- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Tuần qua, bức ảnh chụp cô bé Adi Hudea 4 tuổi người Syria sợ hãi giơ tay đầu hàng trước ống kính máy ảnh được hàng chục ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Phóng viên ảnh Osman Sagirli - Ảnh: Imgur
Trên thực tế, bức ảnh này xuất hiện lần đầu trên báo Türkiye của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 vừa qua. Sau đó nó đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội sử dụng ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tấm ảnh chỉ mới được cộng đồng mạng sử dụng tiếng Anh biết đến từ hôm 24-3 khi phóng viên ảnh Nadia Abu Shaban (người Palestine, đang tác nghiệp tại dải Gaza) đăng lại trên tài khoản Twitter của cô.
Tưởng ống kính là... nòng súng!
Bức ảnh chụp bé gái người Syria giơ hai tay lên đầu, mắt mở to sợ hãi nhìn chằm chằm vào ống kính, môi mím chặt lại như cố để không khóc.
Lời chú thích của Nadia như sau: “Cô bé Syria 4 tuổi này tưởng phóng viên chụp ảnh đang cầm vũ khí chứ không phải máy ảnh nên đã giơ tay đầu hàng!”.
Chỉ trong tuần qua đã có 14.000 lượt chia sẻ cùng hàng ngàn bình luận trên mạng xã hội về bức ảnh.
Một người viết: “Tôi đã khóc khi xem bức ảnh này. Chúng ta đã biến hành tinh này trở thành một nơi thật khủng khiếp, phải không?”.
Một người khác viết: “Chúng ta đang không giúp được gì cho các thế hệ trẻ và những việc như thế sẽ còn tiếp tục. Chúng ta thật đáng xấu hổ”...
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về tính xác thực của tấm ảnh. Nadia khẳng định cô không phải là người chụp, nhưng cũng không rõ ai là tác giả của nó.
Sau đó, trên trang web chia sẻ hình ảnh Imgur, một cư dân mạng đã đưa lên hình chụp trang báo có đăng tấm ảnh và khẳng định người chụp là phóng viên ảnh Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sagirli.
Hãng tin BBC đã liên lạc với tác giả của tấm ảnh và giúp mọi người biết thêm những câu chuyện khác phía sau nó.
Nỗi ám ảnh trẻ thơ
Người chụp bức ảnh là Osman Sagirli, gắn bó với tờ Türkiye đã 25 năm qua, chuyên đưa tin về các thảm họa thiên nhiên và chiến tranh.
Ông khẳng định mình chính là người chụp, và em bé trong ảnh không phải là bé trai (như có nguồn tin đã đưa) mà là một bé gái 4 tuổi người Syria tên Adi Hudea.
Tấm ảnh được chụp tại khu trại tị nạn Atmeh ở Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 12-2014. Khu tị nạn xuất hiện từ khi xung đột tại Syria nổ ra năm 2011.
Với gần 30.000 người nương náu, khu trại còn có tên là “Trại ôliu” sau khi các khóm cây ôliu mọc um tùm quanh nó.
“Trại ôliu” cách quê hương bé Adi Hudea ở Hama khoảng 150km. Theo Daily Mail, cha em đã mất trong một trận bom tại Syria năm 2012. Kể từ đó, Adi Hudea cùng mẹ và ba anh chị em chạy loạn tới Atmeh.
Nhà báo Osman Sagirli nhớ lại:
“Lúc đó tôi đang dùng một ống kính télé và cô bé nghĩ đó là một loại vũ khí. Tôi nhận ra cô bé sợ hãi khi bị chụp ảnh, vì cô bé mím chặt môi và giơ hai nắm tay lên cao.
Thường thì bọn trẻ hay bỏ chạy, che mặt hoặc mỉm cười khi chúng thấy máy ảnh (hướng về phía mình)”.
Là nhà báo dày dạn kinh nghiệm, Osman Sagirli cũng nhận thấy những bức ảnh chụp trẻ em tại các trại tị nạn luôn khiến người khác không thể cầm lòng:
“Bạn biết là có những người phải rời bỏ nhà cửa đến nương náu tại các trại tị nạn. Người ta có thể hiểu rất rõ nỗi thống khổ của họ không chỉ qua quan sát người lớn mà còn qua trẻ em.
Trẻ nhỏ luôn bộc lộ những xúc cảm trong vẻ hồn nhiên và ngây thơ của chúng”.
Tấm ảnh bé Adi Hudea do Nadia chia sẻ trên Twitter gây chấn động cộng đồng mạng những ngày qua - Ảnh chụp lại từ Twitter
10.000 trẻ em thiệt mạng
Tới nay, theo Daily Mail, hơn 220.000 người, trong đó khoảng 10.000 trẻ em, đã bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài suốt năm năm qua tại Syria.
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), kể từ tháng 3-2011 tới nay đã có hơn 12 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa, khoảng 5 triệu trẻ em vẫn đang sống nhờ vào các nguồn cứu trợ nhân đạo.
Hàng triệu trẻ em Syria đang phải hứng chịu bệnh tật và những cú sốc lớn về tinh thần. Có đến 1/4 số trường học tại Syria đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị trưng dụng làm nơi trú ẩn.
Phóng viên ảnh Osman Sagirli - Ảnh: Imgur
Trên thực tế, bức ảnh này xuất hiện lần đầu trên báo Türkiye của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 vừa qua. Sau đó nó đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội sử dụng ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tấm ảnh chỉ mới được cộng đồng mạng sử dụng tiếng Anh biết đến từ hôm 24-3 khi phóng viên ảnh Nadia Abu Shaban (người Palestine, đang tác nghiệp tại dải Gaza) đăng lại trên tài khoản Twitter của cô.
Tưởng ống kính là... nòng súng!
Bức ảnh chụp bé gái người Syria giơ hai tay lên đầu, mắt mở to sợ hãi nhìn chằm chằm vào ống kính, môi mím chặt lại như cố để không khóc.
Lời chú thích của Nadia như sau: “Cô bé Syria 4 tuổi này tưởng phóng viên chụp ảnh đang cầm vũ khí chứ không phải máy ảnh nên đã giơ tay đầu hàng!”.
Chỉ trong tuần qua đã có 14.000 lượt chia sẻ cùng hàng ngàn bình luận trên mạng xã hội về bức ảnh.
Một người viết: “Tôi đã khóc khi xem bức ảnh này. Chúng ta đã biến hành tinh này trở thành một nơi thật khủng khiếp, phải không?”.
Một người khác viết: “Chúng ta đang không giúp được gì cho các thế hệ trẻ và những việc như thế sẽ còn tiếp tục. Chúng ta thật đáng xấu hổ”...
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về tính xác thực của tấm ảnh. Nadia khẳng định cô không phải là người chụp, nhưng cũng không rõ ai là tác giả của nó.
Sau đó, trên trang web chia sẻ hình ảnh Imgur, một cư dân mạng đã đưa lên hình chụp trang báo có đăng tấm ảnh và khẳng định người chụp là phóng viên ảnh Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sagirli.
Hãng tin BBC đã liên lạc với tác giả của tấm ảnh và giúp mọi người biết thêm những câu chuyện khác phía sau nó.
Nỗi ám ảnh trẻ thơ
Người chụp bức ảnh là Osman Sagirli, gắn bó với tờ Türkiye đã 25 năm qua, chuyên đưa tin về các thảm họa thiên nhiên và chiến tranh.
Ông khẳng định mình chính là người chụp, và em bé trong ảnh không phải là bé trai (như có nguồn tin đã đưa) mà là một bé gái 4 tuổi người Syria tên Adi Hudea.
Tấm ảnh được chụp tại khu trại tị nạn Atmeh ở Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 12-2014. Khu tị nạn xuất hiện từ khi xung đột tại Syria nổ ra năm 2011.
Với gần 30.000 người nương náu, khu trại còn có tên là “Trại ôliu” sau khi các khóm cây ôliu mọc um tùm quanh nó.
“Trại ôliu” cách quê hương bé Adi Hudea ở Hama khoảng 150km. Theo Daily Mail, cha em đã mất trong một trận bom tại Syria năm 2012. Kể từ đó, Adi Hudea cùng mẹ và ba anh chị em chạy loạn tới Atmeh.
Nhà báo Osman Sagirli nhớ lại:
“Lúc đó tôi đang dùng một ống kính télé và cô bé nghĩ đó là một loại vũ khí. Tôi nhận ra cô bé sợ hãi khi bị chụp ảnh, vì cô bé mím chặt môi và giơ hai nắm tay lên cao.
Thường thì bọn trẻ hay bỏ chạy, che mặt hoặc mỉm cười khi chúng thấy máy ảnh (hướng về phía mình)”.
Là nhà báo dày dạn kinh nghiệm, Osman Sagirli cũng nhận thấy những bức ảnh chụp trẻ em tại các trại tị nạn luôn khiến người khác không thể cầm lòng:
“Bạn biết là có những người phải rời bỏ nhà cửa đến nương náu tại các trại tị nạn. Người ta có thể hiểu rất rõ nỗi thống khổ của họ không chỉ qua quan sát người lớn mà còn qua trẻ em.
Trẻ nhỏ luôn bộc lộ những xúc cảm trong vẻ hồn nhiên và ngây thơ của chúng”.
Tấm ảnh bé Adi Hudea do Nadia chia sẻ trên Twitter gây chấn động cộng đồng mạng những ngày qua - Ảnh chụp lại từ Twitter
10.000 trẻ em thiệt mạng
Tới nay, theo Daily Mail, hơn 220.000 người, trong đó khoảng 10.000 trẻ em, đã bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài suốt năm năm qua tại Syria.
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), kể từ tháng 3-2011 tới nay đã có hơn 12 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa, khoảng 5 triệu trẻ em vẫn đang sống nhờ vào các nguồn cứu trợ nhân đạo.
Hàng triệu trẻ em Syria đang phải hứng chịu bệnh tật và những cú sốc lớn về tinh thần. Có đến 1/4 số trường học tại Syria đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị trưng dụng làm nơi trú ẩn.