- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
18 tuổi đã đủ lớn và sự nhận thức để chịu trách nhiệm về hành vi của mình chưa?
Thiết nghĩ tuổi mười tám chúng ta bắt đầu ý thức được hành động của mình sẽ dẫn đi theo hướng nào, nhưng qua câu chuyện về việc xử lý của Bộ Giáo dục - Đào tạo về tiêu cực tại kì thi tốt nghiệp tại trường THPT Quang Trung - Hà Nội đã dấy lên trong chúng ta rất nhiều suy nghĩ.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Mặc dù thí sinh có mắc lỗi nhưng trách nhiệm chính vẫn là do giám thị. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội đều thống nhất không xử lý thí sinh”.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra những quan điểm về việc không xử lý học sinh hoàn toàn có lý, nhưng có gì đó vẫn còn vướng mắc cho những người làm giáo dục, có nhiều học sinh cảm thấy không công bằng cho một kì thi quốc gia và thêm một vài vấn đề nữa chúng ta phải suy nghĩ.
Lỗi thuộc về người lớn
Theo lý giải của Bộ GD-ĐT thì lỗi thuộc về giám thị coi thi trong những phòng này, điều này chúng ta không thể không thừa nhận, chúng ta đặt giả định: Nếu như thầy cô nghiêm túc làm đúng quy chế trong quy định về coi thi thì không dẫn đến viêc học sinh thoải mái quay bài trong khi thi, hay như việc nếu chủ tịch hồi đồng coi thi đi sâu đi sát thì sự việc tiêu cực đã không diễn ra. Nhưng tiếc rằng đó chỉ là giả định, còn các thầy cô coi thi đã không như vậy, vì thương các em 12 năm trời đèn sách mà không lấy được tấm bằng, vì thương cảm em nếu lỡ may trượt thì sẽ mất đi tương lai nên thầy cô vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm quy chế thi của các em, vì quá thương học sinh của mình nên giờ đây thầy cô phải chịu trách nhiệm của hành động của mình.
Lỗi thuộc về các em
Nếu như chúng ta chỉ nhìn thấy nhưng lỗi thuộc về người lớn thì có lẽ nào chúng ta coi như các em trong những phòng thi này là kết quả của một quá trình mà thôi. Thiết nghĩ thì mọi chuyện không đơn giản như vậy. Việc các em trao đổi, nhìn bài nhau, trách nhiệm từ một phần giám thị nhưng phần lớn nữa là xuất phát từ ý thức của các em, các em đều đã lớn, chắc hẳn các em ý thức được rằng nếu mình vi phạm quy chế thi thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Việc các em không phải chịu trách nhiệm trong vụ việc trên có thể được so sánh như việc chúng ta tham gia giao thông, chúng ta đều biết ý nghĩa của các biển báo giao thông là như thế nào, nhưng nếu như ở nơi đâu không có cảnh sát giao thông giám sát thì chúng ta có thể thoải mái hành động, nếu cả xã hội chúng ta đang sống ai cũng có những suy nghĩ như vậy thì nề nếp, những giá trị quy chuẩn sẽ đi về đâu!
Giá trị của phương pháp khen thưởng trách phạt trong giáo dục
Rõ ràng các phương pháp giáo dục trong lý luận giáo dục có nhấn mạnh đến phương pháp khen thưởng, trách phạt, nếu các em làm đúng thì được khen thưởng nhưng nếu các em làm sai thì các em phải nhận những hình phạt tùy mức độ của sự việc để sau đó các em tự rút ra được những bài học cho bản thân. Nếu vô tình chúng ta quên thì đó là việc chúng ta dạy các em cách đỗ lỗi cho hoàn cảnh, yếu tố khách quan.
Các em đều đã là học sinh cuối cấp, chẳng bao lâu nữa các em sẽ bước vào cuộc sống, có em sẽ bước vào môi trường học tập mới nhưng nếu trong các em vẫn tồn tại những suy nghĩ về việc học và thi cử theo kiểu ăn may và phụ thuộc vào giám thị coi thi thì mọi chuyện thật đáng buồn. Các em cảm thấy an tâm khi những hành vi của mình mặc dù có vi phạm, mặc dù có sai nhưng cuối cùng cũng không phải nhận hậu quả, thêm một lần chúng ta tiếp tay cho những vi rút tiêu cực kí sinh trong nhân cách các em.
Tạm kết
Chỉ là một câu chuyện về việc tiêu cực trong thi cử ở Trường THPT Quang Trung nhưng đã dấy lên trong chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Giờ đây không chỉ là câu chuyện của chương trình, nội dung, phương pháp…mà còn thêm nhiều vấn đề nữa để cả xã hội chúng ta suy nghĩ về giáo dục ý thức cho học sinh.
Chúng ta nghĩ rằng vấn đề đó vĩ mô và những thành viên cốt cán của Bộ GD-ĐT xử lý, chúng ta có thể bàng quan trước những câu chuyện giáo dục. Tuy nhiên, nhân cách của mỗi
Thiết nghĩ tuổi mười tám chúng ta bắt đầu ý thức được hành động của mình sẽ dẫn đi theo hướng nào, nhưng qua câu chuyện về việc xử lý của Bộ Giáo dục - Đào tạo về tiêu cực tại kì thi tốt nghiệp tại trường THPT Quang Trung - Hà Nội đã dấy lên trong chúng ta rất nhiều suy nghĩ.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Mặc dù thí sinh có mắc lỗi nhưng trách nhiệm chính vẫn là do giám thị. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội đều thống nhất không xử lý thí sinh”.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra những quan điểm về việc không xử lý học sinh hoàn toàn có lý, nhưng có gì đó vẫn còn vướng mắc cho những người làm giáo dục, có nhiều học sinh cảm thấy không công bằng cho một kì thi quốc gia và thêm một vài vấn đề nữa chúng ta phải suy nghĩ.
Theo lý giải của Bộ GD-ĐT thì lỗi thuộc về giám thị coi thi trong những phòng này, điều này chúng ta không thể không thừa nhận, chúng ta đặt giả định: Nếu như thầy cô nghiêm túc làm đúng quy chế trong quy định về coi thi thì không dẫn đến viêc học sinh thoải mái quay bài trong khi thi, hay như việc nếu chủ tịch hồi đồng coi thi đi sâu đi sát thì sự việc tiêu cực đã không diễn ra. Nhưng tiếc rằng đó chỉ là giả định, còn các thầy cô coi thi đã không như vậy, vì thương các em 12 năm trời đèn sách mà không lấy được tấm bằng, vì thương cảm em nếu lỡ may trượt thì sẽ mất đi tương lai nên thầy cô vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm quy chế thi của các em, vì quá thương học sinh của mình nên giờ đây thầy cô phải chịu trách nhiệm của hành động của mình.
Lỗi thuộc về các em
Nếu như chúng ta chỉ nhìn thấy nhưng lỗi thuộc về người lớn thì có lẽ nào chúng ta coi như các em trong những phòng thi này là kết quả của một quá trình mà thôi. Thiết nghĩ thì mọi chuyện không đơn giản như vậy. Việc các em trao đổi, nhìn bài nhau, trách nhiệm từ một phần giám thị nhưng phần lớn nữa là xuất phát từ ý thức của các em, các em đều đã lớn, chắc hẳn các em ý thức được rằng nếu mình vi phạm quy chế thi thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Việc các em không phải chịu trách nhiệm trong vụ việc trên có thể được so sánh như việc chúng ta tham gia giao thông, chúng ta đều biết ý nghĩa của các biển báo giao thông là như thế nào, nhưng nếu như ở nơi đâu không có cảnh sát giao thông giám sát thì chúng ta có thể thoải mái hành động, nếu cả xã hội chúng ta đang sống ai cũng có những suy nghĩ như vậy thì nề nếp, những giá trị quy chuẩn sẽ đi về đâu!
Giá trị của phương pháp khen thưởng trách phạt trong giáo dục
Rõ ràng các phương pháp giáo dục trong lý luận giáo dục có nhấn mạnh đến phương pháp khen thưởng, trách phạt, nếu các em làm đúng thì được khen thưởng nhưng nếu các em làm sai thì các em phải nhận những hình phạt tùy mức độ của sự việc để sau đó các em tự rút ra được những bài học cho bản thân. Nếu vô tình chúng ta quên thì đó là việc chúng ta dạy các em cách đỗ lỗi cho hoàn cảnh, yếu tố khách quan.
Các em đều đã là học sinh cuối cấp, chẳng bao lâu nữa các em sẽ bước vào cuộc sống, có em sẽ bước vào môi trường học tập mới nhưng nếu trong các em vẫn tồn tại những suy nghĩ về việc học và thi cử theo kiểu ăn may và phụ thuộc vào giám thị coi thi thì mọi chuyện thật đáng buồn. Các em cảm thấy an tâm khi những hành vi của mình mặc dù có vi phạm, mặc dù có sai nhưng cuối cùng cũng không phải nhận hậu quả, thêm một lần chúng ta tiếp tay cho những vi rút tiêu cực kí sinh trong nhân cách các em.
Tạm kết
Chỉ là một câu chuyện về việc tiêu cực trong thi cử ở Trường THPT Quang Trung nhưng đã dấy lên trong chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Giờ đây không chỉ là câu chuyện của chương trình, nội dung, phương pháp…mà còn thêm nhiều vấn đề nữa để cả xã hội chúng ta suy nghĩ về giáo dục ý thức cho học sinh.
Chúng ta nghĩ rằng vấn đề đó vĩ mô và những thành viên cốt cán của Bộ GD-ĐT xử lý, chúng ta có thể bàng quan trước những câu chuyện giáo dục. Tuy nhiên, nhân cách của mỗi
Theo Mực Tím