trường?Khi chúng ta nói “ CON KHÔNG ĐỒNG Ý” không đồng nghĩa với việc chúng ta vô lễ, nhưng bạn phả nói thế nào để cha mẹ không cảm thấy bị tổn thương. Hãy học cách nói chuyện với cha mẹ bạn, hãy nói để bạn hiểu họ và ủng họ bạn làm những việc mà bạn muốn.
Nguồn:
Nói chuyện với cha mẹ như thế nào

Niềm vui được tạo ra bởi chính con người, con người cần đến niềm vui để cảm nhận cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên lại có rất nhiều người không biết mình cần phải tạo niềm vui cho những người khác, mang lại cho họ tiếng cười và nói những lời yêu thương.
pixy.gif

Bạn có biết rằng, khi nghe được lời yêu thương chân thành của ai đó, mỗi chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ? Sẽ rất đáng tiếc nếu bạn chưa từng thể hiện tình cảm của mình với những người xung quanh: bạn đã bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của niềm vui trên gương mặt của họ
icon_wink.gif

Mang niềm vui đến cho người khác hầu hết chúng ta đều biết điều này nhưng không phải ai cũng làm được. Có nhiều người sống luôn cấu gắt và giận dỗi người khác, họ không hài lòng với những người xung quanh, lúc nào cũng làm cho người khác cảm thấy không vui với sự hiện diện của họ. Nhiều lúc dù cố gắng nhưng người khác không sao có thể hòa nhập được vào cuộc sống của những người đó? Từ đó họ xa lánh và né tránh con người luôn mang đến cho họ sự khó chịu đó.
Bạn có nhận ra nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta rất khó để có được niềm vui thực sự nếu không biết tạo ra niềm vui cho mình và cho người khác. Thay vì lúc nào cũng cau có giận giữ bạn hãy tìm cách chuyển hướng thái độ của mình, đừng lúc nào cũng chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực của cuộc sống mà hãy nhìn nhận dười góc độ tích cực để sống vui vẻ hơn.
Sẽ chẳng có ai làm cho bạn vui lên được nếu bạn không muốn như vậy. Bạn có biết rằng mình nên tạo niềm vui cho chính mình hơn là chờ người khác đem niềm vui đếm cho bạn? Những lúc thấy người khác buồn bạn cố gắng làm cho họ vui vẻ, đó là khi bạn biết sẻ chia nỗi buồn của người khác. Thế nên đừng bao giờ ngần ngại tạo niềm vui cho mình và cho người khác.
Thông thường chúng ta sẽ rất khó vui cười trong những hoàn cảnh không thể cười nổi, nhưng nếu bạn chia sẻ nỗi lòng với người khác, lắng nghe tâm sự của người nào đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản và nhẹ nhỏm hơn rất nhiều. Niềm vui chỉ đến với những ai biết sẻ chia nỗi buồn với người khác. Khi lắng nghe điều họ nói chúng ta an ủi và động viên họ từ đó họ tìm thấy niềm vui cho chính họ.
Bên cạnh đó, việc chúng ta cố gắng làm điều gì đó để mang lại niềm vui cho những con người đang gặp đau khổ cũng chính là cách ta tạo ra niềm vui cho mình và cho người. Mang đến cho họ những vật dụng mà họ còn thiếu, tạo một ngạc nhiên nho nhỏ cho người bạn yêu thương hay quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh. Tất cả sẽ đem lại cho bạn niềm vui trong cuộc sống.
Thế nên đừng bao giờ ngừng đem lại niềm vui cho chính mình và cho người khác. Khi chúng ta cho đi tức chúng ta đang nhận về cho mình những điều ý nghĩa hơn rất nhiều.
Nguồn: Mang niềm vui đến cho mọi người
 
×
Quay lại
Top Bottom