- Tham gia
- 29/11/2011
- Bài viết
- 1.816
Còn hơn một tuần nữa là kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ bắt đầu. Đề thi đã được sao in tại nhiều điểm từ vài ngày qua; các khâu chuẩn bị đã sẵn sàng. Tuy nhiên, còn nhiều băn khoăn về một số vấn đề trước khi kỳ thi bắt đầu.
Cần cải tiến cả khâu báo thi
Ông Đoàn Văn Vệ, Trưởng Phòng đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN) cho biết, khi nhà trường đã gửi giấy báo thi tới các thí sinh, có khá nhiều người vì đang ôn thi tại các thành phố lớn đã báo về là không nhận được giấy báo.
Điều này khiến nhà trường ngoài việc gửi giấy báo thi đến các thí sinh như thường lệ, phải đồng thời đưa toàn bộ giấy báo thi mã 99 (của các thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH) lên mạng để thí sinh có thể xem thông tin và in giấy báo cho mình.
Có khoảng 1.500 trường hợp phải đưa giấy báo thi lên mạng. Ông Vệ cho biết, năm tới, trường sẽ thiết kế để có thể đưa toàn bộ giấy gọi của hàng chục ngàn thí sinh lên mạng cùng với việc gửi theo đường bưu điện để tránh trường hợp thí sinh không nhận được giấy báo thi.
Thí sinh đến dự thi khối C tại Trường ĐH Công Đoàn.
Đổi thứ tự môn thi, dễ nhầm lẫn
“Quy định cho mang thiết bị ghi hình vào phòng thi thật chả giống ai! Theo tôi không cho phép mang thiết bị ghi hình vào phòng thi là hơn!” - Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TPHCM cho biết.
Tại một trung tâm sao in đề thi, theo nguồn tin riêng của báo Tiền Phong, công việc sao in đề thi đã được bắt đầu từ ngày 26/6/2013. Thiết bị sao in chuyên nghiệp hơn năm trước, cán bộ được tập huấn kỹ hơn nhưng cũng không khỏi gặp khó khăn, vì khâu thông tin không nhất quán từ Bộ GD&ĐT và các trường tổ chức thi.
Số là, Bộ GD&ĐT đưa ra một lệnh đặt in số lượng đề các khối khác với thông tin nhận được từ các trường đặt in, khiến trung tâm sao in khó chủ động được vật tư in, lực lượng in, đặc biệt trong tình hình sao in đề là một công việc phải bảo mật hoàn toàn.
Tại khu vực phía Nam, ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM khẳng định: công việc chuẩn bị sao in đề thi diễn biến tốt đẹp. Bộ GD&ĐT đã kiểm tra và khen ngợi quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, Ông Hội Nghĩa cũng nói: Năm nay, có sự thay đổi thứ tự môn thi đối với khối D nên các trường cần lưu ý, vì có trường nhận 2 môn thi của 1 ngày từ sáng, nếu không cẩn thận dễ lỡ bóc nhầm môn thi buổi chiều.
Còn lúng túng quy định mang thiết bị vào phòng thi
Chủ trương cho phép thí sinh mang thiết bị ghi hình (không có chức năng phát) vào phòng thi của Bộ GD&ĐT vẫn không khỏi làm các nhà tuyển sinh lo lắng. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa HN nói: Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, loại bỏ hoàn toàn tiêu cực là việc khó.
Rất có thể có những thiết bị thu phát được làm dưới dạng máy tính và thí sinh có thể mang vào phòng thi, chỉ cần chụp ảnh, bấm nút, truyền ra ngoài với công nghệ 3G mà hoàn toàn không kiểm soát được! Ông Hoàng Minh Sơn bật mí: ĐH Bách khoa có quy định riêng để loại các thiết bị loại này ra khỏi trường thi và sẽ thông báo tới thí sinh vào hôm làm thủ tục dự thi.
Cần cải tiến cả khâu báo thi
Ông Đoàn Văn Vệ, Trưởng Phòng đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN) cho biết, khi nhà trường đã gửi giấy báo thi tới các thí sinh, có khá nhiều người vì đang ôn thi tại các thành phố lớn đã báo về là không nhận được giấy báo.
Điều này khiến nhà trường ngoài việc gửi giấy báo thi đến các thí sinh như thường lệ, phải đồng thời đưa toàn bộ giấy báo thi mã 99 (của các thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH) lên mạng để thí sinh có thể xem thông tin và in giấy báo cho mình.
Có khoảng 1.500 trường hợp phải đưa giấy báo thi lên mạng. Ông Vệ cho biết, năm tới, trường sẽ thiết kế để có thể đưa toàn bộ giấy gọi của hàng chục ngàn thí sinh lên mạng cùng với việc gửi theo đường bưu điện để tránh trường hợp thí sinh không nhận được giấy báo thi.
Thí sinh đến dự thi khối C tại Trường ĐH Công Đoàn.
Đổi thứ tự môn thi, dễ nhầm lẫn
“Quy định cho mang thiết bị ghi hình vào phòng thi thật chả giống ai! Theo tôi không cho phép mang thiết bị ghi hình vào phòng thi là hơn!” - Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TPHCM cho biết.
Tại một trung tâm sao in đề thi, theo nguồn tin riêng của báo Tiền Phong, công việc sao in đề thi đã được bắt đầu từ ngày 26/6/2013. Thiết bị sao in chuyên nghiệp hơn năm trước, cán bộ được tập huấn kỹ hơn nhưng cũng không khỏi gặp khó khăn, vì khâu thông tin không nhất quán từ Bộ GD&ĐT và các trường tổ chức thi.
Số là, Bộ GD&ĐT đưa ra một lệnh đặt in số lượng đề các khối khác với thông tin nhận được từ các trường đặt in, khiến trung tâm sao in khó chủ động được vật tư in, lực lượng in, đặc biệt trong tình hình sao in đề là một công việc phải bảo mật hoàn toàn.
Tại khu vực phía Nam, ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM khẳng định: công việc chuẩn bị sao in đề thi diễn biến tốt đẹp. Bộ GD&ĐT đã kiểm tra và khen ngợi quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, Ông Hội Nghĩa cũng nói: Năm nay, có sự thay đổi thứ tự môn thi đối với khối D nên các trường cần lưu ý, vì có trường nhận 2 môn thi của 1 ngày từ sáng, nếu không cẩn thận dễ lỡ bóc nhầm môn thi buổi chiều.
Còn lúng túng quy định mang thiết bị vào phòng thi
Chủ trương cho phép thí sinh mang thiết bị ghi hình (không có chức năng phát) vào phòng thi của Bộ GD&ĐT vẫn không khỏi làm các nhà tuyển sinh lo lắng. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa HN nói: Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, loại bỏ hoàn toàn tiêu cực là việc khó.
Rất có thể có những thiết bị thu phát được làm dưới dạng máy tính và thí sinh có thể mang vào phòng thi, chỉ cần chụp ảnh, bấm nút, truyền ra ngoài với công nghệ 3G mà hoàn toàn không kiểm soát được! Ông Hoàng Minh Sơn bật mí: ĐH Bách khoa có quy định riêng để loại các thiết bị loại này ra khỏi trường thi và sẽ thông báo tới thí sinh vào hôm làm thủ tục dự thi.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: