- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ cả nước năm ngoái là 560.000 người, nhưng chỉ tuyển được 460.000 người, hụt tới 100.000 chỉ tiêu. Dư luận từng đặt câu hỏi: Thí sinh ở đâu? Còn năm nay dự báo tình hình có thể bi quan hơn. Tiền Phong trao đổi với ông Lê Trường Tùng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH FPT.
Dựa trên cơ sở nào, ông nói: năm nay các trường, đặc biệt trường ngoài công lập (NCL) tuyển sinh còn khó hơn năm trước và nguồn tuyển bị cạn kiệt, có thể “âm”?
Kể từ khi Bộ giao quyền tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ, tổng chỉ tiêu của các trường ĐH, CĐ tăng chóng mặt.
Năm 2012, tổng chỉ tiêu ĐH, CĐ 560.000 người; năm nay đã vọt lên 643.423 người. Điều đáng nói, tổng số học sinh thi tốt nghiệp năm nay giảm rất nhiều, chỉ có 942.600 người.
Như vậy, tính một cách cơ học, để các trường ĐH, CĐ tuyển đủ 643.423 chỉ tiêu, hơn 900.000 học sinh năm nay phải tốt nghiệp hết và phải đạt điểm sàn hết thì tỷ lệ chọi vào ĐH, CĐ mới được là 1 chọi 1,46 (1,46 học sinh thì có 1 học sinh đi học ĐH, CĐ).
Chưa kể hiện cả nước có 150 đầu mối dạy CĐ nghề, mỗi đầu mối chỉ cần tuyển 1.000 chỉ tiêu là đã thêm 150.000 người học; hệ vừa học vừa làm được tuyển số chỉ tiêu bằng 1/2 hệ chính quy nữa thì số người phải đi học cao hơn bậc phổ thông (tính từ CĐ nghề trở lên) sẽ âm!
Điều quan trọng để thu hút thí sinh, đó là trường phải tạo được uy tín. Điều này các trường mới thành lập khó có ngay được.
Vậy có cách nào gỡ rối cho vấn đề tuyển sinh năm nay?
Về điểm này, tôi nhất trí với ý kiến của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục-Thanh-thiếu nhi của Quốc hội khi mà ông này cho rằng: chuyện tăng chỉ tiêu của các trường công thì các trường NCL cố mà gánh chịu; nhưng tốt nhất là để các trường yếu kém tự đào thải!
Bộ GD-ĐT xây dựng phương án thi “ba chung” là do không tin tưởng, hơn 400 trường ĐH, CĐ và 63 tỉnh thành phố có thể tự tổ chức thi nghiêm túc. Tuy nhiên, đã đến lúc phải thay đổi. Nên có một tổ chức thi quốc gia đáng tin cậy, độc lập đứng ra đánh giá tố chất của các thí sinh và các trường ĐH, CĐ dựa vào kết quả đó mà tuyển sinh tùy ngành đào tạo.
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Dựa trên cơ sở nào, ông nói: năm nay các trường, đặc biệt trường ngoài công lập (NCL) tuyển sinh còn khó hơn năm trước và nguồn tuyển bị cạn kiệt, có thể “âm”?
Kể từ khi Bộ giao quyền tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ, tổng chỉ tiêu của các trường ĐH, CĐ tăng chóng mặt.
Năm 2012, tổng chỉ tiêu ĐH, CĐ 560.000 người; năm nay đã vọt lên 643.423 người. Điều đáng nói, tổng số học sinh thi tốt nghiệp năm nay giảm rất nhiều, chỉ có 942.600 người.
Như vậy, tính một cách cơ học, để các trường ĐH, CĐ tuyển đủ 643.423 chỉ tiêu, hơn 900.000 học sinh năm nay phải tốt nghiệp hết và phải đạt điểm sàn hết thì tỷ lệ chọi vào ĐH, CĐ mới được là 1 chọi 1,46 (1,46 học sinh thì có 1 học sinh đi học ĐH, CĐ).
Chưa kể hiện cả nước có 150 đầu mối dạy CĐ nghề, mỗi đầu mối chỉ cần tuyển 1.000 chỉ tiêu là đã thêm 150.000 người học; hệ vừa học vừa làm được tuyển số chỉ tiêu bằng 1/2 hệ chính quy nữa thì số người phải đi học cao hơn bậc phổ thông (tính từ CĐ nghề trở lên) sẽ âm!
Việc các trường tăng chỉ tiêu khiến nguồn ngày càng cạn kiệt- Ảnh: Ngọc châu
Rất nhiều trường khó khăn trong tuyển sinh. Theo ông vì sao một số trường ít người đến học?Điều quan trọng để thu hút thí sinh, đó là trường phải tạo được uy tín. Điều này các trường mới thành lập khó có ngay được.
Vậy có cách nào gỡ rối cho vấn đề tuyển sinh năm nay?
Về điểm này, tôi nhất trí với ý kiến của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục-Thanh-thiếu nhi của Quốc hội khi mà ông này cho rằng: chuyện tăng chỉ tiêu của các trường công thì các trường NCL cố mà gánh chịu; nhưng tốt nhất là để các trường yếu kém tự đào thải!
Bộ GD-ĐT xây dựng phương án thi “ba chung” là do không tin tưởng, hơn 400 trường ĐH, CĐ và 63 tỉnh thành phố có thể tự tổ chức thi nghiêm túc. Tuy nhiên, đã đến lúc phải thay đổi. Nên có một tổ chức thi quốc gia đáng tin cậy, độc lập đứng ra đánh giá tố chất của các thí sinh và các trường ĐH, CĐ dựa vào kết quả đó mà tuyển sinh tùy ngành đào tạo.
Ông Lê Trường Tùng
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)